Skip to content

Watchmen và Angels & Demons – Khi cứu cánh biện minh cho phương tiện

Bạn có thể hỏi, sự tương đồng của Watchmen Angels & Demons là gì, và liệu tôi có ý chi khi đặt cả hai tựa phim trong cùng một bài viết như thế này?

Câu trả lời là chỉ ở một cảnh – không dài – ở gần cuối cả hai bộ phim.

Watchmen là sự lựa chọn cái chết của Rorschach và sự lựa chọn giết chết của Adrian Veidt.

Thật sự, khi xem tới cảnh đối chất của Adrian Veidt, ai cũng ghét ông, nhưng không thể phủ nhận được là cách làm của ông rất có lí, và đó là cách “tốt nhất” để giải quyết vấn đề.
Đấy gọi là, khi cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Angels & Demons, là cảnh Giáo chủ thị thần Carlo Ventresca lí giải về việc tại sao chọn cách làm tiêu cực là khủng bố, để hướng tới một kết quả mà ông cho là tốt đẹp hơn. Cũng khó thể nói, ở hoàn cảnh như ông, trước nỗi đau đáu về việc khoa học hiện đại có thể phá vỡ các giá trị niềm tin về tôn giáo đã tồn tại hàng ngàn năm qua, cách làm như vậy mang lại kết quả không tồi. Điều này có thể thấy qua sự cuồng nhiệt và tin tưởng của số đông.
null

Đấy cũng gọi là, khi cứu cánh biện minh cho phương tiện.

Vậy, câu hỏi đặt ra là, khi nào thì có thể chấp nhận việc cứu cánh biện minh cho phương tiện?

Có vài số liệu khá thú vị về ai, trong lịch sử cận đại, đã giết nhiều người nhất, kết quả cho ra là

Marx-Lenin Russia USSR (1917-1987) 61,911,000
Hitler (1933-45) 20,946,000

nhìn vào số liệu này, có lẽ bạn đã hiểu điều tôi muốn nhắc đến.

Nếu sinh mạng con người là như nhau, thì liệu việc chủ nghĩa Marx-Lenin của Nga Xô ((cám ơn GS vì phần chỉnh sửa này)) giết 61 triệu người, so với Hitler giết 20 triệu người (không xét tới việc thời gian diễn ra là lâu hay mau), thì ai tội lỗi hơn?

Lẽ đương nhiên, việc của Liên Xô là cần làm, để ngăn chặn số người phải chết thêm vì chiến tranh, vì đế quốc, vì bóc lột.

Nhưng, liệu 61 triệu người, cứu cánh tuyệt vời ấy có thể biện minh cho việc này không?

Có thể có nhiều câu trả lời, đấy là cái lắc đầu đầy quả quyết, dù phải trả giá bằng mạng sống của mình như Rorschach, hay sự im lặng (vì cho rằng không gây ảnh hưởng gì?) của Robert Langdon. Mỗi cách trả lời đều có ưu điểm, đều có đúng hay sai, nếu không ở trong tình thế như vậy thì không thể đánh giá chính xác.

Hừm, đành gọi là tạm đồng ý với câu trả lời: cứu cánh có thể biện minh cho phương tiện, khi kết quả của nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, chứ không phải cho một nhóm người nào cả.

Nếu thế, thì xem như Adrian Veidt đã đúng, và Carlo Ventresca đã sai.

Chỉ bởi vì con người quá bất lực, không thể thay đổi mọi thứ, nên chỉ có thể chọn cái ít sai nhất mà làm thôi.

Mới xem Angels & Demons về nên lảm nhảm chút vậy.

B.l.u.e
.

8 thoughts on “Watchmen và Angels & Demons – Khi cứu cánh biện minh cho phương tiện”

  1. @GS: cám ơn đã góp ý

    Tuỳ thôi kưng, có nhiều thứ khi không thể chọn được cái tốt nhất, người ta phải chọn cái ít dở nhất.

    Về phương diện nào đó, cứu cánh có thể bào chữa cho phương tiện, khi mà cái cứu cánh ấy quá quá quá tốt đẹp. Như các cụ đã từng nói: không có vinh quang nào mà không có mất mát.

  2. quá cỡ nào cũng ko 😀

    Với tao thì tao sẽ không bao giờ lấy cứu cánh bào chữa cho phương tiện. Tao làm vì đó là việc tao muốn/cần làm thôi 😀

  3. Cá nhân tao, tao cũng luôn cho rằng mình sẽ là thế.

    Nhưng khi đánh giá sự việc, nếu ai đó dùng cứu cánh biện minh cho phương tiện (mà mang lại điều tốt đẹp), có lẽ tao cũng sẽ không chỉ trích.

    Đó có lẽ là lí do cả vạn người, mới được một người đủ tầm làm lãnh đạo 😀

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *